Được biết đến đầu tiên qua bộ sưu tập “Những chiến binh ở Yoshiwara” lọt Top 6 cuộc thi Vietnam NewGen Award của Harper's Bazaar Việt Nam, vào tháng 6 năm 2022, nhà thiết kế Cường Đàm đã ra mắt thương hiệu C.Dam mở màn với bộ sưu tập “Inflowing”. Trong Tuần lễ nghệ thuật cùng tên đưa C.Dam tới công chúng và giới mộ điệu tại Hà Nội, CABE Studio đã góp mặt với vai trò sáng tạo ý tưởng, thiết kế không gian, sculpture và visual cũng như giám sát chất lượng dự án.
Hành trình tìm kiếm "Hạt mầm gửi tương lai"
Được thành lập vào năm 2020, CABE là một studio chuyên về các giải pháp thiết kế và sáng tạo trong xây dựng thương hiệu, quảng cáo và giải trí. Ba năm gia nhập thị trường cũng đủ để CABE chứng minh khả năng thích nghi để sáng tạo không giới hạn trên đa chủ đề, với danh sách khách hàng trải dài nhiều lĩnh vực: Hennessy, Garena, Space Speakers, 1989s Entertainment, Unilever, MA Espresso & Bar… Trong đó, Tuần lễ thời trang Inflowing với nhà mốt Cường Đặng là một minh chứng không thể phủ nhận cho nỗ lực ngày càng khẳng định tên tuổi của CABE.
“Văn hóa Việt Nam, ý tưởng, ngôn ngữ hình ảnh, bày trí, sculpture, visual và thiết kế không gian - tất cả trong một - đó là những tưởng tượng của tôi về một chiến dịch hoàn hảo mà nhãn hàng có thể tiếp cận khách hàng của mình. Với khả năng tưởng tượng không giới hạn và sáng tạo từ đa chất liệu, tôi nhìn thấy một Việt Nam ở thì tương lai rất siêu thực trong những mẫu thiết kế của C.Dam. Qua show thời trang lần này, tôi mong muốn cùng C.Dam truyền tải tất cả hình dung trên một cách cô đọng nhất nhưng cũng đầy tính nghệ thuật đến khán giả,” Cao Hoàng Long, Founder của CABE Studio chia sẻ.
“Inflowing” (Hướng tâm) là hành trình đi sâu khám phá các tầng nghĩa văn hóa hay chính cội nguồn của mỗi người dân Việt. Trong quá trình tìm kiếm một chất liệu truyền thống làm ý tưởng lớn, CABE đã nhìn ra rất nhiều hình elip khi quan sát các mẫu phác thảo của 39 thiết kế trong bộ sưu tập.
Ý tưởng về "hạt thóc" dần nhen nhóm. Câu chuyện ngày một gợi mở hơn khi hạt thóc chính là biểu tượng quan trọng của nền văn minh lúa nước, nơi chứa đựng tất cả nguồn cảm hứng của nhà thiết kế Cường Đàm: áo yếm, quang gánh, nón quai thao, hạt gạo làng....
Trải qua ngàn đời, hạt thóc vẫn tồn tại gắn liền với đời sống người dân Việt như một phần không thể thiếu. Giống như cách C.Dam phóng chiếu những chất liệu truyền thống và đường nét Á Đông, Việt Nam qua thiết kế đậm chất futuristic, CABE trăn trở hình ảnh “hạt thóc” có thể đi xa đến đâu.
Hạt thóc hiện diện qua clutch trên tay người mẫu, chiếc khuy trên trang phục, hay miếng ốp tô điểm độc đáo vòng một trong bộ sưu tập “Inflowing”. Tại sao không phải một "phi thuyền" có dáng hình quá khứ và hiện tại tạo bước nhảy tương lai mang theo tầm nhìn thời trang và triết lý bảo tồn giá trị truyền thống nguyên bản của nhà thiết kế? CABE đã thực sự chế tạo một phi thuyền như vậy.
Ứng dụng của “hạt mầm” trong Tuần lễ nghệ thuật “Inflowing”
Để truyền tải câu chuyện “hạt mầm” tương lai một cách trọn vẹn, 3 không gian trải nghiệm chính giành cho khán giả được dàn dựng công phu gồm: dòng thời gian - quá trình phát triển của nhà thiết kế Cường Đàm, cánh đồng - nơi khởi đầu của những ý tưởng và concept, hạt mầm - không gian gửi tương lai.
580 là số hạt thóc trong logo “Inflowing”. Hạt thóc không chỉ là phi thuyền, hạt thóc còn là ngôn ngữ truyền tải thông điệp giao tiếp giữa C.Dam với khán giả.
Những hạt thóc thật mang theo mùi hương và bề mặt mộc mạc khi chạm vào được bỏ trong bao đựng thiệp mời. Biểu tượng phi thuyền đúc bạc khắc logo “Inflowing” cũng lập tức thu hút sự chú ý và gây ấn tượng với người nhận.
Thiệp mời điện tử tái hiện khung cảnh buổi photoshoot trong không gian 3D.
Khung cảnh làng quê Việt Nam trở nên siêu thực với hình ảnh trang phục C.Dam.
Nhiều hơn một runway, “Inflowing” là một "màn trình diễn nghệ thuật"
Dù thời gian chuẩn bị chỉ vỏn vẹn chưa đến ba tháng, song CABE Studio đã thành công trong việc hình tượng hóa thông điệp về sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại thành mà thương hiệu C.Dam mong muốn. Điều này đã được thể hiện rõ rệt qua “key visual” chiếc phi thuyền hình hạt thóc cùng “key message” hạt mầm gửi tương lai.
“Với sự đồng hành của đội ngũ CABE Studio, ‘Inflowing’ đã được truyền tải một cách trọn vẹn và đầy đủ ý niệm, gây được ấn tượng với giới mộ điệu và chuyên gia hàng đầu trong ngành. Tôi tin rằng CABE Studio sẽ còn tiến xa hơn nữa trên hành trình sáng tạo và trở thành một trong những đại diện tiêu biểu của Việt Nam thời đương đại!” - Nhà thiết kế Cường Đàm nhận định.
Như một bản giao hưởng cất lên khi phi thuyền hạt thóc thực hiện bước nhảy xuyên không, các yếu tố ánh sáng, chất liệu, người mẫu, visual… được hoà quyện nhuần nhuyễn nhanh chóng mê hoặc khán giản. Bên cạnh CABE và đội ngũ C.Dam, show diễn còn có sự chỉ đạo tài tình của đạo diễn chương trình Thành Chu, đạo diễn catwalk Tuyết Lan và giám đốc nghệ thuật Vic Lee.
Đúng 7 giờ 30 phút, phi thuyền hạt thóc đáp xuống Trung tâm nghệ thuật đương đại VCCA. Từ phi thuyền, người mẫu bước ra khoác trên mình các thiết kế Inflowing. Trong sự chuyển động đầy ngụ ý của sắp đặt ánh sáng, nghệ sỹ Ngô Hồng Quang biểu diễn nhạc cụ dân tộc ở giữa đường băng thể hiện giá trị dân tộc là cảm hứng cốt lõi của C.Dam.
Show diễn còn có sự góp mặt của các ca sỹ, fashionista… và nhận được không ít lời khen "có cánh" từ nhà thiết kế và giám đốc sáng tạo trong ngành.
Nghệ thuật sắp đặt tại triển lãm
Sự thành công của Tuần lễ thời trang ‘Inflowing’ là thành quả đáng tự hào của nhiều cá nhân, tổ chức tham gia. Qua dự án, CABE Studio đã định vị được hướng đi về visual của mình một cách rõ ràng, cũng như từng bước khẳng định rằng chính năng lực sáng tạo, nỗ lực không ngừng nghỉ và niềm đam mê lớn chính là yếu tố giúp CABE đứng vững trong thị trường sáng tạo đang phát triển với tiêu chuẩn ngày càng cao tại Việt Nam.