5 dấu hiệu chứng tỏ nhân viên văn phòng sắp bị đuổi việc
Trong môi trường làm việc hiện đại, các công ty coi việc cạnh tranh giữa nhân viên là xu thế tất yếu để thúc đẩy việc nâng cao năng lực bản thân và kỹ năng làm việc. Quy luật đào thải luôn khắc nghiệt, dù bạn làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp nhiều năm nhưng năng lực vẫn “dậm chân tại chỗ”, không có sự đổi mới thì nguy cơ bị sa thải vẫn rất cao. Không ai mong muốn một ngày đẹp trời nhận được quyết định nghỉ việc trong khi không có kế hoạch dự phòng cho tương lai. Dưới đây là 5 tín hiệu chứng tỏ nhân viên văn phòng có nguy cơ bị đuổi việc trong thời gian gần.
1. Không được tăng lương
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhấn nếu bạn đã gắn bó với công ty một thời gian dài. Thông thường mọi doanh nghiệp có quy định tăng lương 2 lần mỗi năm theo các mức khác nhau, hầu như mọi nhân viên đều có cơ hội này, vừa để đánh giá cao sự đóng góp trong thời gian công tác đồng thời mong muốn giữ họ gắn bó lâu dài. Nhưng nếu bạn đã làm khoảng 2-3 năm mà Sếp không hề tăng lương chứng tỏ năng lực của bạn không được ghi nhận và công ty không muốn giữ bạn trong thời gian tới. Mọi cố gắng của nhân viên chỉ dừng ở mức chấp nhận được, không có gì nổi bật cho sự phát triển của công ty. Hãy cố gắng trau dồi thêm kiến thức trong quá trình công tác đồng thời tiếp cận một số dự án mới. Nếu như việc bị sa thải là không thể tránh khỏi, hãy tìm cho mình một đơn vị mới phù hợp hơn.
Không được tăng lương là dấu hiệu bạn sắp bị đuổi việc
2. Nhận đề nghị “nghỉ ngơi” ít lâu
Nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc căng thẳng luôn là ước muốn của mọi nhân viên văn phòng, nhưng nếu như bạn nhận được đề nghị nghỉ ngơi từ chính sếp của mình nhất là sau khi mắc lỗi thì không dễ chịu chút nào. Có thể lời đề nghị đó nhã nhặn và đầy vẻ lịch sự như: “không cần đến cơ quan thường xuyên”, “dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn”, “khi nào có việc tôi sẽ gọi” nhưng chắc chắn bạn đã bị cho vào sổ đen đuổi việc. Bạn hoàn toàn có thể phân biệt được một lời đề nghị nghỉ thật (với nhân viên giỏi, trải qua dự án quá căng thẳng) với nghỉ “giả”. Có thể Sếp dùng nhiều cách khác nhau để giải thích yêu cầu này nhưng dù thế nào họ cũng không muốn bạn hiện diện mỗi ngày ở cơ quan nữa.
Xem thêm: 8 kiểu nhân viên công ty nên sa thải,
3. Chuyển sang vị trí ít được chú ý
Mọi công ty dù bình đẳng đến đâu vẫn có những vị trí không ai mong muốn vì ít được chú ý, nó có thể là công việc thầm lặng, ít có sự tiếp xúc với phòng ban khác hay đơn giản chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường. Khi bạn bị đưa vào một vị trí như vậy thì đồng nghĩa với việc nguy cơ bị thay thế rất cao, có thể vị trí mới này chỉ là để lấp khoảng trống khi thiếu nhân sự hoặc trong thời gian Sếp tìm nhân sự mới. Bạn cần suy nghĩ nghiêm túc tại sao mình bị điều chuyển, nhưng thông thường do chính năng lực của nhân viên không được đánh giá cao, thiếu ý chí tiến thủ hoặc gây ra xung đột nộ bộ. Ngoài ra thông thường những công ty đang có chiến dịch “thay máu”, đổi mới thì nguy cơ vị trí của bạn bị đe dọa rất cao.
Có thể bạn chưa biết: 7 nguyên nhân hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc
4 Không được coi trọng
Có rất nhiều cách thể hiện sự coi trọng của một doanh nghiệp dành cho nhân viên của mình, đó là việc giao các dự án mới hay mở các lớp đào tạo để nâng cao kiến thức. Tuy nhiên nếu như bạn luôn là “kẻ ngoài cuộc” trong mọi dự án mới hoặc không bao giờ được tham gia các khóa đào tạo bạn nên suy nghĩ lại công việc hiện tại. Có thể nguyên nhân bạn không được trọng dụng là do năng lực, sức khỏe nhưng chủ yếu xuất phát từ doanh nghiệp không đánh giá cao vai trò của bạn tới sự phát triển. Đặc biệt mục đích hoạt động đào tạo mà doanh nghiệp tổ chức không chỉ nâng cao năng lực nhân viên văn phòng mà còn thể hiện khả năng thăng tiến trong tương lai. Nếu sau nhiều năm làm việc, bạn tự nhìn lại mình chưa được đào tạo, huấn luyện, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng… cũng đồng nghĩa bạn sẽ không có cơ hội phát triển trong doanh nghiệp đó.
5. Nhân viên mới làm mọi công việc của bạn
Đây là cách mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng, thay vì ngay lập tức đuổi việc nhân viên, họ tuyển người mới vào. Sau đó họ phân công cho chính bạn có nhiệm vụ hướng dẫn người đó thực hiện tất cả nhiệm vụ mà bạn đang phụ trách. Tùy vào độ khó mà thời gian hướng dẫn khác nhau nhưng thường không quá 1 tháng và vài ngày sau khi nhân viên được đào tạo xong bạn đau lòng nhận được quyết định nghỉ việc.
Khi nhận thức được 5 dấu hiệu trên, nhân viên văn phòng cần nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân và công việc. Có rất nhiều lý do khác nhau khiến bạn có thể bị đuổi việc như xung đột nội bộ, Sếp ghét nhưng phần lớn do năng lực không đảm bao, không có sự thăng tiến. Hãy thay đổi bản thân, cố gắng củng cố kiến thức và chịu khó tìm tòi học hỏi để bù đắp khiếm khuyết. Trong trường hợp bạn nhận thấy các dấu hiệu xấu nhưng không còn cách cứu bản thân, hãy bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống sau khi bị sa thải. Chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch mới, khắc phục những điểm yếu khiến bạn bị nghỉ việc và tìm kiếm những cơ hội mới sẽ giúp bạn vượt qua được khó khăn và được đánh giá cao hơn.