fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Chiến lược & Định vị » Chiến lược đến Thực thi #8: “Đổi mới” không đợi một ai
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Trong kinh doanh, đứng yên không phải là ổn định mà chính là tụt hậu. Do đó, thương hiệu muốn vững bước trong thị trường cần không ngừng “đổi mới”.

Concept: Đổi mới liên tục – Chìa khóa thành công của quản trị thương hiệu

Trung Quốc tự hào với tứ đại phát minh làm thay đổi thế giới là giấy, thuốc súng, in ấn và la bàn, nhưng những đổi mới hiện đại như sản xuất giấy, súng ống, kỹ thuật in offset và hệ thống định vị GPS lại xuất phát từ phương Tây.

Cải cách tạo nên giải pháp hoặc công cụ để giải quyết vấn đề. Thế nhưng những điều mới mẻ thường tiềm ẩn rủi ro. Vì thế, nhiều thương hiệu có vẻ “cảnh giác” với việc nắm bắt cơ hội và duy trì mãi một công thức thành công cho đến khi chúng không mang lại hiệu quả nữa.

Hầu hết các công ty đều muốn giữ nguyên hoặc tăng giá sản phẩm ngay khi có thể, IKEA lại giảm giá định kỳ các mặt hàng có sẵn và quảng cáo chúng với tên gọi “New Low Price”. Có lẽ việc bán phá giá của IKEA được xem là khác thường nhưng lại khá thông minh. Và động lực thúc đẩy cho những chiến lược “phá cách”, mang tính mạo hiểm như vậy là nhờ khả năng hiểu biết sâu sắc và cam kết không ngừng đổi mới.

Việc bán phá giá của IKEA được xem là khác thường nhưng lại khá thông minh.
Nguồn: The Wall Street Journal

Hay trong nhiều thập kỷ, Intel liên tục giới thiệu các sản phẩm mới khiến những sản phẩm cũ của họ trở nên lỗi thời trước khi đối thủ cạnh tranh kịp tung ra các mẫu mới hơn.

Trong bối cảnh ai nấy đều đưa ra các giải pháp vượt trội, thì những thương hiệu không đổi mới sẽ đối mặt với nguy cơ tụt lại phía sau.

Đơn cử như máy ảnh kỹ thuật số bị lấn át bởi smartphone; YouTube đang dần vượt mặt truyền hình truyền thống; giao dịch bằng ứng dụng ngân hàng điện tử mà không cần đến trực tiếp ngân hàng; Netflix khuynh đảo ngành công nghiệp làm phim; báo giấy bị áp đảo trước Facebook, Instagram; người dùng ngày một ưu ái thực phẩm đóng gói, ứng dụng giao đồ ăn hơn là đến hàng quán; sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee thành xu hướng chủ đạo ngành bán lẻ; Apple Pencil, Galaxy Note trở thành công cụ văn phòng thời 4.0…

Và đây chỉ là một vài dẫn chứng về tiến bộ công nghệ khiến sản phẩm trước đây trở nên lỗi thời. Do đó, các thương hiệu phải tiếp tục đổi mới để dẫn trước đối thủ cạnh tranh.

Nguồn: BAEMIN

Practice: 8 bước chinh phục ý tưởng mới

Tuy vậy, đổi mới cũng cần phải kinh qua một số bước hoặc quy trình quan trọng thì mới có thể đưa ra được ý tưởng, sản phẩm/ dịch vụ mới đến thị trường. Dưới đây là một số bước mà tôi cho là quan trọng khi phát triển ý tưởng mới:

1. Tìm kiếm vấn đề hoặc nhu cầu: Đó có thể là một “lỗ hổng” của thị trường hoặc cơ hội để cải thiện một sản phẩm hoặc dịch vụ đã có trên thị trường.

2. Nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin: Sau khi xác định vấn đề hoặc nhu cầu, thương hiệu tiến hành nghiên cứu và thu thập thông tin để hiểu hơn về thị trường và nhu cầu của khách hàng. Hay nói cách khác, thương hiệu cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, xem xét phản hồi từ khách hàng và nhận biết được các xu hướng.

3. Sử dụng các kỹ thuật tư duy sáng tạo như brainstorming nhằm đưa ra nhiều ý tưởng về cách giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu.

4. Đánh giá ý tưởng và sắp xếp thứ tự quan trọng: Hãy xem xét các ý tưởng đề xuất và đặt những ý tưởng tốt nhất ở đầu danh sách theo tiêu chí: tiềm năng tác động, khả năng thực hiện và nguồn lực cần thiết.

5. Tạo mô hình hoặc mẫu thử của những ý tưởng tốt nhất và thử nghiệm với khách hàng để thu thập phản hồi và tìm những điểm cần cải thiện.

6. Tinh chỉnh và cải tiến: Dựa trên những đúc kết từ quá trình thử nghiệm, hãy tinh chỉnh và cải tiến các nguyên mẫu cho đến khi tìm ra một giải pháp khả thi.

7. Ra mắt và tiếp thị: Ra mắt giải pháp hoàn chỉnh sau thử nghiệm với một kế hoạch tiếp thị phù hợp để tiếp cận đúng người tiêu dùng.

8. Quan sát và đánh giá: Thương hiệu cần theo dõi mức độ được đón nhận của sáng kiến và đánh giá thành công dựa trên mức độ hoàn thành mục tiêu. Hãy tiến hành thay đổi và cải tiến cần thiết để duy trì hiệu quả.

Tóm lại, trên đây là những gợi ý của tôi nhằm giúp thương hiệu tạo ra những ý tưởng mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dẫn trước so với đối thủ cạnh tranh và ngày càng phát triển.

Vấn đề hoặc nhu cầu có thể là một “lỗ hổng” của thị trường hoặc cơ hội để cải thiện một sản phẩm/ dịch vụ đã có trên thị trường.

Example: Những thương hiệu nổi bật nhờ ý tưởng mới

1. Ở các cửa hàng Amazon Go, khách hàng có thể đi vào cửa hàng, lấy hàng và trở ra mà không cần trải qua quy trình thanh toán truyền thống. Các cửa hàng sử dụng kết hợp cảm biến, camera và thuật toán để theo dõi những sản phẩm khách hàng lấy và tự động tính tiền từ tài khoản Amazon của họ. Điều này giúp việc mua sắm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2. Pampers là một thương hiệu baby-care nổi tiếng với những cải tiến mới về sản phẩm. Tã giấy của Pampers không chỉ là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của thương hiệu, mà còn góp phần thay đổi ngành hàng chăm sóc trẻ em. Thương hiệu đã thêm các chi tiết như lớp co giãn ở đùi, băng dính và thiết kế siêu mỏng cho tã giấy giúp trẻ em cảm thấy thoải mái hơn và các bậc phụ huynh cũng dễ sử dụng hơn. Pampers cũng có dòng tã giấy "thông minh" với cảm biến thông báo cho phụ huynh biết khi bé cần thay tã. Ý tưởng mới này đã được thị trường đón nhận tích cực.

3. Netflix đã cơ bản làm thay đổi quy trình sản xuất, phân phối chương trình truyền hình, cũng như thói quen thưởng thức phim của người xem thông qua việc (1) ra mắt nền tảng phát trực tuyến hoàn toàn mới và (2) phát hành các series gốc như “Stranger Things” và “The Crown”.

 

Nguồn: brandsvietnam

Trích dẫn

Cách đo mức độ brand awareness: Từ tiếp cận đến nhận diện Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:24:32

Cách tạo dựng thương hiệu nổi bật Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:23:59

Doanh số ~12 Tỷ/Tháng từ 2014 nhờ tập trung phân tích insight khách hàng? TIN ĐƯỢC KHÔNG? Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:23:30

“7 chiến lược làm chủ thế giới” và cơ hội cho chúng ta – theo Andreas Ekström Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:40:43

Tài trợ Thương hiệu #8: Star Kombucha – Miss Grand Vietnam và hành trình khuyến khích thói quen “Sống Trendy Uống Healthy” Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:05:11

Các chiến lược gia tăng mức độ bao phủ thị trường hiệu quả Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:04:33

Thương hiệu mỹ phẩm có nên tổ chức show diễn runway? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:04:04

Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân cho CEO trên Facebook Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:02:37

Cách xây dựng Ideal Customer Profile (ICP) cho các công ty B2B SaaS Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:01:09

Kết hợp OKRs với lương thưởng: Các lưu ý và cách triển khai Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:58:59

“7 chiến lược làm chủ thế giới” và cơ hội cho chúng ta – theo Andreas Ekström Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:58:17

Các loại hình nghệ thuật Marketing xã hội nổi bật trong bối cảnh thời đại số Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:57:32

Chiến lược thu hút người dùng Việt Nam của Duolingo Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:57:08

“Ông trùm” Spotify làm giàu nhờ “chèn ép” nghệ sĩ? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:56:39

Mạng lưới ký ức quan trọng với thương hiệu như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:56:10

OKR & Google: Google đã triển khai OKR thành công như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:55:33

Xây Dựng Thương Hiệu Hiệu Quả - Một ý kiến của tôi Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:55:04

Marketers có cần hiểu về Tài chính Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:54:23

Cách Đo Mức Độ Brand Awareness: Từ Tiếp Cận Đến Nhận Diện Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:53:59

Reuters: Tham vọng của Indonesia đối với sự chuyển đổi xanh của nền kinh tế Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:53:32

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School