Có thể nói HORECA là một kênh phân phối, một nhóm khách hàng B2B có độ phủ thị trường rộng khắp đất nước, đem lại doanh thu và danh tiếng thương hiệu cho các nhãn hàng. Rất nhiều ngành hàng đang khai thác kênh phân phối này, họ đã và đang làm gì?
Chuỗi bài viết về kênh HORECA sẽ mang đến cho Marketer bức tranh toàn cảnh về kênh phân phối này. Có thể những ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 là không tưởng, nhưng với kinh nghiệm của mình, tôi tin kênh HORECA có khả năng hồi phục nhanh chóng.
HORECA là từ viết tắt của 3 nhóm HO – Hotel (Khách sạn), RE – Restaurant (Nhà hàng), CA – Catering/ Cafe/ Canteen (Dịch vụ ẩm thực/ Cafe/ Căn tin). Cũng có những khái niệm mở rộng như Hotel, Hospital, Office Building, Homestead, Restaurant, Catering, Café, Canteen, Casino, Cafeterier, Cinema, Car park, Airport, Station…
Đây có thể được xem là một trong những kênh phân phối có độ lớn hàng đầu trong rất nhiều ngành nghề kinh doanh như thực phẩm, đồ uống, FMCG, trang thiết bị, vật dụng và kể cả các loại hình dịch vụ hỗ trợ...
Trong mảng kinh doanh FMCG và F&B (Thực phẩm & Đồ uống), kênh phân phối được chia thành 2 nhánh chính: (1) On-premise hay On-trade được hiểu là khách đến địa điểm kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm tại chỗ và (2) Off-premise hay Off-trade được kiểu là kênh bán hàng nhưng không tiêu dùng tại chỗ. HORECA chính là thành phần quan trọng nhất của kênh On-premise.
Cách phân khúc các nhóm khách hàng kênh HORECA sẽ được xây dựng khá khác nhau tuỳ theo ngành hàng đang kinh doanh. Tuy nhiên, ở bài viết này, tôi chia sẻ đến cách phân nhóm phổ biến nhất là phân nhóm theo mô hình kinh doanh.
Từ phân nhóm trên tuỳ theo doanh nghiệp có thể tiếp tục phân loại thành 4 cách thức sau:
Nguồn: Thầy Đỗ Duy Thanh
Đánh giá
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School