new_logo_fbd_v2
horeca_business_school

Khởi nghiệp #02 - Kế hoạch kinh doanh

Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh là một khâu rất quan trọng trong quá trình khởi nghiệp, đồng thời bản kế hoạch kinh doanh cũng là một công cụ quan trọng giúp doanh nhân giám sát quy trình và theo dõi sự tăng trưởng trong kinh doanh. Cụ thể  một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nhân:

  • Thu hút các nhà đầu tư;
  • Xác định tính khả thi của tưởng kinh doanh;
  • Hình dung tốt về thị trường và sản phẩm;
  • Hình dung về cách thức tổ chức bộ máy và điều hành các lĩnh vực kinh doanh;
  • Xác định nhu cầu tài chính và cách thức quản lý an toàn các nguồn vốn;
  • Thu hút nguồn nhân lực tâm huyết và có chất lượng;
  • Giám sát hoạt động kinh doanh và chủ động trước các tình huống bất ngờ

Có rất nhiều cách viết bản kế hoạch kinh doanh, cũng như tùy từng mục đích mà các nội dung khác nhau sẽ được nhấn mạnh. Tuy nhiên một bản kế hoạch kinh doanh sẽ cần có các nội dung sau đây

  • Phần tóm tắt dự án

Phần tóm tắt dự án (Executive Sumary) là một trong những phần quan trọng nhất của một bản kế hoạch kinh doanh. Thông thường, phần tóm tắt dự án không dài quá hai trang chứa đựng những điểm chắt lọc, chủ yếu nhất của tất cả các phần còn lại của dự án. Đây sẽ là nội dung được đọc và phân tích đầu tiên với người thẩm định, đồng thời cũng là chủ đầu tư trong tương lai. Vì vậy nếu phần tóm tắt dự án được trình bày rõ ràng và thuyết phục thì sẽ gây ấn tượng trong hàng loạt các dự án khác cũng được nhà đầu tư xem xét và sẽ lôi cuốn người đọc các phần tiếp theo.

Do tầm quan trọng và tính tổng quát, phần này nên được viết cuối cùng nhằm giúp người viết dễ nắm bắt và trình bày những điểm trọng yếu của một vấn đề mình đã am hiểu sâu sắc.

Phần tóm tắt cần có ba nội dung:

Mục tiêu (Objective)

Nêu ra những mục tiêu tài chính và phi tài chính mà dự án nhắm đến như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất…

Sứ mệnh (Mission)

Hình ảnh mà công ty muốn tạo ra đối với khách hàng, những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ mang lại cho khách hàng những cam kết mà doanh nghiệp sẽ thực hiện

Nhân tố quyết định thành công (Keys to Success)

Những khác biệt mà doanh nghiệp sẽ đem lại so với các đối thủ cạnh tranh, những yếu tố đảm bảo mục tiêu đưa ra sẽ đạt được

  • Trình bày ý tưởng kinh doanh

Trình bày tóm lược những điểm chính về tưởng kinh doanh:

  • Nguồn gốc hình thành tưởng;
  • Cơ sở thực hiện tưởng;
  • Sự độc đáo, mới lạ của tưởng so với các sản phẩm dịch vụ hiện có trên thị trường;
  • Sơ lược về tính khả thi của tưởng kinh doanh;
  • Phân tích nhu cầu thị trường

Phần này đòi hỏi phải phân tích được các nội dung sau:

  • Quy mô thị trường hiện tại và xu hướng phát triển thị trường trong tương lai;
  • Các phân khúc thị trường;
  • Các đối thủ cạnh tranh hiện tại;
  • Các nhà cung cấp và phân phối;
  • Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu;
  • Mô tả sản phẩm / dịch vụ
    • Mô tả sản phẩm: (đặc tính, lợi ích, thành phần …);
    • So sánh với các sản phẩm dịch vụ hiện có trên thị trường;
    • Mô tả dịch vụ khách hàng kèm theo
    • Chỉ ra tính khác biệt, nổi trội (khả năng cạnh tranh) của sản phẩm, dịch vụ mới, hoặc của dịch vụ khách hàng;
  • Hoạt động marketing

Cần nêu rõ chiến lược sẽ sử dụng để khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Phần này sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng vào một kế hoạch khả thi và giúp doanh nghiệp định hướng rõ ràng trong việc bán các sản phẩm dịch vụ của mình

Phương thức bán hàng: các kênh phân phối dự kiến và cách tiếp cận các kênh phân phối này. Dự định bán hàng trực tiếp hay thông qua các đại lý, nhà phân phối,  môi giới …

Quảng cáo: Phương tiện quảng cáo dự định sử dụng (báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, internet, tờ rơi, quảng cáo ngoài trời, triển lãm) chi phí dự kiến; hiệu quả dự kiến; tài liệu bán hàng …

Khuyến mại: các chương trình khuyến mại (thời gian, chi phí, hình thức cụ thể…)

  • Công nghệ và tổ chức sản xuất
    • Xác định các trang thiết bị, máy móc cần thiết để tổ chức sản xuất và dự tính chi phí;
  • Việc tổ chức sản xuất, kinh doanh nên bắt đầu xây dựng từ quy mô vừa phải và trang thiết bị tối thiểu
  • Xác định thời gian sử dụng thiết bị để tính toán khấu hao hợp lý
    • Tổ chức bộ máy
      • Xác định hình thức pháp lý cho doanh nghiệp;
      • Xác định cơ cấu tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức quản trị;
      • Cơ cấu và yêu cầu đối với các thành viên nắm các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, có phương án cụ thể càng tốt;
      • Xác định kế hoạch tuyển dụng và sử dụng nhân sự;
      • Xây dựng chính sách nhân sự cho doanh nghiệp, trách nhiệm, quyền, lợi ích của cán bộ công nhân viên…
    • Tài chính
      • Đưa ra những giả định quan trọng làm cơ sở cho các nội dung phân tích tài chính sau này: số lượng khách hàng, doanh thu…
      • Phân tích dòng tiền ra, vào (1 – 3 năm);
      • Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh;
      • Phân tích điểm hòa vốn, lãi – lỗ dự kiến;
      • Dự kiến một số yếu tố thay đổi có thể làm thay đổi các chỉ số tài chính (biến động giá nguyên vật liệu, số lượng khách hàng thực tế, chi phí phát sinh …)
    • Rủi ro

Lường trước một số rủi ro có thể xảy ra và đề xuất phương án hạn chế thiệt hại

  • Phụ lục

Đưa vào đây tất cả những nội dung mà bạn cho là cần thiết nhưng không thể trình bày trong phần đề án Ví dụ:

  • Thông tin kinh tế xã hội quan trọng, có liên quan đến dự án;
  • Mẫu phiếu điều tra, tóm tắt kết quả điều tra thị trường;
  • Thông tin về đối thủ cạnh tranh;
  • Phương án công nghệ cụ thể (về mặt kỹ thuật …);

Nguồn: Lương Thu Hà

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

1
Bạn cần hỗ trợ?