Nếu nhắm mắt lại trong 30s và nghĩ về thương hiệu KFC bạn sẽ mường tượng ra điều gì? Là gà rán, là màu đỏ, hay hình ảnh quen thuộc của ngài đại tá Harland Sanders? Hay trong trường hợp của Coca-Cola dù bóc hết nhãn, logo trên chai Coca nhưng có đến 93% khách hàng nhận ra thức uống này dù không cần nhìn nhãn hiệu.
Những điều này có được là nhờ khai thác sức mạnh của truyền thông thị giác.
Ghi dấu thương hiệu trên mọi điểm chạm với truyền thông thị giác
Trên toàn bộ hành trình trải nghiệm từ Nhận thức > Cân nhắc > Mua hàng > Quay lại > Ủng hộ, khách hàng tiếp xúc với thương hiệu ở rất nhiều điểm chạm từ online đến offline: social post, TVC, điểm bán trực tiếp, điểm dừng xe bus... Và tại đó, yếu tố trực tiếp “chạm” tới thị giác của khách hàng chính là những ấn phẩm truyền thông thị giác.
Như trong ví dụ nêu trên, tại sao bạn có thể ghi nhớ đến từng màu sắc, font chữ, hình ảnh hay sản phẩm của KFC? Đó là bởi hình ảnh thương hiệu được KFC sử dụng một cách đồng nhất trong tất cả thiết kế và tại mọi hệ thống cửa hàng của hãng.
Hình ảnh được sử dụng đồng nhất trên mọi kênh truyền thông
Trên các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, bạn sẽ luôn bắt gặp hình ảnh Đại tá Sanders trên logo của KFC và những chiếc đùi gà thơm ngon, béo ngậy. Sau đó, bạn đi vào một cửa hàng KFC, điều đầu tiên xuất hiện trước mắt bạn là một màu đỏ đặc trưng, cùng hình ảnh ông già trên logo cho bạn biết bạn đã vào đúng cửa hàng. Và tại điểm chạm cửa hàng, tất cả bàn ghế, banner, poster, menu, đồng phục nhân viên... logo đó xuất hiện mọi nơi và dần dần bạn đã được "ghim" vào tâm trí về nét đặc trưng này của KFC bên cạnh các nét nổi bật khác như chất lượng đồ ăn, cách bài trí cửa hàng…
Thông qua truyền thông thị giác, nhận diện của thương hiệu được củng cố, gia tăng sự ghi nhớ, từ đó góp phần ghi dấu thương hiệu trên mọi điểm chạm giữa khách hàng và thương hiệu.
Vậy truyền thông thị giác là gì? Truyền thông thị giác là quá trình sử dụng các yếu tố trực quan, bao gồm ảnh, video, infographic, kiểu chữ, biểu đồ, emoji… để truyền đạt ý tưởng, thông tin và dữ liệu.
Trong bài viết này, cùng Rubyk khám phá cách các thương hiệu ứng dụng truyền thông thị giác để mang lại thành công cho doanh nghiệp nhé.
Ví dụ thành công về truyền thông thị giác thành công
Calm - Kể chuyện thương hiệu bằng hình ảnh
Kể chuyện bằng hình ảnh không chỉ là về hình ảnh, mà nó cần tạo được một câu chuyện rõ ràng, nhất quán từ thương hiệu. Ngay cả khi mỗi hình ảnh kể một câu chuyện riêng lẻ, nhưng khách hàng của bạn vẫn có thể nắm bắt thông điệp và mạch chuyện chung của thương hiệu.
Hình ảnh, màu sắc, font chữ được sử dụng đồng nhất giúp tạo nên một Calm dễ nhớ và in sâu trong tâm trí khách hàng
Đó chính là cách được Calm thực hiện một cách khéo léo. Cho dù xem quảng cáo của họ trên Stories hay Feed Instagram, thì bảng màu xanh dịu mát và khung cảnh hình nền thanh bình luôn tạo ra sự bổ trợ trực quan cho câu chuyện bao quát của thương hiệu về việc giúp mọi người tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.
Tết CAT TUONG - hút mắt người xem người xem với chất liệu văn hóa độc đáo
Khai thác yếu tố mặt nạ trong nghệ thuật Tuồng cùng hình tượng con giáp của Tết Quý Mão 2023, chiến dịch Tết CAT TUONG đã khéo léo khắc họa hình ảnh mặt mèo cho từng gương mặt điển hình trong Tuồng.
Không cần nhiều câu chữ, hình ảnh mặt nạ tuồng mặt mèo đầy màu sắc giúp người xem nhanh chóng nắm bắt được thông điệp về một mùa Tết Quý Mão CAT TUONG (Cát Tường) từ Rubyk.
Chất liệu quen thuộc, màu sắc bắt mắt giúp chiến dịch tiếp cận người xem tốt hơn. Ảnh: Rubyk Agency
Cũng thông qua việc phát triển và sáng tạo nên những chiến dịch từ chất liệu nghệ thuật truyền thống, thương hiệu đang góp phần kéo gần khoảng cách giữa những loại hình nghệ thuật này với cộng đồng, góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Ba yếu tố tạo nên một chiến dịch truyền thông thị giác thành công
Truyền thông thị giác là phương thức hiệu quả để tạo nên một tạo nên một thương hiệu đáng nhớ và kết nối với khách hàng. Khi được sử dụng một cách khôn ngoan, truyền thông thị giác giúp thông điệp của thương hiệu được truyền tải hiệu quả hơn.
Phân tích thành công của những chiến dịch truyền thông thị giác được Rubyk đề cập ở trên, có thể rút ra một số điểm chung như sau:
Hình ảnh phù hợp với thông điệp của thương hiệu
Thông điệp của bạn là gì thì nội dung trực quan phải củng cố và truyền đạt được thông điệp đó. Chẳng hạn, với thông điệp “ngại gì lấm bẩn” OMO thường xuyên sử dụng hình ảnh đám trẻ nghịch với bùn đất, quần áo văng đầy màu bột, dầu nhớt… xuyên suốt các ấn phẩm truyền thông thị giác: poster, video, banner…
Một số tips sử dụng hình ảnh để mang lại hiệu quả truyền thông thị giác thành công:
Sử dụng hình ảnh có liên quan đến nội dung
Hình ảnh dễ hiểu, dễ nhớ. Sử dụng các thiết kế, màu sắc và phông chữ đơn giản mà không có quá nhiều phiền nhiễu. Điều này sẽ giúp người xem tập trung vào những gì bạn đang cố gắng truyền đạt.
Lựa chọn yếu tố trực quan phù hợp: hình ảnh, video, infographic…
Chọn kênh truyền thông phù hợp
Sau khi đã có đủ nguyên liệu, bước tiếp theo cần làm là lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để phân phối thông tin với khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn, Mercedes-Benz vừa chính thức vén màn dòng xe hạng sang CLE 2024 hoàn toàn mới và các trang mạng xã hội chính thức của hãng đã bắt đầu đăng tải video giới thiệu về dòng xe mới này.
Cụ thể, cùng là định dạng video, nhưng video trên TikTok được cắt ngắn và tập trung nhiều vào những điểm nổi bật của sản phẩm để phù hợp với nhóm khách hàng thích nội dung ngắn, trong khi video được đăng tải trên YouTube thì đầy đủ thông tin và dài hơn về thời gian.
Video giới thiệu dòng xe mới toanh của Mercedes-Benz trên YouTube
Còn trên Instagram, hình ảnh dòng xe mới cũng đang được hãng update liên tục.
Hình ảnh chiếc siêu xe mới được đăng tải liên tục trên trang IG chính thức của Mercedes
Hiểu nền tảng mà khách hàng của bạn dành nhiều thời gian cũng như loại nội dung trực quan mà họ thích tương tác nhất sẽ giúp bạn tối ưu hóa nội dung trực quan phù hợp với từng đối tượng.
Được định hướng bởi một chiến lược định vị hình ảnh tổng thể
Một chiến lược định vị hình ảnh giúp đảm bảo mọi phần nội dung trực quan truyền tải chính xác thông điệp của thương hiệu: nên sử dụng hình ảnh nào, lựa chọn kênh truyền thông ra sao, tập trung vào nhóm đối tượng nào…
Nhìn chung, một chiến lược định vị hình ảnh sẽ nhấn mạnh các khía cạnh quan trọng trong nhận diện thương hiệu để kết hợp hoặc bổ sung các yếu tố phù hợp hơn, từ đó giúp thương hiệu đạt được các mục tiêu cụ thể của chiến dịch đó.
Kết
Truyền thông thị giác là phương thức đóng vai trò vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến người xem, giúp truyền tải thông điệp và thông tin một cách trực quan và chân thực nhất. Như cách các thương hiệu mà Rubyk đề cập trong bài, bạn cũng có thể gặt hái thành công tương tự trong hành trình chinh phục khách hàng và đạt mục tiêu kinh doanh nếu ứng dụng truyền thông thị giác vào hoạt động của mình một cách hợp lý.