Trong thế giới biến đổi nhanh chóng và hành vi của khách hàng thay đổi không ngừng, việc liên tục quan sát và học hỏi từ môi trường xung quanh trở nên vô cùng quan trọng để đảm bảo thương hiệu không bị tụt lại phía sau và có cơ hội đột phá trên thị trường. Đọc bài viết dưới đây để hiểu về tầm quan trọng của việc học hỏi đối với sự phát triển của thương hiệu.
Concept: Đừng học theo thiên kiến xác nhận
“Rangaku” trong tiếng Nhật có nghĩa là Hà Lan học (Dutch study). Thay vì nhớ cụm từ này, bạn hãy ghi nhớ ý tưởng đằng sau nó. Trong một bức tranh nổi tiếng của danh hoạ Shiba Kōkan, người Nhật ngồi cạnh người phương Tây trong tay cầm cuốn sách y học giải phẫu. Còn người đàn ông Trung Quốc ngồi lặng lẽ ở một góc cùng cuốn sách của ông. Bức tranh ngụ ý người Nhật đặc biệt quan tâm đến việc học hỏi kiến thức và công nghệ mới từ phương Tây.
Sau hàng nghìn năm học hỏi từ Trung Quốc, Nhật Bản cuối cùng đã vượt qua “người thầy” cũ vào thế kỷ thứ 19. Thậm chí, Nhật Bản còn trở thành quốc gia phát triển, hiện đại đầu tiên trong khu vực Châu Á. Tương tự, thương hiệu mới gia nhập thị trường hoàn toàn có thể vượt qua thương hiệu đang dẫn đầu bằng việc chịu học và dám làm những điều mới.
Tuy nhiên, nhiều thương hiệu lại thất bại trong việc học vì họ chìm trong sự tự mãn với những thành công ban đầu. Dĩ nhiên, việc học chả dễ dàng. Đặc biệt là khi việc học của thương hiệu gắn liền với nghiền ngẫm những gì đã đạt được và thử nghiệm những ý tưởng chưa được thực hiện.
Bên cạnh đó, những điều đúng trong quá khứ chưa chắn đúng với thực tại. Vì thế, thương hiệu cần chuẩn bị sẵn sàng tâm thế học lại từ đầu.
Thế nhưng làm được những điều trên đòi hỏi sự dũng cảm, ý chí mạnh mẽ ở thương hiệu. Và dường như chỉ có những thương hiệu hàng đầu mới có 2 điều đó.
Hiển nhiên, thương hiệu có thể suy ngẫm về thành công của ngày hôm qua, nhưng đừng quên tiếp tục học hỏi, làm mới bản thân để tránh bị tụt lại sau các thương hiệu khác và đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn.
Practice: 7 nguồn tham khảo cho thương hiệu
Để trở thành thương hiệu dẫn đầu, bạn có thể học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau:
Đối thủ cạnh tranh: Thương hiệu có thể học hỏi từ đối thủ cạnh tranh bằng cách quan sát kế hoạch kinh doanh, chiến dịch marketing cũng như cách họ tương tác với khách hàng.Khách hàng: Thông qua khảo sát, thực hiện social media listening và thu thập đánh giá, thương hiệu có thể thu thập được những phản hồi và insights hữu ích từ khách hàng của mình .Chuyên gia trong ngành: Để tham khảo quan điểm và góc nhìn từ các chuyên gia trong ngành, thương hiệu có thể tham dự hội nghị, hội thảo trực tuyến và các khóa học, hoặc đọc các báo cáo và tạp chí về lĩnh vực đó.Phân tích dữ liệu: Thương hiệu cũng có thể học được từ dữ liệu của chính mình thông qua quan sát cách khách hàng hành động, xu hướng doanh số bán hàng và lượt truy cập trang web.Đối tác và nhà cung cấp: Mỗi công ty đều có thế mạnh và đặc trưng riêng. Vì thế thương hiệu nên thường xuyên giao tiếp với đối tác và nhà cung cấp của mình như công ty quảng cáo hay công ty công nghệ để làm giàu vốn kiến thức và insight.Các nhóm nội bộ: Sales, chăm sóc khách hàng và phát triển sản phẩm – những nhóm nội bộ điển hình – có thể giúp thương hiệu hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của mình.Từ các ngành công nghiệp khác: Thương hiệu có thể xem xét cách các ngành công nghiệp khác giải quyết các vấn đề tương tự hoặc giống với những vấn đề mà khách hàng của họ đang gặp phải.Nhờ sử dụng các nguồn thông tin trên, thương hiệu có thể mở rộng kiến thức về thị trường, khách hàng cũng như những xu hướng đang diễn ra trong ngành, từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thương hiệu có thể suy ngẫm về thành công của ngày hôm qua, nhưng đừng quên tiếp tục học hỏi, làm mới bản thân để tránh bị tụt lại sau các thương hiệu khác và đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn.
Example: Học hỏi để thay đổi
Vào giai đoạn cuối của thập niên 2000, Domino’s Pizza đã đối diện với khó khăn vì khách hàng không thích hương vị pizza của họ cũng như thường phàn nàn về thời gian giao hàng lâu. Vì thế, thương hiệu đã quyết định tập trung vào khách hàng và triển khai chiến dịch “Pizza Turnaround” nhằm thừa nhận sai lầm và cam kết thay đổi.
Cụ thể, Domino's thực hiện những thay đổi lớn trong công thức, bao gồm hương vị sốt và phương thức trộn phô mai mới cùng các nguyên liệu tươi ngon hơn, để cải thiện chất lượng của pizza. Họ cũng áp dụng hệ thống đặt hàng trực tuyến mới để tăng tốc quá trình giao hàng và giúp khách hàng theo dõi đơn hàng dễ dàng hơn.
Nhờ những thay đổi này, ý kiến của khách hàng về chất lượng pizza của Domino's và thời gian giao hàng đã thay đổi rất tích cực. Doanh số bán hàng và lợi nhuận của công ty cũng tăng đáng kể, điều này cho thấy việc học hỏi và giải quyết vấn đề có thể ảnh hưởng lớn đến sự thành công của một thương hiệu.
Chiến dịch “Pizza Turnaround” thực hiện những thay đổi lớn nhằm cải thiện chất lượng của Domino’s Pizza.
Nguồn: AdsSpot
Còn trong giai đoạn đầu của thập niên 2010, Domino’s Pizza đã gặp vấn đề tài chính vì những đánh giá xấu từ khách hàng. Vì thế, thương hiệu quyết định lấy khách hàng làm trọng tâm, cải thiện dựa trên những phản hồi đó.
Domino’s Pizza đã làm mới thương hiệu bằng cách cải thiện nguyên liệu, điều chỉnh thực đơn và đổi cách sản xuất pizza. Thay vì sản xuất hàng loạt, thương hiệu sẽ bắt đầu chế biến từ nguyên liệu cơ bản khi khách hàng đặt hàng. Điều này giúp đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm. Song song đó, thương hiệu cũng lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng.
Ngoài ra, Domino’s cũng đầu tư mạnh vào công nghệ vì họ hiểu rằng ngành nhà hàng phụ thuộc vào các nền tảng kỹ thuật số. Thương hiệu tạo ra ứng dụng trên điện thoại thông minh để khách hàng đặt đơn trực tuyến, theo dõi và phản hồi dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Domino’s cũng triển khai chương trình khách hàng thân thiết trên nền tảng số để tặng điểm thưởng cho những người mua sắm thường xuyên.
Những hành động này đã hoàn toàn thay đổi Domino’s Pizza. Đến năm 2018, giá cổ phiếu của thương hiệu đã tăng đến hơn 3.000%, và biến Domino’s trở thành một trong những tập đoàn pizza lớn nhất thế giới. Thành công của Domino’s chủ yếu bắt nguồn từ việc lắng nghe ý kiến của khách hàng, học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ và thay đổi cách thực thi kế hoạch kinh doanh của mình.
Domino’s đầu tư mạnh vào công nghệ vì họ hiểu rằng ngành nhà hàng phụ thuộc vào các nền tảng kỹ thuật số.
Nguồn: People
Nguồn: brandsvietnam