"Goodbye" những công cụ CX cũ kỹ!
Đối với các công ty toàn cầu hiện nay, gamification trong trải nghiệm khách hàng không chỉ là một hoạt động ngắn hạn, mà là “mật mã” để giành được lợi thế cạnh tranh quan trọng trong “cuộc chiến" trên thương trường.
Và chúng ta cần tìm lời giải cho những thách thức mà các nhà tiên phong CX phải "phá đảo" được “trò chơi lớn" của doanh nghiệp mình từ offline lên online và ngược lại:
- Làm thế nào để biết được trải nghiệm gamification nào thu hút và giữ chân sự chú ý của đối tượng khách hàng mục tiêu?
- Sử dụng gamification như thế nào để tương thích tốt nhất với mục tiêu kinh doanh, như tăng sự trung thành của khách hàng hoặc thúc đẩy doanh số?
- Làm thế nào sử dụng chiến lược marketing gamification để cải thiện trải nghiệm người dùng và thu thập dữ liệu nhằm chăm sóc khách hàng tốt hơn?
Theo một báo cáo năm 2023 từ Open Loyalty, đã chỉ ra rằng việc sử dụng phần thưởng dựa trên CX và gamification là hai yếu tố quan trọng và thiết yếu mà các công ty cần áp dụng để trở thành người chơi dẫn đầu.
Thế hệ hiện tại đòi hỏi trải nghiệm khách hàng (CX) cao hơn bao giờ hết!
Đặc biệt, giới trẻ bây giờ đã sinh ra trong một thế giới gamification, dữ liệu mới từ Newzoo chỉ ra rằng 81% Gen Z chơi game mỗi ngày.
Vậy chúng ta muốn thu hút giới trẻ hiện tại nhiều hơn, thì phải làm sao? Đó là lúc ta sử dụng gamification để chinh phục trải nghiệm khách hàng.
Đây không chỉ là một chiến dịch ngắn hạn "lâu lâu làm một lần", mà là một chiến thuật dài hạn "xuyên thế kỷ". Game mang đến nhiều phần thưởng và thách thức, khích lệ sự tương tác và lòng trung thành từ khách lâu dài. Cùng Insider, doanh nghiệp có thể xây cho mình một cộng đồng fan cứng và tạo ảnh hưởng sôi nổi cho thương hiệu. Dù là thế hệ Millennials, Gen X, hay Gen Z, gamification mang đến một ngôn ngữ chung về niềm vui và hứng thú, để lại ấn tượng lâu dài trong lòng mọi người.
Gamification trong việc tương tác với khách hàng có nhiều hình thức khác nhau. Một số kỹ thuật gamification đã được kiểm chứng bao gồm:
Điểm thưởng: Chương trình thưởng cung cấp điểm hoặc phần thưởng khác cho khách hàng hoàn thành các hành động cụ thể, chẳng hạn như mua hàng hoặc giới thiệu bạn bè. Khách hàng sau đó có thể đổi điểm này lấy các phần thưởng như giảm giá, hoàn tiền hoặc sản phẩm độc quyền.
Các chỉ số tiến độ: Thanh tiến độ và các chỉ số hình ảnh khác cho khách hàng thấy họ đã gần hoàn thành một mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như kiếm được phần thưởng hoặc mở khóa tính năng mới, thúc đẩy họ tiếp tục tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bảng xếp hạng: Bảng xếp hạng xếp hạng khách hàng dựa trên sự tương tác hoặc hiệu suất, cho phép họ thấy mình đang so sánh với các người dùng khác và khuyến khích sự tham gia và mua hàng.
Huy hiệu: Huy hiệu là các biểu tượng ảo mà khách hàng có thể kiếm được sau khi hoàn thành hành động hoặc đạt được mốc quan trọng. Huy hiệu có thể được hiển thị trên hồ sơ khách hàng, ví dụ như khách hàng có thể kiếm được huy hiệu sau khi mua hàng đầu tiên hoặc để lại đánh giá.
Thách thức và nhiệm vụ: Thách thức và nhiệm vụ là các hoạt động giống như trò chơi. Cửa hàng có thể đưa ra thách thức trong đó khách hàng hoàn thành một số lượng giao dịch nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể để kiếm được phần thưởng. Nhiệm vụ có thể phức tạp hơn, yêu cầu khách hàng hoàn thành nhiều nhiệm vụ để kiếm được thưởng bổ sung.
Ví dụ về gamification trong các lĩnh vực:
Ví Appota tạo ra trò chơi Săn Đảo Vàng nhằm kích thích tương tác các user. Ví Appota đã tăng x3 thời gian tương tác giữa ứng dụng và khách hàng, thời lượng này là cực kỳ quý giá, đặc biệt khi người dùng luôn bị phân tâm bởi hàng chục ứng dụng trên điện thoại của họ
TAPTAP tạo ra 1 thị trấn VUI - 1 trải nghiệm bất ngờ và thú vị, tích điểm sử dụng từ online đến offline.
Ý tưởng sáng tạo mang tên "Non-Fungible Effort" App học tiếng anh Duolingo
Gamification trong sức khỏe: Gamification giúp khuyến khích người dùng tham gia vào hoạt động thể dục và duy trì lối sống lành mạnh.
Gamification trong SaaS: Gamification được sử dụng để tăng tính tương tác và lòng trung thành của khách hàng với các doanh nghiệp SaaS.
Grammarly là công cụ kiểm tra ngữ pháp và cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh.
Lợi ích của việc sử dụng gamification trong doanh nghiệp của rất to lớn!
Theo một báo cáo khảo sát trên 2.000 công ty hàng đầu thế giới, các thương hiệu kết hợp game hóa vào chiến lược tương tác với khách hàng của họ đã thấy mức độ tương tác tăng 47%, mức độ trung thành với thương hiệu tăng 22% và nhận thức về thương hiệu tăng 15%.
Bắt đầu với mục tiêu rõ ràng - Tăng tương tác trên mạng xã hội, tăng tần suất mua hàng, tải xuống ứng dụng nhiều hơn, đăng ký mới hoặc thúc đẩy khách hàng tiến lên các mức thưởng
Theo dõi hành trình của khách hàng - Kỳ vọng và động lực của khách hàng thay đổi ở mỗi điểm trong hành trình. Sử dụng những điều này để xác định điểm tiếp xúc phù hợp và có thể đạt được thành công tối đa trong đạt được mục tiêu.
Tạo trải nghiệm gamification - Tìm hiểu điều gì thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động. Sau đó, gamification và tạo điều này thông qua các mức, phần thưởng, hoàn tiền, phản hồi và kết nối xã hội. Tìm cách cân bằng nỗ lực của khách hàng với phần thưởng tương xứng để tối đa hóa sự tương tác.
Bằng cách tận dụng các nguyên tắc và yếu tố của trò chơi, bạn có thể tạo ra trải nghiệm khách hàng thú vị, tăng tính tương tác và tạo lòng trung thành. Insider là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn áp dụng gamification vào chiến lược kinh doanh của mình.
Insider cung cấp các kỹ thuật gamification mạnh mẽ như web push, cào trúng, vòng quay may mắn v.v.. để giúp bạn tạo trải nghiệm gamification độc đáo. Với Insider, bạn có thể xây dựng một hành trình khách hàng mượt mà từ offline sang online và ngược lại, tạo ra sự liên kết và truyền cảm hứng cho khách hàng của bạn.
Nguồn: brandsvietnam