Thời tiết mùa hè năm 2022 có nắng nóng gay gắt? Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn WeatherPlus, mùa nóng đầu hè 2022 có xu hướng đến muộn. Tháng 06-07 có khoảng trên 18-21 ngày nắng nóng, nhiều hơn trung bình nhiều năm 7-9 ngày. Mức độ nóng cũng gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Sự thay đổi này có tác động như thế nào đến ngành bán lẻ thời trang? Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nên chú ý điều gì trong kế hoạch kinh doanh mà hè 2022 sắp tới?
Khi nào mùa hè bắt đầu?
Theo quy luật khí hậu Việt Nam, thời điểm tháng 04 hàng năm được xem là tháng khởi đầu mùa nóng, bởi nhiệt độ trung bình tháng 4 là 24-25 độ ở Bắc Bộ và nhiệt độ cao nhất tháng trung bình là 27-28 độ.
Những năm nóng sớm, nhiệt độ (khu vực Bắc Bộ, đặc biệt là Tây Bắc Bộ và vùng đồng bằng trung du) trong tháng 04 cao nhất dao động 35-37 độ là ngưỡng nắng nóng.
Trong vòng 30 năm trở lại đây (từ năm 1990 đến 2021), các năm 2007, 2012, 2015, 2016, 2019 là các năm có nhiệt độ cực đại trong tháng 04 cao 37-40 độ ở đồng bằng trung du, và 40-42 độ ở vùng núi Tây Bắc Thanh Hóa đến Quảng Bình).
Với một nền nhiệt độ cao nhất tháng 4 trung bình là 27-28 độ, mà các năm xuất hiện đợt nóng dị thường cao hơn tới 9-10 độ, thực sự gây ra những tác động lớn tới hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Ngoài các giá trị cực đại về nhiệt độ, số ngày có nhiệt độ cao trên 32 độ cũng có thể dùng để đánh giá mức độ nóng trong tháng 4 hàng năm. Năm nào có trên 5 ngày nhiệt độ cao nhất từ 31 độ được coi là nóng hơn bình thường.
Thời tiết mùa hè năm 2022 có nắng nóng gay gắt?
Tháng 4/2022 chưa có nắng nóng dị thường
Tháng 02 và 03/2022 dự báo nền nhiệt độ thấp hơn trung bình.
Tháng 04 phổ biến chỉ tương đương trung bình, dự báo nhiệt độ cao nhất trung bình tháng 04 trong khoảng 25-27 độ với khu vực đồng bằng. Trong tháng có khoảng 3-5 ngày nhiệt độ tăng lên 30-32 độ, chưa phải là ‘nóng dị thường’.
Tháng 5/2022 nhiệt độ xu hướng thấp hơn TBNN
Sang tháng 05, nền nhiệt độ cũng có xu hướng thấp hơn trung bình, tuy nhiên cần đề phòng có các đợt nắng nóng có thể gây nhiệt độ cao nhất khu vực đồng bằng khoảng 37-39 độ, cũng chưa phải là mức độ nóng cực đoan.
Tháng 6 và 7/2022 dự báo nắng nóng kéo dài cực đoan
Tháng 6 và 7/2022: Số ngày nóng trên 34 độ trong tháng 06 và tháng 07 năm nay dự báo kéo dài và cực đoan hơn so với trung bình nhiều năm.
Theo trung bình, mỗi tháng chính hè này có từ 10-12 ngày nóng (với mức nhiệt độ đo trong lều tính từ 34.5 độ). Trong đó 10 năm gần đây, tháng 06 có 17 ngày, tháng 07 là 14 ngày, đều cao hơn so với những năm trước cho thấy rõ xu hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở số ngày nóng kéo dài hơn. Mức độ nóng cũng có phần gay gắt hơn thể hiện ở số ngày nóng 38-40 độ tăng hơn.
Mùa hè năm 2022, dự báo tháng 06-07 có khoảng trên 18-21 ngày nắng nóng, nhiều hơn trung bình nhiều năm 7-9 ngày.
Ngành bán lẻ thời trang chịu tác động tích cực hay tiêu cực?
Nền tảng phân tích tìm kiếm Pi Datametrics về lĩnh vực thời trang cho thấy: Sự thay đổi nhiệt độ trong mùa hè có tác động đáng kể đến hành vi tìm kiếm sản phẩm quần áo của khách hàng.
Số lượng tìm kiếm quần áo mùa hè như áo sơ mi nam, dép xỏ ngón, áo phông, kính râm và quần short đạt đỉnh tùy theo nhiệt độ. Nếu tháng 4 thời tiết ấm hơn thì nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm này tăng lên trước khi giảm dần vào tháng 5, 6 (vì mọi người đã tìm được trang phục mùa hè phù hợp)
Nếu 06 tháng đầu năm nhiệt độ ấm hơn TBNN, thì lượng tìm kiếm quần áo mùa hè đạt đỉnh cao hơn và sớm hơn đáng kể so với những năm có nhiệt độ thấp hơn
Điều này có thể là một cơ hội để các doanh nghiệp bứt phá doanh thu hoặc là một nguyên nhân gây tổn thất bất ngờ. Tùy thuộc vào việc các công ty có chú ý tới những thay đổi của thời tiết và có sự chuẩn bị để sẵn sàng thích ứng với chúng hay không.
Dựa vào thông tin dự báo thời tiết từ chuyên gia WeatherPlus, ngành thời trang, may mặc có thể lưu ý một số điểm như sau trong mùa hè năm nay:
Các đợt nắng nóng khu vực đồng bằng với nhiệt độ cao nhất khoảng 37-39 độ chính là thời điểm kích cầu thời trang mùa hè 2022. Nhưng phải đến tận đầu tháng 6 khi những đợt nắng nóng gay gắt thực sự bắt đầu tổng nhu cầu cả thị trường mới tăng lên. Các nhãn hàng nên tranh thủ cơ hội này để sớm tung ra các bộ sưu tập mùa hè trước khi nhu cầu tìm kiếm vào tháng 7 giảm xuống.
Quần áo với chất liệu thoáng mát và các phụ kiện chống nắng đi kèm sẽ vẫn tiếp tục tăng doanh thu.
Doanh nghiệp mở rộng thêm mô hình bán hàng online, hỗ trợ giao hàng trực tiếp khi thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.
Ứng dụng dự báo thời tiết mùa hè trong ngành may mặc Việt Nam
Yếu tố thời tiết theo mùa rất quan trọng với mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang nói chung. Lý do là bởi xu hướng thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm nhu cầu mua sắm khách hàng.
Nếu hoạt động may mặc không nắm bắt được diễn biến thời tiết theo mùa thì rất khó xây dựng kế hoạch kinh doanh hay chiến dịch ra mắt quảng bá sản phẩm mới đúng và trúng nhu cầu, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Điều này đã được chứng minh qua hoạt động kinh doanh nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như Topshop, La Redoute, Bravissimo, Burton,..
Ví dụ như:
6 tháng đầu năm 2017, nhiệt độ tại Vương quốc Anh liên tục cao hơn TBNN, dẫn đến lượt tìm kiếm các sản phẩm nam, nữ mùa hè tăng đột biến so với 2016.
David Friedberg phó giám đốc Marketing tại Planalytics (công ty thời tiết tại Anh): Ứng dụng thời tiết trong việc tính toán nhu cầu khách hàng ngành may mặc giúp tăng độ chính xác kế hoạch kinh doanh tới 20%.
Năm 2017, TU – thương hiệu thời trang cao cấp Anh quốc đã ứng dụng thời tiết vào chiến lược quảng bá: Hiển thị quảng cáo phù hợp với thời tiết thực tế. Kết quả tương tác cao gấp 2,3 lần so với quảng cáo truyền thống.
Bằng việc bám sát vào điều kiện thời tiết với nhu cầu tìm kiếm sản phẩm, WeatherPlus và các doanh nghiệp may mặc đã tìm ra các ngưỡng nhiệt độ có tác động mạnh tới hành vi mua sắm của khách hàng và đưa ra những quy luật có tính ứng dụng. Nắm bắt dự báo sớm cùng WeatherPlus bằng cách dùng thử bản tin dự báo thời tiết được thiết kế riêng dành cho ngành may mặc.
Nguồn: brandsvietnam