fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Kích hoạt Thương hiệu » Khám phá 5 nguyên tắc vô cùng quan trọng khi đặt tên cho sản phẩm Dược phẩm
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Trong cuộc đua khốc liệt trên thị trường hiện nay, "khác biệt hóa" là một trong những yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Việc đặt tên sản phẩm có vai trò quan trọng, được coi là một quyết định marketing quan trọng nhất, là yếu tố cốt lõi để đạt được thành công.
Một cái tên ấn tượng sẽ ghi dấu trong lòng khách hàng và tồn tại lâu dài. Ngược lại, một cái tên mờ nhạt sẽ khiến khách hàng khó lòng nhớ đến và không hiểu rõ về sản phẩm. Vì vậy, việc đặt tên cho sản phẩm luôn là một thách thức khi bắt đầu kinh doanh, đặc biệt là đối với các sản phẩm dược phẩm.
Nguyên nhân là do các dược sĩ, các doanh nghiệp dược phẩm chủ yếu dành chất xám để nghiên cứu công nghệ, thành phần và chất lượng sản phẩm thường, tên sản phẩm thường chưa được đặc biệt chú trọng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ vì một cái tên mà mang lại sự thất bại. Cốt lõi của vấn đề vẫn là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp.
Vậy nên đặt tên cho sản phẩm như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý đặt tên cho sản phẩm dược phẩm để tạo được dấu ấn riêng biệt, thành công đưa sản phẩm ra thị trường.

1. Đặt tên ngắn gọn, đơn giản

Hãy nhớ rằng “Less is more”. Một cái tên ngắn gọn và đơn giản sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ và ghi nhớ hơn. Ví dụ như Jex, Lic, Qik… sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn so với các tên dài và phức tạp như Fertili Fast, Essence of Kangaroo, NZ Green Mussel…
Đặc biệt là khi càng ngày càng có nhiều đối thủ xuất hiện trên thị trường, vì vậy tên thương hiệu của bạn càng ngắn gọn, dễ nhớ thì khách hàng càng dễ tìm kiếm sản phẩm của bạn trên internet. Tuy nhiên cũng cần phải có điểm khác biệt để khách hàng dễ nhận diện sản phẩm của mình để tránh phải trường hợp như Sâm nhung bổ thận TW3, phải cạnh tranh mệt mỏi với hàng chục loại Sâm nhung bổ thận trên thị trường.

2. Gợi mở đến giá trị sản phẩm

Bạn cũng có thể đặt tên sản phẩm gắn liền với công dụng, giá trị của nó để truyền tải cho khách hàng. Có thể đặt tên sản phẩm theo tên Hán Việt gồm 2 hoặc 3 âm tiết, được đặt theo công dụng của sản phẩm. Ví dụ như "An Trĩ Vương" (dành cho bệnh trĩ), "Ích Giáp Vương" (liên quan đến tuyến Giáp), "Tràng Phục Linh" (đại tràng), "Linh Tự Đan" (phương thuốc cầu có con), hoặc "Kim Miễn Khang" (bệnh tự miễn).

Ngoài ra, có thể đặt tên theo nguyên liệu chính, chẳng hạn như "Nattospes", "CumarGold". Hoặc theo tên của bệnh bằng tiếng Anh, như "Goodnight" (giấc ngủ), "Cebraton", "Maxxhair".
Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu thị trường và đối tượng khách hàng, chúng ta cũng nên cân nhắc lựa chọn đặt tên sản phẩm cho phù hợp. Chẳng hạn như sản phẩm tiểu đường dành cho người già thì cái tên hán việt “Hộ tạng đường” sẽ gần gũi dễ nhớ, có ưu thế khi tiếp cận khách hàng hơn so với tên tiếng Anh khó đọc, khó viết “Diabetna”.

3. Đặt tên sáng tạo, độc đáo

Để thu hút sự chú ý, sản phẩm nên có một cái gì đó độc đáo và khác biệt. Bạn nên tìm kiếm các từ, cụm từ độc đáo, sáng tạo để đặt tên cho sản phẩm, giúp sản phẩm nổi bật giữa “đại dương đỏ” và ghi dấu trong tâm trí khách hàng.
Một thương hiệu độc đáo thường có tên ngắn gọn, dễ đọc và phù hợp với tính chất đặc biệt của nó. Có một số sản phẩm được đặt theo tên bệnh tiếng Việt viết liền, không dấu như "Tottri", "Boganic", "Antrinano", "Anvitra"... Nhờ tính độc nhất vô nhị này, người tiêu dùng sẽ ghi nhớ nhiều hơn và dễ nhớ hơn.

4. Tư nhân hóa

Nếu bạn không thể nghĩ ra một cái tên độc đáo, thì việc sử dụng tên của công ty, CEO, hay giám đốc để đặt tên cho thương hiệu sản phẩm cũng là ý tưởng không nên bỏ qua.
Tên sản phẩm được đặt theo chùm như: Nhất nhất, Phúc Vinh, Nam Dược, Tâm Bình… Tuy nhiên, điều này cũng sẽ dẫn đến việc PR thương hiệu cá nhân và thương hiệu của công ty sẽ luôn đi đôi với nhau, cho đến khi ngừng kinh doanh sản phẩm.

5. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Việc đặt tên sản phẩm cũng cần chú trọng vào mục tiêu thị trường và đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận. Một tên tiếng Việt gần gũi và dễ nhớ có thể tạo sự gắn kết với người tiêu dùng Việt Nam, trong khi tên tiếng Anh có thể tạo sự chuyên nghiệp và mở rộng phạm vi tiếp cận.
Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để bất kỳ khách hàng nào cũng có thể đọc được như nước súc miệng TB, kem đánh răng Colgate... Ngược lại nếu sản phẩm định vị ở phân khúc cao cấp thì trong tên, cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp như Angela Gold, MaxiBee, Heposal, CumarGold

Sẽ thật vô nghĩa nếu tên sản phẩm thành công trong việc thu hút được sự quan tâm của cộng đồng nhưng lại thất bại trước nhóm khách hàng mục tiêu. Quan trọng nhất, khi đặt tên thương hiệu, hãy đảm bảo rằng tên đó truyền tải được thông điệp của sản phẩm và phù hợp với lĩnh vực cụ thể mà bạn hoạt động. Sự nghiên cứu thị trường kỹ càng và ý kiến của khách hàng tiềm năng là quan trọng để đảm bảo tên thương hiệu của bạn đạt được sự thành công và nhận diện trên thị trường.
Ngoài ra hãy đảm bảo rằng tên thương hiệu là một cái tên đơn giản, dễ phát âm, dễ nhớ, gợi liên tưởng đến bệnh, chúng ta phải kiểm tra xem cái tên đó có bảo hộ được và có sẵn tên miền hay không.
Trên đây là một số gợi ý để đặt tên cho sản phẩm trong ngành dược phẩm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc đặt tên sản phẩm chỉ là một phần trong quá trình xây dựng thương hiệu. Để thành công, bạn cần kết hợp tên sản phẩm hợp lý với chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing hiệu quả và sự tạo dựng niềm tin từ khách hàng.

Nguồn: brandsvietnam

Trích dẫn

Từ case Vinamilk: Tại sao một doanh nghiệp lại thay logo? Brandsvietnam gửi lúc 17-07-2023 10:34:43

Personal Brand Qua Vũ: Hâm hâm đáng trân trọng Brandsvietnam gửi lúc 17-07-2023 10:34:18

Chiến lược Marketing của Heineken & 4 chiến dịch tạo tiếng vang mạnh mẽ Brandsvietnam gửi lúc 17-07-2023 10:33:51

(Fashion) Storytelling- Sáng tạo câu chuyện cho thương hiệu của bạn Brandsvietnam gửi lúc 17-07-2023 10:33:23

Game hóa chiến dịch phát sampling ngành FMCG Brandsvietnam gửi lúc 25-06-2023 16:36:06

Giới thiệu Về Thương hiệu Copyinoex Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 09:22:50

"Manchester City: Hành Trình Vươn Tới Đỉnh Cao Thể Thao và Thương Hiệu" Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 09:22:20

Meta công nhận Adsplus là Agency of the Year 2023 Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:12:40

Cách kể câu chuyện thương hiệu như Flowyline Design Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:11:57

10 Nguyên tắc đạo đức trong xây dựng và phát triển thương hiệu Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:11:32

Game hóa hoạt động phát voucher cho các nhà bán lẻ Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:11:06

Dự án cộng đồng của thương hiệu quốc tế tại Việt Nam đồng hành cùng UpBase Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:09:02

Nên viết tắt thương hiệu hay ko? Và nên viết tắt ntn? Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:08:26

Rất là nước ngọt nhưng lại có vị cồn: Coca Cola kết hợp cùng thương hiệu rượu Whiskey Jack Daniel's Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:07:48

Phân tích chiến dịch ly cafe cầu vồng của Katinat Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:07:04

3 bài học cần biết trước khi mở quán Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:06:32

Giày Thượng Đình và Asia Sports cùng màn "comeback" xuất thần trong năm 2023 Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:06:06

“Share Your Voice”: Chiến dịch giúp GG Live thay đổi định nghĩa nghề Streamer Brandsvietnam gửi lúc 17-06-2023 07:04:00

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School