Năm 2022 được cho là năm có những chuyển biến tích cực ở hầu hết các ngành với sự phục hồi nền kinh tế ngoạn mục sau đại dịch COVID. Đối với riêng ngành Dịch vụ F&B có sự chuyển dịch và phát triển vô cùng rõ rệch. Dẫn chứng rõ ràng nhất là ngày càng có nhiều nhà hàng, quán ăn được mở ra, đáp ứng nhu cầu ăn uống lớn của khách hàng.
Hãy cùng Reputa nhìn lại toàn cảnh về Ngành Dịch vụ F&B năm 2022 với Xu hướng thảo luận của người dùng về thị trường, Bảng xếp hạng các công ty và thương hiệu năm 2022, Top nội dung được nhiều người dùng quan tâm,... dưới lăng kính Social Listening.
1. KFC Việt Nam dẫn đầu Bảng xếp hạng Công ty Dịch vụ F&B năm 2022 phổ biến trên Mạng xã hội
Bỏ xa vị trí thứ 2 với Total Score gấp 2,8 lần, KFC Việt Nam đứng đầu Bảng xếp hạng Công ty Dịch vụ F&B năm 2022 theo mức độ phổ biến trên Mạng xã hội. Trong năm 2022, ở bất kỳ dịp lễ nào, KFC cũng đẩy mạnh truyền thông qua các cuộc thi và minigame, nhận về lượt tương tác khủng từ cộng đồng mạng. Đứng vị trí thứ 2 là Phúc Long. Trong năm 2022, ngoài việc liên tục cập nhật menu mới theo từng mùa, Phúc Long còn nổi bật lên với chiến lược mở rộng thương hiệu “Phúc Long Premium”, mang đến thiêt kế, trải nghiệm hoàn toàn khác so với các cửa hàng trước đây. Có mặt trong Top 3 Bảng xếp hạng này là The Coffee House. Từng đóng hơn 100 cửa hàng trong thời điểm dịch Covid, tuy nhiên trong năm 2022, để phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu mới của người dùng, The Coffee House tập trung chuyển đổi sang mô hình hoạt động theo hệ thống ki-ốt, chuyên phục vụ mang đi, giúp tôi ưu hoạt động kinh doanh.
Trong Bảng xếp hạng Thương hiệu Dịch vụ F&B, Chang – Morden Thai Cuisine là thương hiệu dẫn đầu Bảng xếp hạng năm 2022 với Total Score đạt 110,63 - gấp 2,2 lần vị trí thứ 2. Tuy chỉ vừa ra mắt 3 năm và có những hoạt động sôi nổi vào những tháng cuối năm, Cà Phê Ông Bầu có sự bức tốc mạnh mẽ, có mặt trong Top 2 Bảng xếp hạng. Với chiến lược mở rộng kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền, Cà Phê Ông Bầu đang ngày càng phủ rộng khắp cả nước. Có thể thấy, sau đại dịch COVID, các thương hiệu, kể cả các ông lớn như KFC, Phúc Long, The Coffee House,... liên tục áp dụng những chiến lược mới để phù hợp với tình hình hậu Covid cũng như tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu.
2. “Cà phê” là đồ uống được thảo luận nhiều nhất trên Mạng xã hội trong năm 2022
Mặc dù “Trà sữa” là thức uống hot được giới trẻ yêu thích với quy mô hằng năm lên đến 8.400 tỷ đồng, liên tục dẫn đầu về Top đồ uống được thảo luận nhiều trong những tháng cuối năm, nhưng trong năm 2022, “Cà phê” chính là cái tên dẫn đầu Top đồ uống được nhiều người dùng thảo luận với hơn 16 triệu thảo luận được nhắc đến. Đứng thứ 2 là “Nước ép” với 10 triệu thảo luận và “Trà sữa” đang nằm trong Top 3 với 6 triệu thảo luận. Có thể thấy, mặc dù trà sữa được nhiều giới trẻ ưa chuộng nhưng cà phê lại là thức uống được lòng ở hầu hết tất cả độ tuổi và như một phần thói quen mỗi ngày của hầu hết nhiều người.
3. Lên ký cùng Khoa, Bà chúa vỉa hè, Quan không gờ - Những KOLs mới nổi trong ngành Dịch vụ F&B
Sở hữu lợi thế với sức ảnh hưởng lớn trên Mạng xã hội, KOLs/Influencer đã và đang trở thành phương thức truyền thông trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, giúp các doanh nghiệp/nhà bán truyền tải thông điệp về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình đến người tiêu dùng dễ dàng và hiệu quả. Ngoài những KOLs quen thuộc trong ngành Dịch vụ F&B như Ninh Titô, Địa điểm ăn uống, Ăn sập Sài Gòn,... thì các gương mặt mới trong ngành như Lên ký cùng Khoa, Bà chúa vỉa hè, Quan không gờ,... cũng nhận về rất nhiều lượng thảo luận và quan tâm từ cộng đồng mạng. Các KOLs nổi bật trong năm 2022 vừa qua dựa theo điểm Active Rate Score - chỉ số active trên các kênh Mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok) có thể kể đến như: Quan không gờ, Bin Bun Nè, Lên ký cùng Khoa, Bà chúa vỉa hè,...
Theo chỉ số điểm tính trên phương diện Relevance Score - Chỉ số đăng bài có nội dung đúng Ngành hàng/Chủ đề trong tháng, các KOLs nổi bật có thể kể đến Foody.vn, Địa điểm ăn uống, Ăn sập Sài Gòn, Nothingtoeat,...
Sau 2 năm dịch Covid-19, cuộc đua giữa các thương hiệu ngày càng diễn ra rất sôi động. Giới chuyên gia dự báo, trong các quý tới, giá các nguyên vật liệu đầu vào chính có xu hướng điều chỉnh giảm. Do đó, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành sẽ có cơ hội tăng lên hoặc duy trì khả năng phục hồi vào năm 2023.
Đặc biệt, ngành F&B Việt Nam được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. Những dịch vụ ăn uống sẽ được mở cửa rộng rãi nhờ các chính sách kích cầu du lịch, thu hút du khách. Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh ngành nói riêng.
Nguồn: Reputa
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School