fnb_director_logo_2024_1000px
horeca_business_school

Văn hóa ẩm thực #5: Ẩm thực Miền Nam

1. Nét đặc trưng

Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v.

Đặc điểm nổi bật của khẩu vị Nam Bộ là cay, ngọt, chua. Để các vị này,  người Nam Bộ thường dùng ớt, me, đường cho vào trực tiếp để chế biến món ăn.

Món ăn miền Nam mang tính chất hoang dã và hào phúng. Cơm tay cầm, cá kho tộ, canh chua, lẩu mắm, bánh xèo…là món miền Nam qua thử thách của thời gian được khẩu vị cả nước chấp nhận cho là đặc sản. Cơm nấu trong nồi đất thêm tay cầm để tiện vừa ăn vừa di chuyển.

Cá kho trong tộ phản ánh cuộc sống tạm bợ của cảnh sống trên nương, trong những gian nhà lá.

Miền Bắc, miền Trung đều có món canh chua nhưng tô canh miền Nam khác hẳn về chất và lượng, thể hiện sự trù phú vô cùng của miền đất mới: nước thật chua, cá cắt khúc lớn, các loại quả thơm, cà chua, giá, đậu bắp, các loại rau thơm và ớt thật cay.

Lẩu mắm ngày nay đã là món ăn cao cấp. Trong lẩu có nhiều loại cá lại thêm thịt dọi, ốc, mực, đậu hũ…thể hiện đầy đủ nét hoang dã và hào phúng.

Miền Nam chấp nhận rộng rãi các món ăn nước ngòai vào. Nhưng cái hồn Việt vẫn sâu đậm trong mọi món ăn mà chúng ta rất dễ cảm nhận.

Nét đặc trưng lớn nhất trong bữa ăn của người Nam Bộ là sự đơn giản và dân dã. Họ chỉ cần một chút thức ăn (một con cá), ít mắm kèm thêm rau hái ở vườn là đủ cho một bữa ăn.

Một bữa nhậu chỉ cần trái xoài, bát nước mắm và bình rượu đế đủ cho vài người bạn. Người Nam Bộ rất ưa nhậu, họ uống bia, rượu nhưng ăn rất ít. Bữa ăn bao giờ cũng có đá lạnh (bía đá, rượu đá, trà đá…) và rau sống.

Trong ăn uống của người Nam. Cách ứng xử có vẻ thoải mái hơn niềm Bắc. Người niềm Nam dễ dàng chấp nhận lời mời đi ăn uống hơn và ăn uống không cầu kỳ, câu nệ như người miền Bắc.

Như vậy, món ăn của ba miền nước ta tuy có đôi chút khác nhau nhưng cở bản thống nhất trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.

2. Một số món ăn đặc trưng

2.1 Tắc kè xào lăn

Có thể nói ở vùng Đồng Tháp Mười có rất nhiều món ăn lạ lùng. Nào chuột, rắn, rồi đến cả tắc kè đều được chế biến thành các món ăn. Và điều đặc biệt là tất các các món ăn này đều ngon, độc đáo, được nhiều người biết đến. Thế mới thấy tài nghệ chế biến của những người đầu bếp ở nơi này.

Tắc kè xào lăn – đặc sản Đồng Tháp - Ẩm thực Đồng Tháp - Ẩm thực Miền Tây -  Blog tin tức du lịch ẩm thực tại Đồng Tháp -

Tắc kè vốn được biết đến như một vị thuốc dùng để ngâm rượu chữa bệnh rất quý, thì ở Đồng Tháp, tắc kè lại là nguyên liệu chế biến các món ăn ngon. Trong đó có món tắc kè xào lăn. Là một món ăn khá phổ biến ở trong vùng nên hầu như người dân nào của Đồng Tháp cũng biết công thức chế biến món tắc kè xào lăn.

Tắc kè được bắt về, chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi rồi cạo cho sạch vảy. Mổ và làm sạch tắc kè rồi chặt ra thành từng miếng vừa ăn, ướp thịt tắc kè với đại hồi, tiểu hồi và các loại gia vị khác. Bắc chảo phi tỏi cho thơm, đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp chảo thịt. Đun chảo thịt trên lửa liu riu, nêm gia vị cho vừa ăn và để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt dừa. Khi nước dừa sắc lại múc thịt ra đĩa rồi rắc đậu phộng (lạc) đập dập lên trên.

2.2 Cháo dậu xanh nấu với rắn hổ đất

Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ hành ở Đồng Tháp

Ở Đồng Tháp Mười rắn, rùa nhiều có tiếng. Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt rắn thành từng khúc dài khoảng tấc tây; đem hầm cho nhừ mới vớt ra. Sau đó, đổ gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm rắn. Cháo chín nêm nếm vừa miệng. Đem xé thịt rắn hổ đất nhỏ như thịt gà, trộn chanh, rau răm. Múc mỗi tô cháo cho vào một ít thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn đến đâu mát đến đó ... vì cháo đậu xanh rắn hổ đất làm mát gan, giải nhiệt !

2.3 Chuột nướng chao

Làm món chuột ướp chao nướng vỉ cũng đơn giản. Dùng nước sôi cạo sạch lông (có nơi người ta thui) hoặc lột da, móc ruột bỏ, chừa gan, tim, cắt bỏ đầu, để nguyên con hoặc chặt ra cỡ hai, ba ngón tay tùy theo chuột lớn, nhỏ. Kế đến nhúng thịt vào tô chao có ướp sẵn tiêu, tỏi, bột ngọt, ít muối ăn, tí nước mắm ngon cho thơm. Tìm được chao cũ thì rất ngon (chao đã sản xuất trên 6 tháng).

Thơm ngọt món chuột đồng nướng chao | VTV.VN

Bếp than được đốt cháy lên đỏ hồng. Gắp thịt chuột sắp lên vỉ nướng và trở đều. Khi nào thấy thịt chuột hơi tái màu, ta có thể phết thêm chao cho thấm và nướng tiếp; khi thấy thịt có mùi thơm và cháy sem sém rìa là thịt đã chín. Chuột ướp chao nướng vỉ chấm với nước tương giằm ớt hiểm xanh hoặc nước mắm chao mới đúng điệu và thật tuyệt vời! Có thể ăn kèm món này với rau thơm, đậu bắp nướng.

2.4 Ba khía ngâm muối

Ba khía muối ăn hoài không ngán - Ngôi sao

Ba khía là loại sinh vật sống ở ven sông, biển, hình dáng giống con cua, lớn hơn con còng. Ba khía bắt đem về rửa sạch, chú ý làm sạch mắt và miệng, rồi ướp ba khía với muối theo tỷ lệ thích hợp, bỏ vào khạp, đậy kín nắp lại. Khoảng một tuần lễ ba khía sẽ chín, lấy ra ăn với món nào cũng đều ngon. Lúc đem ba khía ra dùng, cần ngâm với nước sôi khoảng năm phút, tách yếm bẻ càng, bỏ tròng tô ướp tỏi, ớt, chanh, đường, bột ngọt cho thấm đều, bắt chảo phi mỡ, tỏi cho thơm rồi đổ ba khía vào chiên. Khi nào ăn, vắt chanh vào, ta sẽ có món ăn ngon, nhứt là ăn với cơm nguội, hết sảy !

2.5 Cá bống kho tiêu

Cách làm cá bống kho tiêu đơn giản tại nhà ngon đậm vị

Đây là cá bống trứng xuất hiện vào lúc mùa mưa dầm ở miệt đồng bằng Nam bộ. Chúng sống bám theo những dề lục bình trôi lềnh bềnh trên sông rạch theo con nước lớn, ròng. Loại bống trứng này nhỏ con, lớn lắm chỉ bằng ngón tay út, chúng ăn toàn bọt bèo trên mặt nước nên trong ruột không có chất dơ. Thông thường, người ta bơi xuồng kè theo mấy dè lục bình, dùng rổ xúc cá bống, hoặc là dùng đáy giăng trên sông. Mỗi lần kéo đáy vài ba ký cá tươi nhảy soi sói. Do không có tạp chất, nên cá bống đem về khỏi cần mổ bụng, chỉ để vào rổ, dùng lá chuối tươi chà xát cho sạch nhớt, bớt tanh, trộn với ít muối cho thấm đều cá, rồi rưới ít dầu hoặc mỡ, nước màu, xốc cho đều, bắc lên bếp chụm lửa liu riu. Ðặc biệt kho với nước mắm đồng, nêm đường, bột ngọt cho vừa ăn. Khi nước vừa cạn, rưới thêm mỡ hoặc dầu, rắc tiêu lên cho thơm. Ăn cơm với cá bống kho tiêu thật đậm đà tình quê hương ... rất hợp với cuộc sống dân dã.

Nguồn: Giáo trình Văn hóa ẩm thực

Đánh giá

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

1
Bạn cần hỗ trợ?