fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Quản lý nhân sự » Công việc của nhân viên bán hàng - Những yêu cầu chủ kinh doanh cần nắm vững để xây dựng đội ngũ
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Theleader
Gửi lúc:

Nhân viên bán hàng là một trong những thành phần then chốt của một cửa hàng kinh doanh. Việc nắm vững công việc và xây dựng bộ mô tả công việc nhân viên bán hàng là yếu tố quan trọng đối với một hoạt động kinh doanh. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ giúp bạn nắm được quy trình xây dựng và quản lý công việc của nhân viên bán hàng một cách hiệu quả nhất. 

1. Nhân viên bán hàng đóng vai trò như thế nào trong cửa hàng?

Không quá khi nói nhân viên bán hàng chính là đại sứ thương hiệu của cửa hàng. Bởi trên thực tế, nhân viên bán hàng chính là người đầu tiên và cuối cùng mà khách hàng gặp gỡ, trò chuyện cũng như nhận tư vấn để đưa ra quyết định mua hàng phù hợp. 

công việc của nhân viên bán hàng

Nhân viên bán hàng cũng là người mang lại doanh thu chính cho cửa hàng của bạn. Đó là lý do mà việc hiểu rõ và xây dựng bộ yêu cầu công việc của nhân viên bán hàng là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo vai trò và chuyên nghiệp hóa công việc của từng bộ phận trong cửa hàng. 

2. Công việc của nhân viên bán hàng

Tùy vào quy mô và ngành hàng kinh doanh mà công việc của nhân viên bán hàng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết nhân viên bán hàng sẽ chịu các trách nhiệm chính sau:

2.1 Nhận và bảo quản hàng hóa

Công việc của nhân viên bán hàng trong hoạt động này sẽ là tiến hành nhận hàng hóa từ nhà cung cấp, chi nhánh khác,... và thực hiện kiểm kê số lượng. Cùng với đó là kiểm tra tình trạng đóng gói cũng như hạn sử dụng của từng loại sản phẩm. 

công việc của nhân viên bán hàng

Sau đó tiến hành ghi chép biên bản giao nhận hàng một cách chính xác, đầy đủ với những thông tin về số lượng, tình trạng hàng hóa. Nếu hàng hóa phát sinh các vấn đề ngoài ý muốn thì cần báo cáo với cấp trên để đưa ra phương án giải quyết phù hợp. 

Thực hiện bảo quản và đóng gói sản phẩm trong kho hàng theo phương pháp, điều kiện phù hợp. Ví dụ như thực phẩm cần được bảo quản ở tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp hay bảo quản hàng hóa dễ vỡ,...

Xem thêm: Quy trình nhập hàng - Các bước nhập hàng vào kho với Sapo

2.2 Sắp xếp và trưng bày hàng hóa

Đối với một cửa hàng bán lẻ, sắp xếp và trưng bày hàng hóa phù hợp, khoa học và có chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo trải nghiệm khách hàng cũng như kích thích mua sắm.

Nhân viên bán hàng cần đảm bảo hàng hóa được sắp xếp đúng cách, đúng vị trí và luôn giữ vệ sinh cũng như lọc sản phẩm hết hạn đúng thời điểm để không ảnh hưởng đến việc mua sắm, sử dụng của khách hàng, loại bỏ tối đa các rủi ro.

2.3 Tư vấn và chăm sóc khách hàng sau bán

Một số ngành hàng đặc thù như kinh doanh điện lạnh, đồ điện tử, việc tư vấn kỹ và chăm sóc khách hàng sau bán là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp đảm bảo khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của bạn mà còn giảm thiểu tối đa rủi ro cho cửa hàng về vấn đề khiếu nại. 

Cùng với đó, việc tư vấn kỹ càng để khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với một trải nghiệm tốt là yếu tố quyết định đến việc khách hàng quay trở lại cửa hàng của bạn vào lần sau. Đừng chỉ bán sản phẩm, hãy tập trung vào việc đưa ra giải pháp phù hợp và tốt nhất dựa vào cách lắng nghe khách hàng. 

Trong trường hợp những vấn đề cần giải quyết nằm ngoài thẩm quyền thì nhân viên cần báo lại cho cấp trên để đưa ra phương án xử lý kịp thời. Điều này sẽ giúp nhân viên bán hàng không làm mất lòng khách hàng cũng như có thể giải quyết được triệt để vấn đề.

Xem thêm: Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng

3. Những yêu cầu đối với nhân viên bán hàng

Công việc của nhân viên bán hàng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và yêu cầu để không chỉ đảm bảo công việc, hoạt động vận hành mà còn giúp nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và tăng doanh số hiệu quả cho cửa hàng. Một số kỹ năng mà nhân viên bán hàng nào cũng cần nắm vững như sau:

3.1 Quan sát và phân tích

Một số ngành kinh doanh như thời trang, mỹ phẩm đòi hỏi rất nhiều ở kỹ năng quan sát và phân tích. Bởi trên thực tế, có khá nhiều bộ phận khách hàng không muốn nhân viên hỏi hay đi cùng khi đang tham quan và lựa chọn đồ. 

Do đó, thay vì đi cùng khách hàng cũng như đề xuất những sản phẩm mà chưa chắc khách hàng đã muốn thì bạn hoàn toàn có thể đứng quan sát theo hành vi của khách hàng để phân tích xem nhu cầu của họ đang ở nhóm sản phẩm nào.

Khi khách hàng thể hiện nét mặt và cử chỉ cần tìm kiếm, nhờ giúp đỡ thì khi này bạn hoàn toàn có thể bước đến để hỗ trợ khách hàng. Đây được xem là một trong những yếu tố giúp khách hàng vừa giữ được không gian riêng lại vừa đảm bảo được khả năng bán hàng đúng nhu cầu. 

công việc của nhân viên bán hàng

3.2 Lắng nghe khách hàng

Đối với công việc của nhân viên bán hàng, lắng nghe và kiên nhẫn có thể nói là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu và cũng không hề dễ dàng để thực hiện. Việc lắng nghe khách hàng không chỉ giúp bạn có thể biết được chính xác nhu cầu cũng như vấn đề mà khách hàng đang gặp phải mà trong nhiều trường hợp, đây là cách để bạn có thể push sale vô cùng hiệu quả. 

Đồng nghĩa với điều đó, hãy luôn giữ thái độ kiên nhẫn để lắng nghe khách hàng. Đây là cách duy nhất để bạn có thể hiểu rõ, đánh giá và đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất cho vấn đề của khách hàng. 

Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe trong kinh doanh - Những yếu tố quan trọng chủ kinh doanh cần nắm vững

3.3 Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Công việc của nhân viên bán hàng chính là mang lại doanh thu cho cửa hàng. Vì vậy, kỹ năng đàm phán, thuyết phục là yếu tố tiên quyết để bán hàng thuận lợi nhất. Để nâng cao kỹ năng này, nhân viên bán hàng cần đảm bảo khả năng lắng nghe và đánh giá tâm lý của khách hàng, từ đó định hướng và đánh vào tâm lý chần chừ của khách hàng. 

3.4 Kiểm soát thái độ và biểu cảm

Chuyên nghiệp và nụ cười là điều không thể thiếu của một nhân viên bán hàng. Bởi rõ ràng, không một khách hàng nào có thể chấp nhận được việc đi mua hàng gặp những người bán hàng cau có hay u ám. Đó là lý do mà việc kiểm soát biểu cảm khi gặp khách hàng là điều vô cùng quan trọng. 

công việc của nhân viên bán hàng

Ngay cả khi bạn vừa gặp một khách hàng khó chiều hay những vấn đề khiến bạn buồn bực, hãy đảm bảo là bạn sẽ không mang tâm trạng đó của mình đến gặp khách hàng tiếp theo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhân viên bán hàng cần kiểm soát và giữ bình tĩnh trong bất kỳ trường hợp nào trao đổi với khách hàng. 

4. Những yếu tố chủ kinh doanh cần lưu ý 

Xây dựng mô tả công việc nhân viên bán hàng chuẩn và phù hợp là vô cùng quan trọng, tuy nhiên cùng với đó chủ kinh doanh cũng cần đảm bảo một môi trường phù hợp để nhân viên có thể phát triển các kỹ năng một cách toàn diện và nâng cao hiệu suất công việc. 

  • Xây dựng quy trình bán hàng

Hãy bắt đầu từ việc xây dựng một quy trình bán hàng tinh gọn, hiệu quả. Điều này có nghĩa là mỗi nhân viên sẽ cần được phân chia nhiệm vụ rõ ràng, quy trình và đầu mối bán hàng từ khâu nhập hàng, kiểm kho, bán hàng, thanh toán đến kiểm kê cuối ngày cần đảm bảo tính chính xác tuyệt đối theo đúng các bước.

Việc xây dựng quy trình rõ ràng không chỉ giúp ngay cả những nhân viên mới nắm được quy trình chuẩn mà còn giúp hạn chế tối đa sai sót trong suốt quá trình kinh doanh. 

Xem thêm: 7 bước xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả nhất

  • Xây dựng KPI dành cho nhân viên bán hàng

Tiếp theo, xây dựng KPI cho nhân viên bán hàng là điều quan trọng để nhân viên có mục tiêu hướng đến và thể hiện trách nhiệm của mình với công việc. Điều này cũng giúp chủ kinh doanh có thể đo lường được hiệu suất công việc của nhân viên bán hàng như khả năng tiếp cận khách hàng, tỷ lệ khách hàng mới, tỷ lệ khách hàng quay trở lại hay doanh thu mang về,...

công việc của nhân viên bán hàng
  • Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh

Có thể nói, công nghệ đóng vai trò rất lớn trong hoạt động kinh doanh. Đó không chỉ là công cụ giúp cửa hàng tối ưu vận hành, đảm bảo tính chính xác, hạn chế tối đa sai sót và quản lý dễ dàng hơn mà đây còn là một trong những yếu tố hỗ trợ nhân viên bán hàng vô cùng hiệu quả. 

Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ như phần mềm quản lý bán hàng giúp nhân viên bán hàng có thể hạn chế tối đa sai sót do không nhớ giá hay chương trình ưu đãi đặc biệt.

Ngay cả với những nhân viên mới, họ cũng sẽ không cần quá nhiều thời gian để nhớ giá từng sản phẩm, mẫu mã mà thay vào đó là học cách sử dụng một phần mềm bán hàng đơn giản.

Một số phần mềm như Sapo POS không chỉ hỗ trợ nhân viên bán hàng và chủ kinh doanh bán hàng tại cửa hàng, trên Facebook một cách dễ dàng, chính xác mà còn đảm bảo khả năng theo dõi và đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của cửa hàng, của từng nhân viên.

Đặc biệt, Sapo POS còn giúp nhân viên bán hàng, nhân viên kho và chủ kinh doanh kiểm soát được toàn bộ hệ thống sản phẩm, tồn kho và cảnh báo sắp hết hàng để đưa ra kế hoạch nhập hàng phù hợp hơn. 

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần ghi nhớ trong việc lập mô tả công việc của nhân viên bán hàng. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh xây dựng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Nguồn: sapo

Trích dẫn

Nhân viên phục vụ nhà hàng làm những gì? Một số lưu ý khi đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:59:09

5 bí quyết phỏng vấn khi tuyển cộng tác viên bán hàng online Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:58:32

5 Tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng hiệu quả nhất Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:57:45

Môi trường làm việc là gì? Những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng môi trường làm việc Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:56:53

5 tiêu chí giúp bạn có đội ngũ nhân viên bán hàng online tinh nhuệ Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:56:28

12 bí quyết giảm áp lực trong công việc ai cũng cần biết Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:55:50

ERP là gì? Phần mềm ERP có thể giúp gì cho doanh nghiệp? Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:54:55

Kaizen là gì? 5 lợi ích mà phương pháp Kaizen mang lại Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:54:23

Nghệ thuật tạo động lực khi quản lý nhân viên bán hàng bạn cần biết Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:53:47

Phân quyền – Kỹ năng quan trọng cần phải biết khi quản lý nhân viên Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:53:16

TOP 4 phần mềm quản lý nhân sự miễn phí cho các cửa hàng bán lẻ Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:52:18

Bật mí 11 mẹo cực hữu ích trong tuyển dụng và đào tạo nhân viên thời vụ Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:51:33

Kỹ năng telesales: Làm thế nào khi khách hàng từ chối nhận cuộc gọi của bạn? Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:50:26

Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả cho các shop kinh doanh nhỏ Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:49:38

16 điểm khác biệt giữa người giỏi và kẻ dở hơi, bạn thuộc tuýp người nào? Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:49:02

Bí quyết tuyển nhân viên bán hàng thời trang xuất sắc Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:48:30

Tại sao tất cả nhân viên đều quay lưng rời bỏ bạn? Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:47:37

Các yếu tố đánh giá CV xin việc chuyên nghiệp của ứng viên Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:46:49

4 suy nghĩ lệch lạc giới trẻ nên loại bỏ ngay khỏi đầu nếu muốn thành công Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:43:58

5 dấu hiệu chứng tỏ bạn sắp bị “tống cổ” khỏi công ty Theleader gửi lúc 21-07-2023 08:43:25

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School