new_logo_fbd_v2
horeca_business_school

Gần ½ doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống sẽ phục hồi trong 6 tháng

Trước năm 2020, thị trường ngành thực phẩm - đồ uống (F&B) Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng hằng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%. Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025. 

47% doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống sẽ phục hồi trong 6 tháng

91% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành đã và đang đối mặt với bài toán sống còn. Năm 2020, có gần 48% số DN tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng không chịu tác động của đại dịch hoặc mức độ tác động không đáng kể. Tuy nhiên, sau đợt bùng phát hồi tháng 4 và đỉnh điểm hồi tháng 7-8 thì tỷ lệ DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng đã lên tới hơn 91%. 

Có rất nhiều vấn đề khó khăn mà DN ngành F&B đang đối mặt như logistics và phân phối. Có đến 91% DN gặp khó khi một số vùng kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội, kéo theo đó là đứt gãy nguồn lao động, nguyên vật liệu và cả chuỗi cung ứng... 

Khó khăn về logistics là nguyên nhân khiến cho dự báo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm nửa cuối năm giảm khoảng 30%. Cụ thể, thời gian và chi phí lưu kho tăng, dẫn đến tình trạng sản phẩm “quá date” trước khi đến tay người tiêu dùng do các mặt hàng này đều có thời gian sử dụng ngắn.

Picture1-4968-1636430970.jpg

 

Bên cạnh những khó khăn trên, khoảng 17% số DN F&B cho biết đang gặp thách thức về tính thanh khoản. Và ngay cả khi có lượng dự trữ tiền mặt lớn, các DN lớn trong ngành cũng gặp khó khăn khi duy trì tình trạng giãn cách xã hội. Hiện dòng tiền của 46% DN đã cạn, chỉ đủ để DN duy trì hoạt động từ 1-3 tháng nữa. 

47% DN sẽ phục hồi trong 6 tháng 

Đánh giá triển vọng ngành trong những tháng cuối năm 2021, 78% số DN cho rằng cuối năm kinh doanh sẽ khó khăn hơn, tăng gấp đôi mức 37% của năm trước. Dẫu vậy, có đến 80% DN trong ngành tỏ ra tin tưởng vào sự phục hồi nhanh chóng của Việt Nam sau đại dịch. 

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay khoảng 3,8%. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh đất nước vừa gồng mình chống dịch vừa phát triển kinh tế. 

Các đợt bùng phát dịch hiện nay dần được kiểm soát, tạo đà cho phục hồi kinh tế vào quý IV năm 2021. Giai đoạn phục hồi cũng sẽ được hỗ trợ bằng việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine diện rộng, với ít nhất 70% dân số trưởng thành được tiêm phòng vào giữa năm 2022, giúp ngăn ngừa những đợt bùng phát dịch mới. Do vậy, thời gian phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN F&B cũng được dự báo tích cực, với 47% số DN ước tính phục hồi trong 6 tháng, 33% số DN phục hồi từ 7-12 tháng và 13% phục hồi sau hơn 12 tháng. 

Picture2-9139-1636430970.jpg

Hiện tại, các DN xác định “sống chung an toàn với virus”, làm quen với với những đặc điểm mới của thị trường hình thành trong quá trình thích nghi với đại dịch bằng cách xây dựng cách làm việc linh hoạt, đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, áp dụng phương thức mới để phục vụ khách hàng, xây dựng bộ máy vận hành tinh gọn…

Tuy nhiên, sự thay đổi hành vi tiêu dùng tác động không nhỏ đến việc định hình thị trường F&B. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report cho thấy đại dịch đã dịch chuyển các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng. Trong đó, thực phẩm nhập khẩu và phần lớn nhóm đồ uống bị giảm trong chi tiêu hằng tháng. Một số nhóm sản phẩm có mức tiêu thụ tăng trong ngắn hạn sẽ giảm như thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tiện lợi, đóng gói…

Trước sự thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, các DN cần xây dựng thương hiệu mạnh bằng cách đồng thời phát triển 7 yếu tố là sản phẩm, đổi mới, môi trường làm việc, trách nhiệm xã hội, năng lực quản trị, khả năng lãnh đạo và kết quả kinh doanh. 

“Thời mà DN gây dựng uy tín chỉ dựa vào sản phẩm tốt đã qua rồi, ngày nay, việc định nghĩa DN của bạn là ai quan trọng hơn việc DN bạn bán gì”, một chuyên gia trong lĩnh vực quản trị thương hiệu nhận định. 

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

1
Bạn cần hỗ trợ?