Liệu người tiêu dùng có sẵn sàng đánh đổi sự đau đớn của các loài động vật hay sự tàn phá môi trường để đổi lấy đôi môi đỏ, gò má hồng hay những sản phẩm với bao bì cầu kỳ, bắt mắt? Chính những trăn trở này là nguồn động lực để các doanh nghiệp cùng nhau chung tay thực hiện “hành động xanh” để đem màu xanh vốn có trở lại với mẹ Trái Đất.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - MỘT VÒNG LUẨN QUẨN
Bạn có biết?
Fact #1: “Trái đất năm 2022 nóng hơn khoảng 1,11 độ C so với mức trung bình cuối thế kỷ 19. Nếu nhiệt độ trái đất tăng lên 2 độ C, số trận bão, lũ, hạn hán và sóng nhiệt sẽ tăng gấp 5 lần.”
Fact #2: “Có tới 10% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu được gây ra bởi công nghệ làm mát sử dụng cho tủ lạnh, máy điều hòa không khí.”
Trái Đất càng nóng thì nhu cầu làm mát càng lớn.
Vậy người tiêu dùng đang có những động thái gì để “giảm nhiệt” cho Trái Đất?
NHẬN THỨC & HÀNH ĐỘNG MẠNH MẼ VỀ NHU CẦU “TIÊU DÙNG XANH"
Fact #1: Có tới khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường.
Fact #2: Tầm nhìn dài hạn: “Bớt rác thải chính là bớt gánh nặng lên môi trường".
“Hiện nay đã có một vài thương hiệu mỹ phẩm sử dụng thành phần lành tính, không thử nghiệm trên động vật và đặc biệt là họ có chu trình thu hồi rác thải. Như vậy, tôi sẽ không phải lo lắng về đống chai lọ mỹ phẩm của mình sẽ là “gánh nặng" cho môi trường nữa.” - chị Phạm Ngọc Quỳnh, 25 tuổi, nhân viên văn phòng, Hồ Chí Minh.
XU HƯỚNG “PHỦ XANH” BỀN VỮNG TỪ MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU ĐIỂN HÌNH
Trước những nhận thức và hành động mãnh mẽ về nhu cầu “tiêu dùng xanh", hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các doanh nghiệp đã, đang và sẽ có những động thái gì để chung tay góp sức cùng người tiêu dùng bảo vệ môi trường sống hiện tại và tương lai.
Trend #1 - ĐỔI MỚI SÁNG TẠO: PHỦ XANH BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM
Bạn có biết?
Fact #1: Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động chăn nuôi tại EU chiếm tới 17%, cao hơn cả lượng khí thải từ ôtô ở châu Âu.
Fact #2: Từ 2007-2018, lượng khí thải CO2 từ hoạt động chăn nuôi tại châu Âu đã tăng thêm 39 triệu tấn (tương đương 6%). Điều này tương đương với việc tăng thêm 8,4 triệu chiếc ôtô lưu hành trên đường phố châu Âu.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Food Navigator)
Ý thức được những tác động kinh khủng từ hệ quả của việc chăn nuôi với môi trường, các doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng “Tô màu xanh - Giảm màu đỏ" cho sản phẩm và dịch vụ của họ.
1. Thực phẩm thuần chay
Ăn chay được xem là chế độ ăn chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Thực phẩm chay được chế biến từ các loại rau, củ quả,… mà không có nguyên liệu được chế biến từ thịt động vật hay có nguồn gốc từ động vật, giết thịt. Đây chính là 1 chế độ ăn uống “thời thượng” hiện nay vì vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vừa bảo vệ môi trường.
Trên thế giới, các ông lớn trong ngành Fast Food cũng không thể “làm ngơ" trước xu hướng này. Tại Mỹ, Pizza Hut phát triển thêm món pho-mát thuần chay (vegan cheese) tại một số chi nhánh hay McDonald’s ra mắt “McVegan burger” với phần nhân làm từ đậu nành.
Nguồn: McDonald's
Tại Anh, một công ty bán thực phẩm thuần chay mang tên THIS đang làm mưa làm gió tại các chuỗi cửa hàng siêu thị nơi đây. Và bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tiền thân của công ty này lại là chuỗi hàng bán burger bò và đã dừng hoạt động năm 2016.
Nguồn: Johnson Banks
2. Mỹ phẩm thuần chay
Thị trường làm đẹp không có sự tàn ác (không thử nghiệm trên động vật), ăn chay (không có sản phẩm phụ của việc giết mổ động vật) và thuần chay (hoàn toàn không có thành phần động vật) đã bùng nổ trong những năm gần đây.
Có lẽ đọc đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc Mỹ phẩm làm đẹp thì liên quan gì đến động vật nhỉ?
Vậy thì những dẫn chứng ngay sau đây sẽ làm bạn phải bất ngờ đấy!
Danh sách những phần từ động vật có trong mỹ phẩm bao gồm: sáp ong, mật ong, sữa, dịch ốc sên, tơ tằm, mỡ lông cừu (chiết xuất từ da, lông cừu), Albumin (một loại protein trong huyết thanh động vật), Cholesterol (chất béo trong màng tế bào động vật), Gelatin (một loại collagen trong xương, da động vật)…Nhiều hơn chúng ta nghĩ phải không?
Có khoảng 27.000 động vật (chuột, thỏ, heo) đã bị tra tấn và giết chết hàng năm để “hi sinh" thử nghiệm cho ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Nguồn: Cơ quan Bảo vệ động vật quốc gia (gọi tắt là ENPA)
Trên thế giới, có rất nhiều những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp mỹ phẩm đã cam kết sản phẩm mình 100% vegan như The Body Shop, Le Labo, Im From, Tarte Cosmestic, Kat Von D Vegan Beauty,..
Nguồn: The Body Shop, I'm from, Tarte Cosmestic, Kat Von D
Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng tại Việt Nam, hãng mỹ phẩm Cocoon cũng đã tạo được nguồn cảm hứng, đặc biệt là với giới trẻ, từ câu chuyện “Ươm mầm xanh làm đẹp". Hãng nghiên cứu những nguyên liệu đặc hữu, sẵn có từ thiên nhiên trù phú ở Việt Nam như: bí đao, rau má, cà phê Đắk Lắk, dầu dừa Bến Tre, hoa hồng Cao Bằng… để đưa vào các công thức làm đẹp đã giúp Cocoon trở thành một chiếc lá xanh nổi bật giữa rừng hoa thơm các thương hiệu mỹ phẩm khác.
Chương trình “Cùng Cocoon sống xanh mỗi ngày"
(Nguồn: Cocoon Việt Nam)
Có thể thấy rằng Đổi mới sáng tạo bằng cách phủ xanh bền vững cho sản phẩm đang là một hướng đi đầy tiềm năng trong tương lai của các doanh nghiệp. Việc các nhãn hàng không chỉ tập trung vào kiếm lợi nhuận khủng mà còn quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng đã cho thấy sự đổi mới trong tư duy về chiến lược kinh doanh cũng như tầm nhìn hướng tới sự bền vững lâu dài.
Trong phần tiếp theo, mời bạn cùng Dinosaur tìm hiểu một xu hướng Phủ xanh bền vững khác của các doanh nghiệp đã và đang chung tay tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến môi trường và cộng đồng.
Nguồn: Dinosaur tổng hợp