Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, không chỉ là đội ngũ nhân viên hùng hậu mà còn là người lãnh đạo tài ba có khả năng chèo chống đưa con thuyền doanh nghiệp của mình đến với bến bờ thành công. Nếu như nhân viên và người lao động là những người trực tiếp quyết định đến doanh thu thì người lãnh đạo lại là người gián tiếp làm ra điều đó nhờ vào khả năng định hướng, dẫn dắt và tạo động lực phát triển toàn diện trong doanh nghiệp.
Bán hàng đa kênh OmnichannelBạn khó kiếm soát số lượng hàng hóa còn bao nhiêu. Bạn hay tư vấn nhầm cho khách sản phẩm hết hàng? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc sử dụng Sapo Omnichannel quản lý hàng tồn kho chi tiết, tự động hoàn toàn
Xem ngay
Thực tế thì không phải ai cũng có khả năng trở thành một người lãnh đạo tốt. Nó thể hiện ở chỗ có nhiều doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có không ít doanh nghiệp bị phá sản chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động. Mặc dù không thể đổ hết trách nhiệm cho những người cầm cân nảy mực nhưng họ lại là người góp một phần lớn trong đó. Tuy nhiên thì tài năng lãnh đạo cũng không phải là bẩm sinh mà nó cần được học tập, tích lũy kinh nghiệm dần dần.
Vậy liệu bạn đã thực sự là một người lãnh đạo tốt trong doanh nghiệp của mình hay chưa? Dù câu trả lời có như thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên đọc 9 cách để trở thành một nhà lãnh đạo tốt sau đây. Chúng tôi tin chắc rằng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc của mình.
Xem thêm: 6 đặc điểm luôn có của một doanh nhân thành công
1. Khuyến khích nhân viên trao đổi thẳng thắn quan điểm với bạn
Hình 1: 9 cách để bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt
Hầu hết các công ty hiện nay đều gặp chung một rắc rối, đó là nhân viên thường e dè trong việc nói thật quan điểm của mình bởi họ sợ những người lãnh đạo, sợ phải đối diện với “quyền lực” của người lãnh đạo trong công ty. Là một người đứng đầu, bạn nên nhớ rằng: nếu như tất cả mọi người luôn đồng tình ủng hộ và ca ngợi tất cả những hành động của bạn trong công việc thì đó không phải là điều đáng mừng mà là một mối nguy hiểm đang rình rập.
2. Không quản lý những chuyện nhỏ nhặt
Nói cách khác là bạn cần biết cách phân quyền bởi một mình bạn không thể nào quản lý hết được tất cả các đầu công việc lớn nhỏ trong công ty. Thay vì quá ôm đồm, bạn chỉ cần kiểm soát các đầu công việc chính rồi phân tách chúng ra thành các đầu công việc nhỏ hơn và trao quyền kiểm soát cho cấp dưới của mình. Bill Pasmore, phó chủ tịch cấp cao tại Trung tâm lãnh đạo sáng tạo đã từng nói: "Một phần của việc lãnh đạo là đứng lùi lại phía sau”
3. Khi nhân viên phạm sai lầm, đừng bao giờ “trừ khử” họ
Hình 2
Tham khảo: Làm sao để lên dây cót cho nhân viên trong vòng 5 phút?
Bất cứ ai cũng có lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh của riêng mình. Vì vậy khi họ mắc sai lầm, bạn tuyệt đối không được chỉ trích thẳng mặt, càng không thể bôi xấu họ trước mặt của những nhân viên khác trong công ty. Điều đó không những không giúp họ nhận ra được sai lầm của mình mà còn tạo thái độ phản kháng âm thầm khiến ảnh hưởng đến chất lượng công việc về sau. Thay vì thế, bạn có thể nói chuyện riêng kiểu trao đổi chân thành, thể hiện bạn hiểu được khó khăn của họ và từ đó giúp họ nhận ra được lỗi, có hướng khắc phục và rút ra được những bài học kinh nghiệm đáng quý giúp cải thiện hiệu quả công việc trong tương lai.
4. Cho nhân viên thấy tầm quan trọng của họ
Mỗi nhân viên trong công ty thực hiện một đầu công việc nhất định có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình. Hãy cho họ thấy tầm quan trọng của việc mà họ đang làm, cũng như ý nghĩa của họ gắn liền với điều đó. Chính hành động này của bạn sẽ tạo thêm nhiều động lực làm việc hơn cho nhân viên của mình.
5. Không ngừng học hỏi và tiếp thu
Dù là một người lãnh đạo nhưng bạn vẫn không thể toàn diện, cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi. Mà nhân viên của bạn lại là những người rất giỏi một hay nhiều chuyên môn công việc nào đó. Do vậy, để trở thành một người lãnh đạo tốt, trong quá trình, bạn cần không ngừng tò mò, học hỏi và tiếp thu từ chính nhân viên của mình.
6. Biết mình
Bạn không thể bắt đầu một quá trình giảm cân mà không biết mình đang đứng ở đâu, cân nặng thế nào và cần phải làm gì. Do đó, để làm tốt bất cứ việc gì, bạn đều cần phải hiểu được mình đang đứng ở đâu. Ngay cả những người lãnh đạo trong công ty cũng vậy, họ luôn luôn phải tự đánh giá bản thân mình để nhận ra những điểm còn thiếu sót, tìm cách khắc phục và phát triển trong tương lai. Đó mới chính là những người lãnh đạo giỏi thực sự.
7. Hãy tập trung vào một mục tiêu nhất định
Nhiều người lãnh đạo thường tham lam quá nhiều mục tiêu phát triển, để rồi chẳng mục tiêu nào được hoàn thành tốt mà còn khiến nhân viên cảm thấy áp lực và chán nản hơn trong công việc. Do đó, trong mỗi thời kỳ, bạn chỉ nên tập trung vào một mục tiêu cố định mà thôi.
8. Thoát khỏi một nhà quản lý kém
Bạn cần phải vượt qua những nhà quản lý kém và đừng bao giờ e dè sự chia bè kéo cánh. Mặt khác, môi trường công ty là một môi trường cạnh tranh, nếu không có gắng và kém cỏi, bạn cũng sẽ dễ dàng bị thay thế.
Xem thêm: 7 điều khiến đối tác tin tưởng và tôn trọng bạn
9. Thực hành kỹ năng lãnh đạo hàng ngày
Kỹ năng lãnh đạo cũng như những kỹ năng khác, bạn cũng cần phải thực hành, phải chú ý luyện tập hằng ngày để tạo cho mình những thói quen, tránh khỏi những bản năng xấu. Có như thế, dần dần thì bạn mới tích lũy được nhiều kinh nghiệm và nâng cao được kỹ năng quản lý của mình.
(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)