fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Truyền thông marketing » Tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu nhà hàng bao nhiêu là đủ?
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Hải Anh
Gửi lúc:

Với sự phát triển như vũ bão của các kênh truyền thông quảng cáo hiện nay, đặc biệt là các kênh quảng cáo online, thì lựa chọn sử dụng kênh truyền thông nào để thúc đẩy bán hàng đã khiến không ít các doanh nghiệp đau đầu rồi, chưa nói đến việc phải quyết định nên chi bao nhiêu ngân sách cho các chiến dịch truyền thông quảng cáo đó.


Tuy vậy, việc cần làm vẫn phải làm. Bạn cần có một “cơ sở” đủ tin cậy để tính toán các chi phí quảng cáo nên chiếm bao nhiêu số tiền của mình. Hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống cũng không nằm ngoài quy luật trên. Các chủ nhà hàng cũng cần trả lời được câu hỏi: “Tôi nên chi bao nhiêu tiền cho hoạt động quảng cáo tiếp thị?”

Bài viết tổng hợp dưới đây của PasGo Team sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó!

 

Các cách xác định tỷ lệ chi phí quảng cáo

Bạn có xác định theo kiểu “thầy bói”: Tôi thích chi bao nhiêu tiền cho quảng cáo thì tôi chi. Tất nhiên, đó cũng là một cách. Nhưng quyết định chi như vậy thì rủi ro quá, bạn không thể khẳng mình định dài vốn mãi được, phải không? Trên thực tế, có 4 cách cơ bản sau đây để xác định ngân sách cần chi cho quảng cáo truyền thông:

Cách 1. Xác định một tỷ lệ chi phí nhất định

Khi chưa biết đến cơ sở tính toán số tiền cần chi cho hoạt động quảng cáo, thì không ít Ban lãnh đạo các doanh nghiệp đã tự xác định số tiền này dựa trên một tỷ lệ nhất định – mà họ cho là hợp lý. Tất nhiên, “hợp lý” ở đây là họ cũng xác định dựa trên một số cơ sở thống kê hiện tại như: nguồn lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp, các mục tiêu ưu tiên trong năm nay, ngân sách đã dành cho quảng cáo của các năm trước và hiệu quả nó mang lại,…

Cách xác định này, chỉ nên dành cho các doanh nghiệp có dài vốn, hoặc đang trong tình trạng làm ăn tốt.

Cách 2. Dựa trên kỳ vọng của doanh nghiệp

Cũng như cách thứ nhất ở trên, việc hoạch định ngân sách quảng cáo dựa trên kỳ vọng của doanh nghiệp là một cách xác định có ít căn cứ khách quan bên ngoài, nên mức độ kiểm chứng thực tế không quá cao, đa số thuộc vào chủ quan của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, nếu bạn muốn tăng thị phần hoặc doanh số lên 50% so với năm trước, thì việc cần chi thêm tiền cho hoạt động truyền thông tiếp thị là chắc chắn cần có. Lúc này, ngân sách quảng cáo sẽ được xác định nhằm đạt được mục tiêu trên của doanh nghiệp bạn, dựa trên các yếu tố có sẵn như: nguồn lực tài chính hiện tại, mức chi quảng cáo của năm trước,…

Cách 3. Ngân sách tương xứng với đối thủ cạnh tranh

Đây cũng là cách xác định ngân sách vẫn đang được một số doanh nghiệp lựa chọn, dựa trên lập luận “nếu chi ngân sách thấp hơn đối thủ thì mình có thể bị chiếm mất hết thị phần”. Tuy vậy, theo chúng tôi, cách làm này quá rủi ro, và đa phần người ra quyết định bị chi phối phần nào bởi tâm lý “ăn – thua”. Vì phương pháp này có rất ít cơ sở, thông số để bạn đánh giá được hiệu quả giữa chi phí đã bỏ ra với kết quả mà các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị mang lại

Cách 4. Xác định tỷ lệ chi phí quảng cáo dựa trên doanh thu bán hàng

Trên thực tế, đây là phương pháp đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay vì tính đơn giản và dễ hiểu của nó.

Ví dụ: Nếu doanh thu bán hàng kỳ vọng của bạn trong năm tới là 100 tỷ đồng, và bạn xác định tỷ lệ ngân sách sẽ dành cho quảng cáo là 10%, thì số tiền bạn sẽ cần chi cho hoạt động này là 10 tỷ đồng.

Thật đơn giản phải không?

Vấn đề của chúng ta bây giờ chính là trả lời cho câu hỏi: "Làm thế nào để xác định được chính xác tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu?"

Tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu bao nhiêu là đủ?

1.Tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu là gì?

Tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu (Advertising-To-Sales Ratio, viết tắt là tỉ lệ A/S) - là thước đo hiệu quả chiến dịch quảng cáo của một công ty. Nó được sử dụng để đo lường hiệu quả của đợt ra mắt một sản phẩm cụ thể, hoặc của một dự án hoạt động lớn hơn như đổi thương hiệu hoặc đổi hướng kinh doanh mới. 

Tỷ lệ quảng cáo trên doanh thu được tính bằng cách chia tổng chi phí quảng cáo cho doanh thu bán hàng. Tỷ lệ này sẽ cho bạn biết liệu các nguồn lực mà công ty dành cho chiến dịch quảng cáo có giúp tạo thêm doanh thu bán hàng hay không và mức gia tăng doanh thu mới đó là bao nhiêu.

[Tỷ lệ A/S = Tổng chi phí quảng cáo/ Doanh thu bán hàng]

- Tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu càng cao, càng có nghĩa là chiến dịch quảng cáo đang không hiệu quả, bạn đang phải chi quá nhiều tiền.

- Ngược lại, tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu càng thấp, cho thấy chiến dịch quảng cáo đang hiệu quả, nó đang mang lại doanh số bán hàng cao so với mức tiền đã bỏ ra.

2. Cách xác định tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu của một số ngành, nghề

a. Bảng tỷ lệ A/S trung bình của một số ngành nghề (tham khảo năm 2019)

Ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh

Tỷ lệ A/S

Các công ty môi giới cho vay28,8%
Các công ty nước hoa và mỹ phẩm 22%
Công viên giải trí6,3%
Các cửa hàng bách hóa4%
Các ngân hàng thương mại1%


Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có tỷ lệ quảng cáo trên doanh thu khác nhau. Do đó, khi tính toán chi phí quảng cáo trên doanh thu, bạn cần so sánh tỷ lệ đó với những đối thủ khác trong cùng ngành hoặc cùng phân ngành.  

 

Kinh doanh nhà hàng nên chi bao nhiêu % doanh thu cho hoạt động quảng cáo?

Dưới đây là các con số thống kê tham khảo cho riêng ngành kinh doanh nhà hàng ăn uống.
Để xác định được tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu đối với một nhà hàng, quán ăn, chúng ta có thể cân nhắc theo một số tính huống kinh doanh thực tế, theo các bảng tham khảo dưới đây:

1. Dựa vào mức tăng trưởng doanh thu hàng năm của nhà hàng

Mức tăng trưởng doanh thuTỷ lệ A/S
Tăng trưởng 1 - 15%/năm16,5%
Tăng trưởng 6 - 30%/năm22%
Tăng trưởng 31 – 100+%50,2%

Nguồn tham khảo: fsrmagazine

2. Dựa vào các giai đoạn và tình trạng kinh doanh của nhà hàng

Tình trạng nhà hàngTỷ lệ A/S
Mới mở nhà hàng25 - 35%
Nhà hàng đang hoạt động tốt, muốn mở rộng phát triển thêm12 - 18%
Nhà hàng đang trong thời kỳ suy thoái, kinh doanh đình trệNhiều hơn 3 – 10% so với số tiền bạn hiện đang chi cho quảng cáo

Nguồn tham khảo: fsrmagazine

2a. Khi mới mở nhà hàng

Hãy coi chi phí quảng cáo như một khoản đầu tư. Để tối ưu khoản tiền “đầu tư” này, hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ đối thủ cạnh tranh trong cùng nhóm nhà hàng và phân khúc nhà hàng của bạn. Đánh giá mức độ cạnh tranh và cho thang điểm từ 1 (ít cạnh tranh) đến 10 (cạnh tranh cao). Nếu cạnh tranh cao, bạn nên chi gần 35% tổng doanh thu dự kiến của mình. Nếu bạn có rất ít đối thủ cạnh tranh thì 25% có thể là đủ.

2b. Khi nhà hàng đã thành lập và đang kinh doanh tốt

Thường thì chi thêm tiền cho quảng cáo tiếp thị sẽ làm tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Khi nhà hàng đang ở giai đoạn phát triển tốt, bạn cần quan tâm thêm đến số liệu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, đó là tỷ số giữa lợi nhuận thu được và tổng doanh thu trong một kỳ.

Hiểu nôm na, tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nghĩa là bạn phải tính được số tiền lãi thực tế về túi là bao nhiêu sau khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí.

[Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận sau thuế : doanh thu) x 100]

Tỷ suất lợi nhuận càng cao, bạn càng có thể chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động quảng cáo của mình.
Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp nhỏ thường là 10 – 12%, nhưng đối với hầu hết các nhà hàng quán ăn thì tỷ suất lợi nhuận thường thấp hơn.

Nếu nhà hàng của bạn có mức cạnh tranh thấp, thì bạn có thể quyết định tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu là 12%. Ngược lại, nếu bị nhiều nhà hàng cạnh tranh cao, bạn nên chọn chi 15 -18%.

2c. Khi nhà hàng rơi vào hoạt động đình trệ, doanh thu giảm sút

Thường thì khi doanh thu đang ổn định, bạn cần thúc đẩy hoạt động tiếp thị nhà hàng của mình (Đó có thể không phải là điều duy nhất bạn cần làm, nhưng chắc chắn là một trong những điều bạn cần làm).

Đến khi kinh doanh đình trệ cần cắt giảm chi phí, ngân sách tiếp thị thường là khoản đầu tiên mà các Chủ nhà hàng muốn cắt giảm. Đây luôn là một sai lầm! Bạn có thể cần phải từ bỏ một số thứ xa xỉ mà bạn “trót đầu tư” quá tay trước đây, nhưng đừng nên cắt giảm ngân sách quảng cáo.

Lúc này, bạn nên chi nhiều hơn 3 - 10 % so với số tiền bạn hiện đang chi tiêu cho hoạt động quảng cáo.

>> Giải phápHãy tăng ngân sách tiếp thị lên trong vòng 06 tháng. Sau 6 tháng đó, nếu kinh doanh thịnh vượng trở lại và bạn không còn dài vốn thì có thể cân nhắc giảm ngân sách quảng cáo. Còn nếu bạn vẫn có thể duy trì thì hãy tiếp tục đà tăng trưởng trở lại.

Nhưng nếu bạn vẫn giảm sau 6 tháng hoặc chỉ gần như chững lại, hãy thử tăng ngân sách lên một lần nữa trong vòng 06 tháng, cho đến khi bạn bắt đầu thấy một số kết quả khả quan.

Và hãy nhớ rằng, cách bạn chi tiêu ngân sách quảng cáo cũng quan trọng như số tiền bạn đang chi tiêu. Nếu bạn không thấy kết quả như mong đợi, đừng thay đổi ngân sách của mình ngay lập tức. Trước tiên, hãy tìm ra kênh tiếp thị nào đang mang lại cho bạn lợi tức đầu tư tốt nhất và chi tiêu nhiều hơn ngân sách của bạn vào đó!


 

Với cách xác định tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu nhà hàng mà chúng tôi vừa tổng hợp chia sẻ trên đây, hi vọng các bạn đã xác định được rõ ràng hơn cho mình lời giải của bài toán Doanh thu – Chi phí.



Heli Pham – PasGo Team

Trích dẫn

Tuyệt chiêu viết quảng cáo món ăn: Làm thế nào để thu hút khách hàng? Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:33:27

Tuyệt chiêu thu hút khách hàng đến quán ăn sáng: Ăn hết tô phở khổng lồ tặng 1 triệu đồng Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:25:34

Rước tài, đón lộc nhờ những yếu tố phong thủy nhà hàng sau Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:24:15

5 sự thật về excel trong quản lý quán ăn có thể bạn chưa biết! Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:23:32

Điều gì làm cho quán ăn của bạn trở nên nổi bật Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:16:33

Chiến lược marketing nhà hàng: để chúng ta luôn là sự lựa chọn số 1 Cukcuk gửi lúc 07-06-2023 08:36:43

Bỏ túi 3 TIP trang trí quán cafe trong mơ Cukcuk gửi lúc 05-06-2023 10:06:10

“Bàn ăn may mắn” thay đổi số phận ông chủ và vị khách cuối cùng Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:55:32

9 kiểu chân dung khách hàng mục tiêu thường gặp tại mọi nhà hàng Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:44:18

9 cách tìm kiếm khách hàng cho Nhà hàng dễ làm nhất thời Covid Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:39:38

9+ cách tăng doanh thu nhà hàng bằng việc kích cầu khách mua Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:36:50

9 bí quyết vàng thể hiện món ăn trong Menu để tăng doanh thu Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:36:04

Các mẫu Menu đẹp nhất cho nhà hàng, quán cafe năm 2020 (có ảnh) Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:31:58

25+ cách Marketing nhà hàng tăng doanh thu hiệu quả - Phần 2 Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:30:55

25+ cách Marketing cho nhà hàng tăng doanh thu hiệu quả - Phần 1 Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:29:47

Các ý tưởng hay giúp khai trương nhà hàng hồng phát Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:19:40

Thị trường ngách trong kinh doanh F&B là gì? Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 12:25:01

Menu điện tử là gì? Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe? Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 12:20:41

TikTok - kênh truyền thông marketing nhà hàng & cafe không thể bỏ qua Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 12:15:10

Chinh phục Gen Z – Đối tượng mục tiêu hàng đầu ngành F&B hiện nay Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 12:10:29

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School