fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Quản trị thương hiệu » Logo các thương hiệu nổi tiếng đều dùng một typeface
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Logo đáng ra phải là yếu tố nhận diện mạnh mẽ, thể hiện được cá tính độc đáo, duy nhất và đại diện cho thương hiệu. Tuy nhiên, logo hiện tại của hầu hết các thương hiệu lại đang trở nên na ná nhau, không thực sự đặc biệt hay khác biệt so với các thương hiệu khác.

Tại sao các thương hiệu lại quyết định loại bỏ những yếu tố nhận diện nổi bật để theo đuổi phong cách đơn giản và có phần “nhạt nhòa” này? Hãy cùng Rubyk tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Sự xâm chiếm của font chữ Sans Serif

Một xu hướng bắt đầu xuất hiện trong thiết kế logo vào khoảng năm 2017-2018, thể hiện qua việc nhiều thương hiệu quyết định loại bỏ những yếu tố độc lạ, đặc thù và cá tính riêng để thay thế bằng typeface Sans Serif đơn giản.

Điểm qua một vòng logo của các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Nike, adidas, Chanel, Louis Vuitton, Gucci... bạn sẽ thấy họ thường dùng các biến thể của typeface Sans Serif như Future hay Helvetica trong thiết kế của mình.

Font chữ của một số thương hiệu thời trang nổi tiếng.
Nguồn: SlamHype

Xu hướng này bắt đầu từ các thương hiệu thời trang, khi họ dần bỏ đi những yếu tố mang tính biểu tượng trong logo để chuyển sang một phiên bản đơn giản và rất giống với font chữ Sans Serif. Lĩnh vực công nghệ cũng nhanh chóng thay đổi ngay sau đó, nhưng họ vẫn giữ lại màu sắc nhận diện trong logo hoặc thay đổi rất ít.

Các thương hiệu công nghệ cũng thay đổi logo theo hướng đơn giản và gọn gàng hơn.

Sự khác biệt giữa Serif và Sans Serif

Serif và Sans Serif là hai typeface vô cùng quen thuộc với dân thiết kế. Tuy nhiên, với những người mới nhập môn, chúng có thể gây nên nhiều bối rối.

Các nét thẳng hay nét nhỏ ở trên thành phần của chữ được gọi là Serif hay còn được biết đến với tên gọi “chữ có chân”. Ngược lại, các kiểu chữ không có yếu tố “serif” được gọi là “chữ không chân” San Serif.

Phân biệt typeface Serif và Sans Serif.

Mặc dù sự đơn giản của font chữ Sans Serif khiến chúng dễ đọc và linh hoạt hơn nhưng nó cũng có nhược điểm. Vì không có các chi tiết và tính năng bổ sung, font Sans Serif có ít tùy chọn để trở nên khác biệt, mặc dù có thể thay đổi các yếu tố liên quan như chiều cao, độ lớn và độ nghiêng.

Những logo cùng sử dụng typeface Sans Serif sẽ trông rất giống nhau. Đặc biệt, khi bạn chuyển logo sang màu trắng đen, bạn sẽ thấy một biển logo giống hệt nhau, điều này trái ngược với những gì mà một logo nên có. Mục đích của logo là giúp khách hàng có thể nhận ra ngay lập tức, với sự khác biệt, dễ nhớ và truyền tải được các giá trị của thương hiệu (nếu có thể).

Vậy đâu là lý do các thương hiệu lựa chọn Sans Serif?

Thân thiện hơn

Sau quá trình phát triển từ những công ty khởi nghiệp thành những thương hiệu lâu đời, mục tiêu của họ cũng chuyển dần từ cố gắng tạo ấn tượng và nổi bật thành một phần đáng tin cậy trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng. Và việc sử dụng typeface quen thuộc như Sans Serif là một cách để đạt được điều này.

Tuy nhiên, sự chân thành và phong cách riêng đã được xác định từ khi thương hiệu thành lập và điều này đã được khách hàng tiếp nhận. Việc thương hiệu mở rộng và có mục tiêu khác có thể trở thành một điểm hạn chế. Logo nên đơn giản, nhưng phải đơn giản theo cách dễ nhớ và tạo được ấn tượng riêng.

Tiện ích hơn

Typeface Sans Serif dễ nhìn, dễ đọc và tạo cho người đọc cảm giác trẻ trung, hiện đại và thoải mái hơn hẳn. Sans Serif phù hợp sử dụng cho các ấn phẩm online, slide thuyết trình, các trang web… Sự linh hoạt của typeface này giúp thương hiệu dễ dàng đáp ứng được các xu hướng thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Các biến thể của Sans Serif thường thấy và được sử dụng phổ biến gồm có: Arial, Helvetica, Franklin Gothic, Futura… Những font chữ này có thể được nâng cấp để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Thương hiệu không chỉ là logo

Một thương hiệu không chỉ được xác định bởi logo mà còn bởi sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp cho người dùng. Nhiều người cho rằng các logo có thể trông giống nhau, miễn là những giá trị mà chúng cung cấp là hoàn toàn khác biệt và mang lại hiệu quả. Trước đây, các nhà thiết kế sẽ tìm kiếm concept khi thiết kế logo, nhưng điều đó không cần thiết nữa khi “Thương hiệu” chính là concept.

Khi một số thương hiệu trở nên quen thuộc, nhu cầu về một logo dễ nhận biết gần như không còn quá lớn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ nên loại bỏ những điểm tạo nên dấu ấn của riêng mình. Chẳng hạn, Nike không thể thay thế dấu Swoosh của họ chỉ bằng dòng “NIKE” Sans Serif được, bởi đó là biểu tượng đặc trưng của Nike mà mỗi khi nhìn thấy ai cũng biết.

Kết

Hướng tới sự đơn giản, dễ đọc là tốt nhưng các thương hiệu đã mất hàng thập kỷ để tạo được bản sắc riêng và có được sự ghi nhận của người dùng. Vì vậy đừng vội vàng vứt bỏ điều đó chỉ để cố gắng chạy theo xu hướng, nếu bạn không muốn rơi vào tình huống như hình ảnh dưới.

Trong số này có một sản phẩm là thật.

Rubyk Agency

Trích dẫn

Nghệ thuật CX: Kết hợp Gamification & Dữ liệu tạo trải nghiệm vượt trội Brandsvietnam gửi lúc 20-07-2023 10:01:34

Cách làm logo miễn phí giống Vinamilk trong 1 nốt nhạc Brandsvietnam gửi lúc 17-07-2023 10:24:28

Branding là gì? Xây dựng thương hiệu như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 17-07-2023 10:22:40

3D Blender trợ thủ sáng tạo của bạn Brandsvietnam gửi lúc 17-07-2023 10:13:33

Thần thoại Hy Lạp trong marketing: 7 thương hiệu được truyền cảm hứng từ các vị thần Brandsvietnam gửi lúc 17-07-2023 10:12:31

Top 10 website tạo logo miễn phí tốt nhất 2023 Brandsvietnam gửi lúc 17-07-2023 10:11:34

Gặp gỡ Quý ông tuổi Mão - Nhà thiết kế Hà Duy: Gia đình là điểm tựa cho cuộc sống an yên Brandsvietnam gửi lúc 17-07-2023 10:10:44

Case Study #3. Ngành Thời Trang Chạy Đua Nhận Diện Thương Hiệu Với Các Shop TMĐT Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:27:06

Case Study #2. Ngành Công Nghệ Viễn Thông, Nâng Tầm Thương Hiệu Cục Tần Số Việt Nam Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:26:05

Case Study #1. Ngành Du Lịch Đón Đầu Xu Hướng Phát Triển Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:25:16

Ra mắt nhận diện thương hiệu Master Bảo Anh Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:24:39

Vũ Digital và hành trình thiết kế thương hiệu hải sản KINGFISH Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:24:01

Tâm lý học font chữ và cách lựa chọn font chữ phù hợp với thương hiệu Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:22:11

Mascot (linh vật) là gì?Vai trò của mascot trong marketing Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:21:40

Thiết kế tốt mang lại hiệu quả kinh doanh như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:21:04

Phân tích thiết kế bao bì: Rượu John Walker & Sons XR 21 năm tuổi- phiên bản Pháp Lam Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:20:26

Bắt kịp thời đại với xu hướng thiết kế website 2023 không thể bỏ qua Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:19:28

CABE x C.DAM: Tuần lễ nghệ thuật tôn vinh chất liệu quá khứ mang tầm nhìn tương lai Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:18:52

Character Marketing - giải pháp toàn diện cho thương hiệu Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:18:08

Sử dụng Brand Mascot để xây dựng tính cách thương hiệu Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 06:17:44

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School