Điều gì sẽ xảy ra nếu ta chia sẻ kiến thức chuyên môn của mình để kiếm sống? Sẽ ra sao khi thị trường định giá cho những gì chúng ta học được và lan tỏa tới người khác?
Bản thân cụm từ “Kinh doanh chuyên môn” vẫn còn tương đối xa lạ, tuy nhiên trên thực tế mô hình này đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây như 1 phần của xu hướng Solopreneur - xây dựng hành trình khởi nghiệp độc lập và tự chủ.
Cùng tìm hiểu định nghĩa, cũng như tiềm năng mạnh mẽ của loại hình công việc này - toàn bộ được chia sẻ trong cuốn sách mới nhất của RIO Book và tác giả Linh Phan: “Kinh doanh chuyên môn của chính mình”.
Kinh doanh chuyên môn là gì?
Kinh doanh chuyên môn là hoạt động kiếm tiền bằng những sản phẩm, dịch vụ được xây dựng dựa trên tri thức và chuyên môn của người bán. Một cá nhân kinh doanh chuyên môn có thể xây dựng sự nghiệp của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, công nghệ, tiếp thị, kinh doanh,…
Điều hành mô hình kinh doanh chuyên môn không chỉ dừng lại ở việc kiếm tiền từ kiến thức. Cũng giống như việc bán bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào khác, các hình mẫu kinh doanh chuyên môn thành công đều cần tập trung vào phát triển sản phẩm, chiến lược phân phối, tiếp thị hay xây dựng thương hiệu.
3 lý do bạn nên theo đuổi sự nghiệp của một chuyên gia biết làm kinh doanh?
1. Bạn luôn giỏi một thứ gì đó và có thể chia sẻ tới những người cần chúng
Phần lớn chúng ta đều có một điều gì đó mà bản thân giỏi và tự tin làm tốt. Những thứ này được gọi là chuyên môn, và nếu nó thực sự hữu ích với mọi người xung quanh thì tại sao ta lại không truyền đạt, chia sẻ, thậm chí là bán chúng cho họ?
- Bằng cấp, chứng chỉ qua các khóa học, workshop
- Kinh nghiệm khi đi làm một công việc cụ thể hoặc tự kinh doanh
- Trải nghiệm cuộc sống đặc biệt do bản thân từng trải qua
- Sở thích, lối sống hoặc một khả năng đặc biệt
Chúng ta chẳng cần là tài năng thiên bẩm hay sở hữu trình độ xuất sắc không ai sánh bằng mới có thể theo đuổi nghề nghiệp này Ngoài ra, cũng không nhất thiết phải bán những thứ chất xám quá “đao to búa lớn” - một người cắm hoa giỏi, biết làm bánh, làm đồ thủ công, hay có kỹ năng dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa - tất cả đều có thể trở thành nhà kinh doanh chuyên môn và sẵn sàng bước chân vào nền kinh tế chuyên gia.
2. Bạn có nhiều lựa chọn sản phẩm/dịch vụ để xây dựng chuyên môn phù hợp với bản thân
Sau khi xác định được thứ mình giỏi và có thể giúp ích cho người khác, giờ đây bạn có rất nhiều lựa chọn khác nhau để bán chúng phù hợp theo giá trị của bản thân, mục tiêu sự nghiệp hay đặc điểm của khách hàng tiềm năng.
Trước hết, mục tiêu của những sản phẩm chuyên môn do bạn cung cấp có thể là:
- Giúp ai đó phát triển một bộ kỹ năng mới
- Giúp ai đó cải thiện hiệu suất của họ
- Giúp ai đó tạo ra những thay đổi về hành vi
- Giúp ai đó hoàn thành một dự án
- Giúp ai đó đạt được mục tiêu của họ
- Làm cùng họ hoặc làm giúp họ hoàn thành một nhiệm vụ
Tương tự với các cách thức truyền tải tri thức, năng lực hay kinh nghiệm cũng khá đa dạng:
- Xây dựng khóa học trực tuyến & trực tiếp
- Cung cấp chương trình huấn luyện, khai vấn, kèm cặp
- Chia sẻ quan điểm tại các hội nghị, diễn đàn hoặc workshop
- Lan tỏa kiến thức qua sản phẩm số (sách, video, podcast hay blog…)
3. Bạn mong muốn tạo cho mình một cuộc sống ý nghĩa và giàu có hơn
Khao khát một cuộc sống ý nghĩa hơn, một sự nghiệp thành công hơn và có mục đích hơn là điều có thể đạt được nhờ kinh doanh chuyên môn. Bản thân những kiến thức, năng lực và kỹ năng chưa chắc sẽ giúp ta trở nên giàu có. Nhưng từ chuyên môn, chúng ta có đủ khả năng xây dựng con đường dẫn tới sự thịnh vượng và tự chủ về tài chính, song hành với việc lan tỏa giá trị thiết thực tới những người mới bắt đầu.
Tác giả Linh Phan sở hữu rất nhiều loại dịch vụ khác nhau xoay quanh chuyên môn của mình, từ tư vấn tiếp thị, xây dựng nhân hiệu, phát triển kinh doanh độc lập, khai vấn khám phá mục tiêu, viết sách, chấp bút sách, đào tạo các kỹ năng viết khác nhau,… và điều đó giúp tác giả đa dạng hóa, gia tăng nguồn thu nhập lên đến 3,5 tỷ vnđ/năm.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, để bán một sản phẩm, chúng ta phải làm rất nhiều việc thay vì chỉ đặt nó lên kệ, đối mặt với vô số vấn đề như tiếp thị bản thân hoặc tìm kiếm khách hàng. Có những trường hợp ban đầu rất tự tin với chuyên môn của mình, nhưng khi không có khách hàng trả tiền hoặc mất quá nhiều thời gian để tiếp cận họ khiến quỹ dự phòng cạn kiệt, áp lực kiếm tiền tăng lên,… sự tự tin sẽ mất dần, thậm chí dẫn tới việc từ bỏ sự nghiệp.
Nếu bạn muốn khẳng định chuyên môn của mình trong lĩnh vực đang làm việc, từ đó được trả công xứng đáng hơn cho những giá trị mà bạn tạo ra, đừng ngại tham khảo ngay ấn phẩm đầu tiên tại Việt Nam về chủ đề kinh doanh chuyên môn. Nội dung cuốn sách sẽ giúp bạn:
- Thấu hiểu mọi khái niệm xoay quanh xu hướng kinh doanh chuyên môn
- Xây dựng lộ trình phát triển năng lực như một chuyên gia thực thụ
- Hiện thực hóa chuyên môn thành sản phẩm hoàn chỉnh
- Hệ thống quy trình thương mại hóa và bán chuyên môn trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại
Nguồn: brandsvietnam