Có nhiều cách marketing 0 đồng, cũng nhiều cách marketing sẽ ngốn của bạn rất nhiều ngân sách. Tuy nhiên, việc cần chi thì vẫn phải chi, điều quan trọng là bạn lựa chọn kênh nào, giai đoạn nào, ngân sách bao nhiêu là phù hợp.
Trong bài viết về các cách marketing cho nhà hàng ở Phần 1, PasGo đã đề cập đến 13 cách làm dễ và chi phí thấp. Mời các bạn theo dõi tiếp những cách hay để làm truyền thông, quảng cáo cho nhà hàng ở phần 2 dưới đây nhé!
14. Marketing truyền miệng
Hãy chào đón, phục vụ và tạm biệt khách hàng bằng những nụ cười mỗi ngày. Khách hàng sẽ nhớ bạn, sẽ kể về nhà hàng của bạn cho người bạn thân của họ. Người bạn thân kia đến ăn, lại được bạn chào đón bằng nụ cười ấy, và họ lại đi kể cho người bạn kế tiếp,… cứ như vậy, câu chuyện về nhà hàng của bạn được lan truyền mãi,…
Marketing truyền miệng luôn là một hình thức quảng cáo hữu dụng nhất cho bất cứ quán ăn, nhà hàng nào nhưng không phải ai cũng làm được. Marketing truyền miệng ngày càng trở thành một chiếc lược không thể thiếu trong họat động marketing nhà hàng chuyên nghiệp và bền vững, vì khách hàng có xu hướng tin vào lời khuyên từ người thân, bạn bè hơn là tin vào quảng cáo.
15. Tăng trải nghiệm cho khách hàng, tăng lượt check-in, chụp ảnh
Không ngoa nếu nói lĩnh vực kinh doanh nhà hàng thực ra là một trong các lĩnh vực dễ làm marketing quảng cáo nhất. Bởi ăn uống là một trong các nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Thật khó để cưỡng lại được với các đồ ăn ngon, thức uống hảo hạng trước mặt. Và tất nhiên rồi, khách hàng lúc đó sẽ rất muốn…khoe. Khoe mình đang được ăn ngon, khoe mình đang được ở một nơi khung cảnh thật đẹp, hay khoe lúc mình đang được phục vụ như các quý cậu, quý cô,…
Bởi vậy, hãy tạo ra những khoảng không gian, những góc thiết kế ấn tượng, những khu vực chỉ dành riêng cho việc thực khách “check-in”, chụp ảnh, quay video clip, thậm chí livestream,… và khiến họ muốn khoe tràn lan trên các mạng xã hội về bạn.
Đôi khi khách hàng đi ăn chỉ vì muốn check-in
16. Tạo các gameshow (trò chơi)
Tạo các game để thách thức người chơi, có thưởng – là cách thức marketing mà bạn có thể áp dụng để thu hút thêm khách hàng mới hoặc tạo phễu khách hàng. Cách làm quảng cáo này tuy không mới, nhưng luôn có tác dụng nhất định của nó. Ví dụ: thách thức uống rượu, ăn pizza khổng lồ,…
Một vài điều bạn cần lưu ý khi chọn cách quảng cáo nhà hàng này là:
- Xác định đúng nhóm đối tượng khách hàng để chọn trò chơi phù hợp.
- Luật chơi cần rõ ràng, minh bạch, tránh phát sinh kiện tụng
- Lên kế hoạch chi phí rõ ràng cho game
- Cần có kế hoạch marketing tổng thể đi kèm với game đó, đừng để tiền bỏ ra lãng phí. VD: tổ chức game thì phải đưa tin đồng loạt trên các kênh mạng xã hội, hoặc chạy quảng cáo, hoặc viết bài lên báo,…
17. Quảng cáo offline truyền thống
Quảng cáo tờ rơi, trao đổi chéo đặt tờ rơi tại các nơi có nhiều khách hàng tiềm năng của bạn như thang máy, khu văn phòng toà nhà chung cư, trung tâm thương mại,… là một trong những gợi ý bạn có thể làm để marketing cho nhà hàng của mình.
Thực tế, cách làm quảng cáo offline truyền thống này chưa bao giờ lỗi mốt, đặc biệt rất phù hợp nếu khách hàng mục tiêu của bạn là các đối tượng có hành vi sử dụng online ít.
18. Đưa lên các trang website hoặc ứng dụng đánh giá về địa điểm ăn uống, ẩm thực
Các app như Địa điểm ăn uống, Foody, Lozi,… hay các trang web, fanpage, diễn đàn chia sẻ đánh giá về các địa điểm ăn uống ngon uy tín như: Hội review đồ ăn có tâm, Sài Gòn Ùm,… là những kênh marketing mà bạn có thể cân nhắc để đưa thông tin nhà hàng, món ăn, thức uống lên trên đó.
Thông thường thì nhiều nhà hàng, quán ăn hay bố trí một số nhân sự gọi là “seeding” trên các kênh trên, kiểu như có người của “nhà mình” vào viết bài, rồi lại người khác của nhà mình vào comment (bình luận) để khen hoặc tự đưa đẩy bài viết lên.
Tuy nhiên, chúng tôi cảnh báo bạn rằng cách làm này như con dao hai lưỡi, bởi người dùng giờ đây rất thông minh. Hãy chắc chắn rằng bạn làm thật, ăn thật, đừng cố nguỵ tạo ra một hình ảnh bóng bẩy về nhà hàng của mình rồi lên các cộng đồng kia khoe mẽ. Bạn sẽ bị bóc phốt ngay, và có thể bị tẩy chay, đi tong cả nhà hàng luôn đấy. Ngược lại, chỉ cần được một bài khen công tâm của ai đó trên Sài Gòn Ùm, bạn có thể tiếp cận tới hàng chục nghìn khách hàng với chi phí 0 đồng. Thật tuyệt phải không?
19. Đưa nhà hàng lên các web đánh giá – so sánh ẩm thực nước ngoài
Tripadvisor (app + web) là cái tên uy tín hàng đầu bạn cần biết, đặc biệt nếu loại hinh kinh doanh nhà hàng của bạn là món ăn, đồ uống phục vụ cho các khách “Tây”, người nước ngoài. Đây là sản phẩm của một công ty du lịch Mỹ, chuyên cung cấp các đánh giá liên quan đến du lịch, đặc biệt là các đánh giá về nhà hàng, khách sạn. Tripadvisor được cho là rất minh bạch, khách quan, vì các đánh giá này là do chính khách hàng – những người đã trải nghiệm dịch vụ đánh giá và đưa lên.
Kể cả khi nhà hàng của bạn không kinh doanh các món ăn cho “Tây”, thì việc bạn được một bạn “Tây” nào đó khen và đưa lên đây, cũng là cực kỳ ghi điểm rồi.
Được đánh giá tốt trên Tripadvisor là nhà hàng của bạn đã “thăng hạng” đáng kể đấy
20. Hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ đặt món online có giao hàng tận nơi
Bán hàng online là một kênh bạn nhất định cần đẩy mạnh khai thác, nhất là sau các đợt dịch bệnh Covid-19, nửa cuối năm 2020. Từ sau các quy định cách ly và giãn cách xã hội, mọi người mới thấy việc mua – bán hàng online quan trọng như thế nào trong đời sống con người, nhất là trong thời đại công nghệ ngày nay.
Covid-19 cũng “dạy” cho rất nhiều người thay đổi thói quen tiêu dùng, mua sắm. Có những người chưa từng mua hàng online thì nay chỉ cần ngồi một chỗ ở nhà gọi mua hàng, gọi đồ ăn khắp nơi,… Nếu nhà hàng của bạn không có đội ngũ giao hàng (ship hàng) riêng, thì việc hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp đặt món, giao hàng online như Grabfood, Now, Gofood, Baemin, PasGo… là những đơn vị bạn có thể cân nhắc.
Đặt món online là dịch vụ tất yếu sẽ nở rộ trong tương lai
21. Hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp đặt bàn nhà hàng chuyên nghiệp và toàn diện
Khác với các đơn vị cung cấp dịch vụ đặt món online ở trên, PasGo là đơn vị gần như duy nhất tại Việt Nam hiện nay, ngoài việc có dịch vụ ship món tận nơi, chức năng chính của PasGo là cung cấp giải pháp kết nối ba bên: Nhà hàng – PasGo – Khách hàng, với một chu trình khép kín chuyên nghiệp.
PasGo hiện có gần 2000 đối tác nhà hàng (chủ yếu là nhà hàng trung và cao cấp) tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hoà (Nha Trang). Khách hàng có thể đặt bàn tới các nhà hàng trên hệ thống PasGo thông qua ứng dụng PasGo hoặc website pasgo.vn. Mọi thông tin khách hàng đặt bàn, sẽ được chuyển tiếp gần như ngay lập tức tới nhà hàng, thông qua một phần mềm được phía PasGo phát triển riêng cho đối tác của mình (miễn phí). Công nghệ ba bên khép kín này cũng là nền tảng để giúp các nhà hàng tối ưu chỗ trống giờ thấp điểm, hoặc triển khai nhanh chóng các chương trình ưu đãi, khuyến mại khi cần.
Bên cạnh đó, với thế mạnh về nền tảng công nghệ và cộng đồng khách hàng trung/cao cấp đông đảo của mình, PasGo cũng chính là một đơn vị cung cấp dịch vụ marketing cho nhà hàng một cách bài bản, đúng thị trường, đúng khách hàng, nhất là nhóm khách hàng có nhu cầu đặt bàn, đặt tiệc, tổ chức liên hoan, sinh nhật,…
Nếu bạn đang tính toán chi phí để thuê, tuyển dụng và vận hành một bộ phận quảng cáo nhà hàng hoặc chăm sóc khách hàng riêng,… thì giải pháp toàn diện PasGo là điều bạn rất nên cân nhắc.
Sử dụng PasGo để quản lý đặt bàn, tối ưu chỗ trống, gia tăng khách hàng
22. Sử dụng kênh người nổi tiếng (các KOLs)
KOL là viết tắt của “Key Opinion Leader” (tạm dịch là “người dẫn dắt chính” hay “người có sức ảnh hưởng”). KOL có thể là một cá nhân hay một tổ chức có kiến thức chuyên môn ở một lĩnh vực cụ thể nào đó. Họ có sức ảnh hưởng đáng kể đến hành vi người tiêu dùng đối với sự chia sẻ thông tin từ họ về những sản phẩm, dịch vụ mà họ có kiến thức chuyên môn.
KOL được chia làm 3 nhóm chính:
a. Nhóm Vips/Celeb (Celebrities): là những người nổi tiếng, các ca sĩ, diễn viên hạng A, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, có lượng fan đông đảo và có sự ảnh hưởng lớn tới cộng đồng. Sức ảnh hưởng của họ có thể tác động mạnh mẽ đến một nhóm tuổi, một nhóm người, cộng đồng hay một ngành nghề chuyên môn nào đó. Celeb thường được chọn làm đại sứ cho các nhãn hàng, thương hiệu lớn.
b. Influencer (người gây ảnh hưởng): Họ có thể là các youtuber, vlogger, blogger, người có năng khiếu kể chuyện, các doanh nhân, nhà báo, nhà văn... Tuy phạm vi ảnh hưởng của Influencer hẹp hơn Celeb nhưng họ rất được quan tâm với lượng like và follow trên các mạng xã hội lớn đối với những lĩnh vực nhất định.
c. Mass Seeder: được hiểu là những người có sức ảnh hưởng truyền tai, nhưng trong phạm vi nhỏ. Khi ngày càng có nhiều người ít tin vào quảng cáo nhưng lại tin vào những thông tin được “truyền tai nhau”, thì trong nhiều trường hợp, các Mass Seeder này được sử dụng rất hiệu quả vào việc chia sẻ nối tiếp các nội dung từ Celebs/ Influencer với mục đích PR thương hiệu đến các nhóm khách hàng nhỏ, lẻ.
Một số thí dụ điển hình nhất về sự thành công của việc sử dụng kênh marketing bằng các KOLs này chính là Zalo, shoppee,…
Quảng cáo nhà hàng bằng các KOLs là một cách làm không hề rẻ. Tuy nhiên, tuỳ theo quy mô, mục đích kinh doanh từng giai đoạn, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng cách làm marketing này bằng việc chọn nhóm KOL phù hợp.
23. Tận dụng hiệu ứng đám đông
Hiệu ứng đám đông, hiểu nôm na là: thấy người ta làm thì mình cũng làm theo mà không cần suy nghĩ quá nhiều. Điển hình cho cách làm marketing tận dụng hiệu ứng đám đông này là dịp khai trương thương hiệu trà Phúc Long từ Sài Gòn bắc tiến ra Hà Nội, khai trương cửa hàng McDonald’s Hà Nội hay một nhà hàng Nhật chạy chương trình ăn miễn phí sushi khiến người xếp hàng tắc đường dài hàng cây số,…
Rút thăm trúng thưởng, hoặc các quà tặng hấp dẫn nhưng giới hạn thời gian hay số lượng người như: Tặng 100 ly đầu tiên, giảm 50%/tổng hoá đơn chỉ trong khung giờ 10-11h thứ 3 hàng tuần,… là một vài ý tưởng marketing nhà hàng bạn có thể cân nhắc.
Một cảnh xếp hàng dài để thử uống trà thương hiệu trà Phúc Long
24.Quảng cáo trên truyền hình, radio
Đây chắc chắn là một trong số các kênh quảng cáo đắt đỏ nhất. Bạn có biết, chi phí quảng cáo trên kênh truyền hình VTV khung giờ vàng 20h (sau tin tức thời sự) khoảng 30 – 100 triệu đồng/10s tuỳ kênh VTV?
Tuy đắt đỏ là vậy, nhưng đây vẫn là một kênh marketing bạn có thể sử dụng tuỳ quy mô, tài chính, hoặc nhà hàng và khách hàng của bạn là các đối tượng đặc thù. VD như: resort nghỉ dưỡng với dịch vụ F&B 5 sao,…
25.Email marketing
Một cách thức quảng cáo nhà hàng không mới nhưng vẫn có những hiệu quả nhất định của nó. Hãy gửi những “thư ngỏ” về nhà hàng, món mới, ưu đãi của bạn, hay những thông tin hữu ích như sử dụng, bảo quản thực phẩm an toàn,… những thứ mà đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn có thể quan tâm. Bạn sẽ thu lại được nhiều phản hồi đáng kinh ngạc đấy.
26.Chăm sóc cá nhân hoá khách hàng
Tại sao không phải là chăm sóc khách hàng, mà lại là “chăm sóc cá nhân hoá khách hàng”? Đơn giản bởi vì đối tượng khách hàng mà chúng tôi muốn nhắc tới ở đây là không phải các khách hàng bạn chưa hề biết mặt, mà là nhóm các khách hàng thân thiết của nhà hàng bạn. Họ đã đến quán ăn, đã đến trải nghiệm dịch vụ tại địa điểm kinh doanh của các bạn. Bạn không quên xin số điện thoại hay email của họ đấy chứ?
Đừng lạm dụng làm phiền họ. Nhưng xin một phút để lắng nghe ý kiến phản hồi về thái độ nhân viên, hay gửi tặng mã ưu đãi dịp sinh nhật hàng năm,… là những điều không khách hàng nào nỡ từ chối hay “ghét bạn” cả. Tất cả phụ thuộc vào cách thức bạn chăm sóc họ mà thôi.
Chăm sóc khách hàng khác biệt luôn là vũ khí thành công của mọi doanh nghiệp, không riêng gì các nhà hàng
Trên đây là ít nhất 25 cách làm marketing quảng cáo cho nhà hàng ấn tượng mà hiệu quả tăng doanh thu rõ rệt. Tuỳ mục đích kinh doanh và trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của nhà hàng, có thể bạn sẽ cần kết hợp hai hoặc nhiều kênh quảng cáo một lúc. Một kế hoạch marketing tổng thể là điều rất cần bạn nên làm.
Ngược lại, nếu nhà hàng bạn không có bộ phận chuyên môn marketing, đừng quên gợi ý của chúng tôi về việc sử dụng giải pháp toàn diện PasGo hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ marketing nhà hàng chuyên nghiệp.
Heli Pham – PasGo Team