fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Quản lý nhân sự » Môi trường làm việc là gì? Những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng môi trường làm việc
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Theleader
Gửi lúc:

Môi trường làm việc được xem là một trong những yếu tố quyết định đến sự gắn bó của nhân viên đối với một doanh nghiệp. Vậy trên thực tế, môi trường làm việc là gì và đâu là những yếu tố mà bạn cần nắm vững để cải thiện chất lượng môi trường làm việc? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây. 

1. Môi trường làm việc là gì?

Môi trường làm việc được hiểu là từ dùng để chỉ các điều kiện xung quanh nơi làm việc. Những thứ nằm trong môi trường làm việc bao gồm điều kiện vật chất, thiết bị văn phòng, con người, nhiệt độ, công việc...

Tất cả những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của tất cả mọi người trong cùng môi trường làm việc. Đó là lý do mà việc xây dựng một môi trường làm việc tốt là yếu tố vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. 

môi trường làm việc

Một môi trường làm việc tốt sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên của mình. Bởi trên thực tế, một môi trường làm việc thoải mái, thuận lợi có thể giúp nhân viên có nhiều hơn cảm hứng làm việc, sáng tạo và thêm nhiều động lực để hoàn thành tốt nhất công việc của mình. 

Một môi trường làm việc tốt cũng giúp nhân viên nâng cao sức khỏe tinh thần, đảm bảo được hiệu suất làm việc và tăng cảm giác gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp. Và ngược lại, một môi trường làm việc không tốt sẽ khiến nhân viên dễ sinh ra tâm lý chán nản, giảm hiệu suất công việc và cuối cùng là rời bỏ công ty. 

Một môi trường làm việc tốt cũng là yếu tố khiến nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng. Đặc biệt là trong việc cung cấp đủ cơ sở vật chất cần thiết và có mối quan hệ tốt, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng, hiệu suất làm việc. 

2. Những yếu tố giúp cải thiện môi trường làm việc

2.1 Cải thiện không gian làm việc

Một không gian làm việc thoáng đãng, đủ ánh sáng, sạch sẽ chắc chắn sẽ giúp nhân viên của bạn cảm thấy thoải mái và tự tin để làm việc hơn rất nhiều. Do đó, ngay cả khi không gian của bạn không quá rộng rãi thì cũng hãy đảm bảo rằng nó luôn gọn gàng, sạch sẽ để nhân viên có đủ không gian để làm những công việc cần làm. 

Nếu doanh nghiệp của bạn có điều kiện, tính cá nhân hóa trong văn phòng cũng được khuyến khích. Không gian này có thể kể đến khu vực nghỉ ngơi, khu ăn uống hay thậm chí là phòng game,...

Rất nhiều nhân viên cho rằng, họ rất cần một nơi để giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc căng thẳng hay một yếu tố để kích thích sự sáng tạo. Một không gian quá gò bó sẽ rất khó để làm được điều đó. 

môi trường làm việc

2.2 Tạo niềm tin và sự gắn kết

Sự gắn kết ở đây được hiểu là cả sự gắn kết giữa nhân viên với nhân viên và cả sự gắn kết giữa nhân viên với công ty. Việc tạo niềm tin và tạo sự gắn kết liên quan rất nhiều đến hệ thống văn hóa nội bộ của doanh nghiệp cũng như chính sách của công ty. 

Một nhân viên có nhiều hoạt động nội bộ để tăng tính gắn kết sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái cũng như có cơ hội tương tác nhiều hơn với đồng nghiệp khác. Điều này không chỉ giúp cải thiện tinh thần cho nhân viên mà còn hỗ trợ nhiều cho việc gắn kết, tăng tính tương tác giữa các bộ phận trong quá trình làm việc. 

Những chính sách, quy định của công ty cũng đóng vai trò rất lớn trong việc cải thiện môi trường cho nhân viên. Bởi trên thực tế, một công ty với đầy đủ chính sách để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên sẽ đảm bảo khả năng giữ chân nhân viên của mình. 

Xem thêm: 8 bí quyết quản lý siêu cấp không phải ai cũng biết

2.3 Tôn trọng đóng góp và tạo cơ hội phát triển

Mọi đóng góp của cá nhân đều cần được tôn trọng và ghi nhận. Khi nhân viên đưa ra được những đóng góp cho công ty, người lãnh đạo cần biết khuyến khích, động viên cũng như khen thưởng đúng lúc, đúng cách để nhân viên của bạn luôn hứng khởi, cảm thấy được trân trọng và nhiệt tình với công việc. Ngay cả một lời khen nhỏ hay một sự khuyến khích nhẹ nhàng cũng có thể đem lại động lực to lớn cho đội ngũ nhân viên. 

Cùng với đó, một môi trường làm việc lý tưởng cũng cần mang đến cho nhân viên của mình một cơ hội phát triển. Một lộ trình thăng tiến rõ ràng hay những buổi đào tạo có thể giúp nhân viên phát triển kỹ năng và có định hướng tốt hơn trong công việc của mình. Từ đó nhìn thấy cơ hội và gắn bó lâu hơn với công ty. 

Xem thêm: 5 Bí quyết giúp nhân viên luôn được hạnh phúc khi làm việc

2.4 Teamwork và mối quan hệ giữa nhân viên với cấp trên

Teamwork là yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc của doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, đa số công việc hiện nay đều đòi hỏi tinh thần làm việc nhóm vô cùng cao. Đó là lý do mà việc tương tác, làm việc nhóm để ghi nhận ý kiến, góp ý và nhận xét của mọi người xung quanh là vô cùng quan trọng. 

môi trường làm việc

Để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc, hạn chế tối đa rủi ro thì mối quan hệ giữa các cá nhân cũng cần thoải mái và tôn trọng lẫn nhau, dù cho đó là mối quan hệ giữa các nhân viên hay nhân viên với người lãnh đạo. 

Một người lãnh đạo tốt sẽ hiểu được mong muốn của nhân viên, tôn trọng và đánh giá đúng những gì mà nhân viên đóng góp. Khi mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên càng gần gũi thì chất lượng công việc cũng theo đó tăng cao và tạo nên một nền văn hóa tốt, một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty. 

Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ môi trường làm việc là gì cũng như những yếu tố quan trọng để cải thiện môi trường làm việc một cách hiệu quả.

Xem thêm: 

  • 8 việc làm của sếp khiến nhân viên nghỉ việc
  • 3 cách xây dựng lòng tin cậy với nhân viên

Nguồn: sapo

Trích dẫn

Nhân viên phục vụ nhà hàng làm những gì? Một số lưu ý khi đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:59:09

5 bí quyết phỏng vấn khi tuyển cộng tác viên bán hàng online Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:58:32

5 Tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng hiệu quả nhất Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:57:45

Công việc của nhân viên bán hàng - Những yêu cầu chủ kinh doanh cần nắm vững để xây dựng đội ngũ Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:57:20

5 tiêu chí giúp bạn có đội ngũ nhân viên bán hàng online tinh nhuệ Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:56:28

12 bí quyết giảm áp lực trong công việc ai cũng cần biết Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:55:50

ERP là gì? Phần mềm ERP có thể giúp gì cho doanh nghiệp? Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:54:55

Kaizen là gì? 5 lợi ích mà phương pháp Kaizen mang lại Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:54:23

Nghệ thuật tạo động lực khi quản lý nhân viên bán hàng bạn cần biết Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:53:47

Phân quyền – Kỹ năng quan trọng cần phải biết khi quản lý nhân viên Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:53:16

TOP 4 phần mềm quản lý nhân sự miễn phí cho các cửa hàng bán lẻ Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:52:18

Bật mí 11 mẹo cực hữu ích trong tuyển dụng và đào tạo nhân viên thời vụ Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:51:33

Kỹ năng telesales: Làm thế nào khi khách hàng từ chối nhận cuộc gọi của bạn? Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:50:26

Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả cho các shop kinh doanh nhỏ Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:49:38

16 điểm khác biệt giữa người giỏi và kẻ dở hơi, bạn thuộc tuýp người nào? Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:49:02

Bí quyết tuyển nhân viên bán hàng thời trang xuất sắc Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:48:30

Tại sao tất cả nhân viên đều quay lưng rời bỏ bạn? Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:47:37

Các yếu tố đánh giá CV xin việc chuyên nghiệp của ứng viên Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:46:49

4 suy nghĩ lệch lạc giới trẻ nên loại bỏ ngay khỏi đầu nếu muốn thành công Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:43:58

5 dấu hiệu chứng tỏ bạn sắp bị “tống cổ” khỏi công ty Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:43:25

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School