fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school

Những cuộc chiến một mất một còn: \'Đại chiến\' ngã tư

Tuy nhiên, cuộc rượt đuổi bất phân thắng bại diễn ra suốt hơn 2 thập kỷ qua là cuộc đối đầu giữa 2 thương hiệu Lotteria và KFC.

"Kỳ phùng địch thủ" gà rán

Vào Việt Nam trước Lotteria 1 năm, KFC có lợi thế hơn khi nắm trong tay một số vị trí mặt bằng đắc địa, một lượng khách hàng hồ hởi làm quen với khái niệm "fast food" còn mới mẻ với đại đa số người tiêu dùng nội địa thời điểm đó, những năm 1997... Là kẻ đến sau nhưng thay vì né tránh, Lotteria đã chọn cách đối mặt trực diện với KFC, khởi động một cuộc chạy đua, rượt đuổi có thể nói là "vô tiền khoáng hậu" trên thị trường thức ăn nhanh suốt gần 2 chục năm qua kéo dài đến tận bây giờ. Đầu tiên phải nhắc đến là cuộc "đại chiến ngã tư" ở khắp các tỉnh, thành mà 2 thương hiệu này có mặt. Cứ Lotteria có mặt ở góc ngã tư này thì ở phía đối diện, KFC khai trương và ngược lại. Vì một lý do gì đó không thể "mặt đối mặt" thì chênh chếch gần đó, 2 ông lớn này vẫn phải "nhòm" thấy nhau.

Cùng phân khúc, logo cũng 2 màu trắng đỏ nên rất dễ nhận ra cuộc "rượt đuổi" bất phân thắng bại này ở nhiều ngã tư hay các con đường ở TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác. Không chỉ đại chiến ngã tư, 2 ông lớn này cũng "đại chiến" ngay trong các trung tâm thương mại, siêu thị. Cứ thấy KFC thì cách đó vài gian hàng chắc chắn sẽ có mặt Loteria. Bên này khuyến mãi vào thứ ba thì thứ tư bên kia ưu đãi khách hàng. Đơn cử như kem tươi. Khi mới bán, giá kem tươi của 2 thương hiệu này là 7.000 đồng/chiếc nhưng sau một thời gian, cả 2 cùng giảm xuống 3.000 đồng, duy trì nhiều năm đến tận bây giờ, như một giá trị tăng để lôi kéo khách hàng.

Cuộc đối đầu không khoan nhượng, không né tránh này làm "lu mờ" sự có mặt của khá nhiều thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng tham gia thị trường sau đó như gà rán Carl's Js.Hamburger, gà rán Popeyes (Mỹ); Papa's Chicken, Two, Two Fried Chicken (Hàn Quốc); gà rán Kokekokko- Chillli Hot & Spicy (Nhật Bản); Texas Chicken... dù các chất lượng và các chương trình ưu đãi của các thương hiệu này cũng không kém gì so với KFC hay Lotteria. Thực tế, cũng có trong tay một lượng khách hàng thân thiết nhưng hầu hết các thương hiệu đến sau đều không thực hiện mở rộng quy mô như kế hoạch đề ra một phần chủ yếu từ cuộc rượt đuổi "quá nhanh, quá nguy hiểm" từ 2 ông lớn trên.

Có mặt trước nên trong suốt thập niên đầu, KFC chiếm thị phần hơn hẳn nhưng theo thông tin trên website của 2 thương hiệu này tính đến thời điểm hiện tại, Lotteria có 210 cửa hàng ở 30 tỉnh, thành còn KFC là 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 21 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước. Và cuộc rượt đuổi này vẫn đang tiếp tục...

Khốc liệt bakery & café

Cao Thắng (Q.3, TP.HCM) có thể gọi là "con đường bánh ngọt" với các thương hiệu nội - ngoại "xếp lớp". Thực ra trước khi có mặt các thương hiệu ngoại, thị trường bánh ngọt trong nước cũng khá cạnh tranh bởi các thương hiệu nội như Kinh Đô, Đức Phát, Gival, Brodard, Hỷ Lâm Môn, ABC... Thế nhưng "đại chiến bánh ngọt" chỉ chính thức được châm ngòi với sự có mặt của Tous Les Jours năm 2007, khởi động trào lưu bakery & café (cửa hàng bánh ngọt và cà phê) tại thị trường Việt Nam.

 

Thực ra từ trước 1975, người Sài Gòn đã làm quen với mô hình này với Givral, Brodard. Thế nhưng Tous Les Jours mang một hơi thở hoàn toàn tươi mới khi bổ sung khu dịch vụ để các khách hàng thưởng thức bánh tại chỗ cùng phong cách phục vụ kiểu Hàn Quốc ngay lập tức thu hút nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Cũng như KFC và Lotteria, cuộc rượt đuổi trên đường phố và trong trung tâm thương mại ban đầu chủ yếu là các thương hiệu ngoại như Tour Les Jours (Hàn Quốc), Break Talk (Singapore), Paris Paguett (Hàn Quốc), Le Tokyo Baum (Nhật Bản), Dunkin’ Donuts (Mỹ)...

McDonald’s cùng với KFC, Lotteria tạo nên cuộc đua sôi nổi trên thị trường thức ăn nhanh Việt Nam. Ảnh: Reuters.

Có một sự trùng hợp của 2 thương hiệu Tous Les Jours và Paris Paguett là đều của Hàn Quốc nhưng rất nhiều người tiêu dùng vẫn lầm tưởng đây là các thương hiệu đến từ Pháp, xứ sở của các loại bánh do tên gọi đậm chất Pháp. Không biết trong thành công của 2 thương hiệu này tại thị trường Việt Nam có sự đóng góp của yếu tố "nhầm lẫn" này hay không nhưng với nhiều chuyên gia thị trường, đây là sự nhầm lẫn có tính toán của các ông chủ đến từ Hàn Quốc.

Cuộc so găng giữa các thương hiệu ngoại kéo theo sự thay đổi chóng mặt của thị trường bánh ngọt trong nước. Các thương hiệu bánh trong nước không còn bán bánh đơn thuần mà mở thêm không gian cà phê như K-Do Bakery & Café của Kinh Đô; ABC (Bakery - cafe ABC), Hỷ Lâm Môn (L’amour bakery - cafe), Sweet Home... Ngược lại, nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng cũng đẩy mạnh bán bánh ngọt như Starbucks, Coffee Bean, Highlands... Cuộc cạnh tranh khốc liệt đã khiến nhiều thương hiệu phải thu hẹp quy mô, một số dạt về vùng ven, có cả những thương hiệu âm thầm biến mất. Tất nhiên, song song đó là sự xuất hiện của những thương hiệu mới. Gần nhất đầu năm nay, Swan Bakery (một trong những thương hiệu nổi tiếng tại Nhật Bản) cũng chính thức có mặt tại Việt Nam với tên gọi Swan Café & Bakery.

Đường đua bakery & café vẫn còn rất nhiều dư địa nên cuộc rượt đuổi về ý tưởng, quy mô...vẫn tiếp tục với sự cạnh tranh khốc liệt ngày càng tăng.

Mai Ka
* Nguồn: Thanh Niên

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School