fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Quản trị nhân lực » Doanh nghiệp Việt và chuyện xây dựng thương hiệu
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Theleader
Gửi lúc:

Trước sức ép cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sôi động hiện nay, thương hiệu ngày càng được khẳng định là tài sản vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp cũng như của mỗi quốc gia.

Doanh nghiệp Việt và chuyện xây dựng thương hiệu

Ảnh minh họa

  • Định vị

Trên thị trường hiện nay tràn ngập các thương hiệu nội lẫn ngoại với các thông điệp khác nhau. Để người tiêu dùng ghi nhớ được thương hiệu, thông điệp của sản phẩm thì doanh nghiệp phải có chiến lược định vị thương hiệu đúng đắn, hiệu quả.

Định vị thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, vì nó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và nhận định của người tiêu dùng, qua đó đánh giá mức độ thành công và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.

Để có chiến lược định vị thương hiệu thành công, doanh nghiệp không nên bỏ qua bước nghiên cứu bài bản về môi trường cạnh tranh, thị hiếu tiêu dùng. Từ đó phát triển thương hiệu dựa trên các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trưng nổi bật của sản phẩm dịch vụ, sao cho phù hợp với thị hiếu của phân khúc khách hàng.

Trước sức ép cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sôi động hiện nay, thương hiệu ngày càng được khẳng định là tài sản vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp cũng như của mỗi quốc gia. Thương hiệu là tài sản phi vật thể nhưng lại mang ý nghĩa vật chất thiết thực đối với một doanh nghiệp nói riêng và một quốc gia hay một nền kinh tế nói chung.

  • Chịu chơi và chịu chi

Trong khi các tập đoàn, công ty nước ngoài đã tăng cường đầu tư chi phí quảng bá mạnh mẽ thương hiệu của mình, tạo một sức ép cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp nội địa thì hiện nay, có rất ít doanh nghiệp Việt “chịu” xây dựng thương hiệu cho mình, hoặc nếu có thì còn khá manh mún và nhỏ lẻ do các doanh nghiệp “sợ” tốn nhiều chi phí.

Không những thế, nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh đã và đang đẩy mạnh khai thác một số thương hiệu nổi tiếng sẵn có của Việt Nam bằng cách bỏ tiền mua lại thương hiệu và phát triển sản phẩm thành thương hiệu của mình.

Ghi nhận của các chuyên gia kinh tế cho thấy, thương hiệu Việt ở các ngành hàng bán lẻ và thực phẩm đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường đang là một hấp lực lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy doanh nghiệp Việt phải chú trọng xây dựng thương hiệu hơn nữa.

Cũng cần nói thêm, bên cạnh những thương hiệu Việt đang bị “thâu tóm” một cách có chủ đích, thì hiện nay cũng không ít doanh nghiệp cố gắng xây dựng thương hiệu cho trưởng thành, rồi đem bán lại cho nước ngoài để thu lợi nhuận.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có tiến bộ trong xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Không ít doanh nghiệp Việt đã xây dựng được Thương hiệu quốc gia để khẳng định bản sắc trên thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập và đó mới là cách đi đúng hướng. Xây dựng Thương hiệu quốc gia sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu.

Trong đó có những doanh nghiệp “made in Việt Nam” đang rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia và chiếm ưu thế trên sân nhà như Vinamilk, Masan, Tôn Hoa Sen, VinGroup, Vietjet, Biti’s, Bitexco…

Để có được những thành công như ngày hôm nay, các doanh nghiệp này ngay từ đầu đã chú trọng xây dựng thương hiệu, đầu tư về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… Và chi phí mà họ đã bỏ ra để làm nên tên tuổi là không hề nhỏ chút nào. Do đó muốn xây dựng được thương hiệu mạnh, bên cạnh sự định hướng đúng đắn, doanh nghiệp cũng cần phải chịu chơi và chịu chi.

  • Vai trò của “bà đỡ”

Theo các chuyên kinh tế, thương hiệu Việt trong ngành hàng bán lẻ và thực phẩm đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường đang là một hấp lực lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Với bản thân thị trường nội địa của nước ta đã là một lợi thế để thương hiệu Việt khẳng định mình bởi là một thị trường có gần 100 triệu người tiêu dùng đang có tốc độ tăng thu nhập nhanh. Do vậy, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần tranh thủ tối đa lợi thế này.

Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp như tích cực đầu tư vào công nghệ, hệ thống phân phối để hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, thì cũng cần phải đẩy mạnh hơn cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giúp thương hiệu Việt Nam thiết lập và khẳng định chỗ đứng trên thương trường.

Tuy vậy, để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thành công cũng cần sự tham gia với vai trò là “bà đỡ” của các cơ quan quản lý nhà nước bằng việc tạo sân chơi kinh doanh thuận lợi và minh bạch cho doanh nghiệp; bằng các chính sách hỗ trợ và các hoạt động nâng cao nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng; giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh và phát triển thương hiệu với các kỹ năng xây dựng và quản trị thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm…

Nguồn:  TheLEADER

Trích dẫn
setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School