fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Quảng cáo & Truyền thông » 9 Case Study tiêu biểu về cách nhãn hàng lớn như KFC, Omo, Linkedln… áp dụng insights vào chiến dịch
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

9-case-study

Chính xác thì điều gì làm nên một chiến dịch thành công?

Hài hước, góc nhìn thú vị hay khai thác một góc nhìn mới và rất nhiều yếu tố khác có thể sẽ được bạn liệt kê. Tuy nhiên nếu như chiến dịch không thể đào sâu và tác động vào nhu cầu của khách hàng, chiến dịch ấy sẽ chỉ giống như trăng trong nước, hào nhoáng nhưng không mang lại hiệu quả.

Đó là lúc những chiến dịch quảng cáo dựa trên insight của khách hàng tạo ra sự khác biệt.

Việc xây dựng một chiến dịch dựa trên những “sự thật ngầm hiểu” tác động trực tiếp tới hành vi cũng như xu hướng của người tiêu dùng là chìa khóa để nhãn hàng chạm tới mong muốn thực sự của họ, qua đó biến người dùng thành khách hàng của mình.

Dưới đây, hãy cùng Ori tìm hiểu 9 case study tiêu biểu về cách những thương hiệu lớn sử dụng insight khách hàng để tạo ra một chiến dịch quảng cáo thành công.

1. KFC “Love at first bite” - Tạm dịch “Yêu từ miếng đầu tiên”

KFC là chuỗi cửa hàng ăn nhanh lớn thứ hai trên thế giới khi xuất hiện trên 150 quốc gia khắp toàn cầu. Nhưng ngay cả những thương hiệu khổng lồ cũng cần chiến đấu khốc liệt để giữ lấy vị trí của mình và KFC cũng vậy. Vào tháng 4 năm 2022, KFC ra đời chiến dịch “First Bite” nói về cách mà khách hàng thưởng thức món gà của họ.

Thông qua lượng dữ liệu khổng lồ về việc nghiên cứu thói quen ăn uống của khách hàng, KFC đã phát hiện ra rằng khoảnh khắc người tiêu dùng mong chờ nhất khi thưởng thức đồ ăn của hãng chính là khi “cắn miếng đầu tiên”.

Từ insight đó, KFC đã tạo ra một chiến dịch xung quanh khoảnh khắc ngon miệng đó để thu hút sự chú ý của khách hàng với TVC “First Bite”.

Với thông điệp Love at first bite - một thông điệp nói lái của câu thành ngữ “Love at first sight” đã quá quen thuộc với đại chúng, KFC đã thành công kết nối cảm xúc của rất nhiều khách hàng. Ngay cả khi họ chưa từng ăn gà KFC thì khoảnh khắc hạnh phúc trước khi được thưởng thức món ăn mình yêu thích là điều mà chắc chắn ai cũng từng trải qua.

Nhờ cách tiếp cận đầy thú vị này, KFC đã thành công tiếp cận được tới nhiều khách hàng hơn, nhất là với những người tiêu dùng chưa từng thử sản phẩm của thương hiệu trước đây. Thú vị hơn, điều làm nên thành công của chiến dịch lại đến từ chính phản hồi của những khách hàng cũ - nguồn insight luôn có sẵn của mọi nhãn hàng.

2. LinkedIn: Follow in her footsteps

Tạm dịch “Theo dấu chân nàng”.

Là một phần trong chương trình tài trợ quốc gia cho giải đấu UEFA Women's EURO 2022 tại Anh, trang mạng xã hội Linkedin và đối tác đại lý VCCP đã phát động một chiến dịch nêu bật tầm quan trọng của những hình mẫu trong mọi khía cạnh của cuộc sống, trong và ngoài sân cỏ.

Chiến dịch này ra đời thông qua một nghiên cứu của Linkedin với phái đẹp về chủ đề “hình mẫu” của cuộc đời họ. Có tới 76% trong số những người được hỏi đều cho rằng những hình mẫu thành công của phụ nữ nên được truyền thông nhiều hơn tới công chúng.

Chính insight này đã thúc đẩy Linkedin tạo ra một chiến dịch quảng cáo hoàn toàn mới. Tận dụng sự chú ý của công chúng tới sự kiện thể thao lớn nhất của mùa hè, Linkedin đã tạo ra một chiến dịch mang tính tôn vinh, nơi công chúng và người hâm mộ có thể tìm hiểu về những thành tựu trong sự nghiệp của các cầu thủ trong và ngoài sân cỏ. Bằng cách này họ tạo ra một hình mẫu, một nguồn cảm hứng và một sự khích lệ tới phụ nữ trên toàn thế giới.

Thông điệp chính ở đây đó là “Không có thành công nào là dễ dàng - It’s easier to be what you can see”. Trong đó những “hình mẫu” đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc khích lệ những cô gái trẻ tiếp tục theo đuổi giấc mơ. Nó cũng giải quyết một vấn đề mà phụ nữ đang gặp phải, đó là những “hình mẫu” này không thường được biết đến.

Thông qua việc đặt phái đẹp vào vị trí trung tâm - nơi mà họ vốn thuộc về - bằng cách giải quyết vấn đề của họ, Linkedin đã tạo ra được một chiến dịch vô cùng thành công.

3. Whirlpool “Care counts”

Tạm dịch “tầm quan trọng của sự quan tâm”.

Chiến dịch Care Count của Whirlpool nhắm vào một insight đơn giản nhưng cũng đầy tính nhân văn, đó là phía sau mỗi giỏ đồ được giặt là cả một sự quan tâm, chăm sóc mà cha mẹ dành cho con cái. Nó không chỉ xóa bỏ đi cái mác vô hồn của một sản phẩm đặc thù như máy giặt, nó còn cho phép Whirlpool có một sứ mệnh thương hiệu (brand purpose) mới, nhân văn, đầy đồng cảm về sức mạnh của sự quan tâm (the power of care).

Insight chính của chiến dịch này bắt nguồn từ một thực trạng đáng buồn của nước Mỹ khi số lượng trẻ em bỏ học đã lên tới con số hàng triệu. Trong đó, có tới 70% trong số chúng có khả năng sẽ thất nghiệp, 70% sẽ cần tới sự trợ cấp của chính phủ và chúng có tỉ lệ phải vào tù cao hơn gấp 8 lần một đứa trẻ thông thường. Nhưng lý do chính đằng sau chiến dịch này lại cực kỳ đặc biệt,

“Cứ 5 đứa trẻ tại Mỹ thì lại có 1 em không thể tự mình giặt sạch quần áo. Điều này dẫn tới hàng ngàn em gặp tình trạng tương tự bỏ học vì xấu hổ”

Chính nhờ insight vô cùng giá trị này, Whirlpool đã tìm ra cách biến sứ mệnh của mình thành hành động, lan tỏa thông điệp đầy tính nhân văn chỉ bằng một công việc vô cùng đơn giản - giặt quần áo. Trong năm đầu tiên, chương trình đã giặt hơn 2300 mẻ đồ giặt tại 17 trường học. Và kết quả thật đáng kinh ngạc, có tới 90% học sinh đi học thường xuyên hơn, 95% cho thấy mình có động lực đi học hơn và 89% cải thiện việc học hành trên lớp của mình.

4. Lynx: It’s a man thing..isn’t it?

Tạm dịch: Đó là việc đàn ông làm được phải không?

Trong thời điểm các cuộc tranh luận về ý nghĩa của “sự nam tính” đang ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là trên internet đã biến chủ đề này trở nên vô cùng nóng bỏng.

Điều gì khiến một người đàn ông trở nên “men-lì” hơn trong thời đại này? Lynx đã hợp tác cùng Google để tổng hợp một nghiên cứu về những lượt tìm kiếm của nam thanh niên nhằm tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này.

Những lượt tìm kiếm như: Liệu có bình thường khi đàn ông muốn nấu ăn không, hay đàn ông mặc đồ màu hồng được không, đàn ông tập yoga được không… cho thấy rằng vẫn có rất nhiều chàng trai trẻ đang gặp áp lực để sống đúng với các mác “đàn ông” mà người khác gán cho họ.

Tận dụng insight này, Lynx đã mở ra cánh cửa giải quyết những vấn đề và sự bất an của nam thanh niên, đồng thời định vị thương hiệu của họ một cách vững chắc trong mắt công chúng mục tiêu.

Với sự trợ giúp của 72andSunny Amsterdam, họ đã biến những câu hỏi đáng xấu hổ này thành 13 quảng cáo độc đáo trên YouTube, mang lại một cách tiếp cận vấn đề đầy thân thiện về hơn 30 chủ đề phổ biến trên YouTube (thực phẩm, thể thao, thời trang/phong cách...) tới đối tượng mục tiêu (những người đã tìm kiếm nội dung trong chủ đề).

Hiểu đơn giản, nếu một chàng trai tìm kiếm một video liên quan tới nấu ăn, một quảng cáo có tên là “is it ok for guys to cook” sẽ xuất hiện và họ sẽ được điều hướng tới video gốc để xem bản đầy đủ.

Để tạo dựng niềm tin và sức ảnh hưởng, các nhóm đứng đằng sau chiến dịch này đã mời các nhà sáng tạo trên YouTube, những người nổi tiếng có ảnh hưởng và thậm chí cả Nhà vô địch hạng nặng thế giới để trả lời những câu hỏi phổ biến nhất của nam giới về quan điểm của họ về sự nam tính.

Với 1.3 tỉ lượt tiếp cận chỉ trong 2 tuần đầu tiên cùng 2.3 triệu lượt xem, chiến dịch đã mang lại một tiếng vang lớn và được công chúng, đặc biệt là nam giới đón nhận nồng nhiệt.

Bạn thấy đấy, có đôi khi cách tốt nhất để tạo ra một chiến dịch thành công lại chỉ là trả lời câu hỏi của công chúng mục tiêu mà thôi.

5. Spotify 2018: Goals

Tạm dịch “Mục tiêu năm 2018 của bạn là?”

Chiến dịch này không sử dụng insight vì bản thân nó chính là một insight. Hãng khổng lồ trong ngành âm nhạc đã không chỉ một lần thành công với các chiến dịch hài hước của mình. Vào năm 2016 họ đã từng tạo ra một campaign tương tự với “Thanks, 2016. It’s been weird” khi đưa ra những bản tổng kết năm cũ nhắm vào các đối tượng có gout nghe nhạc khá “kỳ lạ” như người dùng nghe nhạc giáng sinh từ tận tháng…6.

Trở lại với 2018 Goals, nhưng lần này là một chiến dịch chúc mừng năm mới, Spotify vẫn tiếp tục phong cách “chọc ghẹo” đầy hài hước của mình tới những khách hàng có thói quen nghe nhạc kỳ lạ. Thông điệp được truyền tải thông qua một chiến dịch OOH với những tấm billboards khổng lồ kết hợp hình ảnh của những nghệ sĩ hàng đầu trên nền tảng.

Spotify Reveals Its Users' Most Embarrassing Listening Habits For 2017 On  Giant Billboards, And It's Even Funnier Than Last Year | Bored Panda

Chiến dịch này thành công tới nỗi nó đã khiến doanh thu của hãng tăng gấp 3 lần trong Q1/2018. Đồng thời, số người dùng đăng ký sử dụng cũng tăng rõ rệt nhờ những câu kêu gọi hành động hiệu quả xuyên suốt chiến dịch.

Bài học thành công mà chúng ta có thể rút ra từ chiến dịch này đó chính là cách mà Spotify tận dụng dữ liệu của người tiêu dùng để tìm ra những hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm độc đáo.

Trong thời điểm nhận thức về quyền riêng tư ngày càng trở nên mạnh mẽ và dễ gây ra phản ứng dữ dội, Spottify với 2018 Goals đã khiến câu chuyện về dữ liệu trở nên hài hước và cực kỳ dễ chia sẻ. Họ không nhắm cụ thể vào một nhóm đối tượng nào mà chọn một mục tiêu khá “ngoại lai”, đó chính là những người lập dị với sở thích nghe nhạc kỳ lạ. Điều này vừa giúp câu chuyện dễ được tiếp nhận hơn bởi đa số công chúng, vừa thú vị hơn rất nhiều so với những con số đơn thuần.

6. Dove: Campaign for Real Beauty

Tạm dịch “Vẻ đẹp thực sự”

Chắc hẳn Dove với những chiến dịch cổ vũ vẻ đẹp của phụ nữ đã là một đề tài quá quen thuộc với bạn đọc rồi. Chiến dịch này của Dove đến từ chính sự tự ti của phái đẹp với 3 insight chính là:

  • Chỉ có 4% phụ nữ cho rằng bản thân mình đẹp

  • 50% phụ nữ cho rằng vẻ đẹp của phụ nữ đang được định nghĩa quá hạn hẹp

  • 2/3 trong số họ cho rằng truyền thông và quảng cáo đang đặt ra những tiêu chuẩn về một vẻ đẹp không thực tế.

Chiến dịch Real Beauty được phát triển bởi agency danh tiếng Ogilvy & Mather vào năm 2004 với thời gian nghiên cứu chiến lược sáng tạo kéo dài tới 3 năm với sự hợp tác của ba trường đại học ở bốn thành phố trên khắp thế giới do Joah Santos đứng đầu.

Campaign: Dove - “Real Beauty – Vẻ đẹp đích thực”: Từ thách thức quan niệm  khuôn mẫu đến khuyến khích lòng tự tôn

Mục đích của chiến dịch là tôn vinh vẻ đẹp thực sự - sự biến đổi tự nhiên về thể chất của tất cả phụ nữ - và truyền cảm hứng cho họ để họ tự tin thoải mái với chính mình.

Có lẽ vì bản thân là chiến dịch đầu tiên hướng tới sự thay đổi nhận thức văn hóa được khởi xướng từ một chiến dịch tiếp thị, Real Beauty đã nhận được sự đồng cảm và kết nối rất cao từ phía công chúng mục tiêu giữa các quốc gia, cũng như từ phía các agency đồng hành. Điều này tạo ra một mục tiêu chung giữa thương hiệu và đại chúng với phạm vi tiếp cận rộng và sức ảnh hưởng lâu dài.

Chiến dịch 10 năm tuổi này được cho là đã thay đổi hoàn toàn lĩnh vực quảng cáo và được đánh giá là chiến dịch quảng cáo hay nhất thế kỷ 21. Nó đã giúp doanh thu của hãng tăng từ 2.5 tỷ USD lên tới hơn 4 tỷ USD.

Vậy bài học rút ra ở đây là gì? Đó là việc đặt mình vào thế giới quan của người tiêu dùng có thể giúp thông điệp sáng tạo của bạn thực sự chạm và kết nối được với cảm xúc của họ.

Giống như trường hợp của Dove và Ogilvy, sức mạnh lớn nhất của chiến dịch là hiểu rằng phụ nữ không muốn được đại diện bởi những tiêu chuẩn sắc đẹp không tưởng. Chính yếu tố này đã tác động xấu đến lòng tự trọng cũng như mối quan hệ của họ với các sản phẩm chăm sóc và làm đẹp.

7. Durex: #Connect Campaign

Tạm dịch “Kết nối”

Được biết tới như một nhãn hàng cực kỳ thông minh và hóm hỉnh trong những ấn phẩm truyền thông của mình, Durex đã từng cho ra đời một chiến dịch cực kỳ ấn tượng với cái tên “Connect”.

Có một sự thật ngầm hiểu rằng chính công nghệ đang ảnh hưởng xấu tới đời sống tình dục cũng như mối quan hệ của những cặp đôi. Trong đó có một vài con số thực sự gây shock như:

  • 75% số người sử dụng điện thoại khi dùng bữa cùng một nửa của họ.

  • 40% cặp đôi cho rằng công nghệ đang gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ của họ.

  • 30% bị phân tâm bởi công nghệ khi họ đang thân mật.

“Tổng kết lại, chúng ta đang “chạm” vào điện thoại nhiều hơn cả chạm vào đối tác của đời mình” - Giám đốc Ukonwa Ojo, Giám đốc Công bằng Thương hiệu Toàn cầu của Durex nói khi trình bày về lý do ra đời của chiến dịch “Connect”.

Khi tiến vào bước triển khai, Durex nhận định rằng “Tất cả những hành động nào cản trở đôi lứa “thân mật” chính là kẻ thù của Durex”. Chính vì thế họ đã quyết định hợp tác với rất nhiều agency trên toàn cầu nhằm bắt đầu một cuộc thảo luận về chủ đề “công nghệ có tác động xấu thế nào tới đời sống tình dục của con người”.

Durex #connect campaign promotes digital 'off button' - Netimperative

Durex lần đầu tiên đưa ra chiến dịch với hashtag #TurnOffToTurnOn như một lời cảnh tỉnh toàn cầu, khích lệ mọi người tắt những thiết bị công nghệ và kết nối lại với nhau trong Giờ Trái Đất.

Sau sự thành công của #TurnOffToTurnOn, họ tiếp tục thực hiện chiến dịch thứ hai mang tên #Connect với việc cho ra mắt tại MWC Barcelona (sự kiện di động lớn nhất thế giới) một “công nghệ điện thoại thông minh mới đầy quyến rũ” hứa hẹn sẽ cải thiện đời sống tình dục của hàng triệu người trên thế giới.

Trước sự háo hức của rất nhiều khán giả, công nghệ độc đáo này lại chính là nút… tắt nguồn. Sự hài hước của thông điệp này bên cạnh bối cảnh việc “nghiện” di động ngày một tặng đã khiến nó ngay lập tức viral và thu hút được rất nhiều sự chú ý.

Kết quả: #Connect vượt qua cả những kỳ vọng lớn nhất về phạm vi tiếp cận, tạo ra tiếng vang và viral trên toàn cầu xung quanh thông điệp của Durex (mọi người nên quan hệ tình dục nhiều hơn). Nó cũng đã định vị Durex là người dẫn đầu một phong trào, đạt được những kết quả tuyệt vời về giá trị thương hiệu và nhận thức.

  • 3,9 tỷ lượt tiếp cận, 88% trong đó là lượt hiển thị tự nhiên

  • 62 triệu lượt xem trên YouTube, là quảng cáo viral đứng đầu trong danh sách video được xem nhiều nhất trên thế giới trong ba tuần liên tiếp

  • Khả năng yêu thích thương hiệu (Brand Likeability) đã tăng 2000 điểm cơ bản, khuyến nghị thương hiệu tăng 1900 điểm, ý định mua hàng tăng lên 2000 điểm

  • Tác động về mặt văn hóa / xã hội: Connect đã truyền cảm hứng cho người tiêu dùng kết nối nhiều hơn với đối tác của họ, tăng 1500 điểm.

Chúng ta nên học gì từ case study này? Đó là những insight cực kỳ sâu sắc về người tiêu dùng sẽ giúp chiến dịch của bạn nhận được sự quan tâm rất lớn từ công chúng mục tiêu, có khả năng lan truyền (viral) lớn, thậm chí dẫn tới cả một xu hướng / phong trào trong ngành.

Trong trường hợp của Durex, công nghệ là tác nhân gây ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng. Khách hàng nhận thức được nguyên nhân và tác động của nó tiêu cực ra sao. Chính vì thế khi được nhắc nhở về điều đó, họ cảm thấy đồng tình với thương hiệu trong việc lên án kết quả của nó (ít quan hệ tình dục và kết nối với nhau hơn). Việc bị nhắc nhở về một hành vi mà họ không hề tự hào nhưng vẫn làm hàng ngày là một điều được miêu tả là “rất đau lòng”. Chính điều này đã thúc giục họ đứng lên và quyết định thay đổi nó và chính điều đó đã làm nên sự thành công của chiến dịch. Một insight xứng đáng điểm 10.

8. Always: Keep Going Like a Girl

Tạm dịch “Tự hào là con gái”

Chăm sóc vệ sinh nữ giới là ngành hàng có mức độ quan tâm cao nhưng khác biệt thương hiệu khá thấp. Người tiêu dùng lựa chọn phần nhiều vì lý do giá cả. Always - một thương hiệu băng vệ sinh phụ nữ của tập đoàn P&G - muốn gia tăng nhận biết thương hiệu, và họ cần 1 lí do thật sự lay động phụ nữ về khía cạnh xã hội.

Insights mà Always tập trung khai thác chính là: Ở tuổi dậy thì, gần một nửa số bé gái (49%) cảm thấy tê liệt vì nỗi sợ thất bại (dựa trên một nghiên cứu năm 2017 trên 1.000 phụ nữ Vương quốc Anh từ 16–24 tuổi). Nguyên nhân của việc này là do ở tuổi dậy thì, sự tự tin của con gái chạm đến ngưỡng thấp nhất, đặc biệt là trong kỳ kinh đầu tiên". Điều này mở ra cơ hội lớn cho vai trò của thương hiệu: đó là chấm dứt sự mất tự tin.

Campaign of the Month: Keep Going #LikeAGirl - Always

Trong đó, câu nói gây ám ảnh nhất với họ đó là you’re like a girl (cứ như con gái ấy) được dùng để chỉ sự thất bại hay chế nhạo người khác. Đây cũng chính là thứ được thuơng hiệu nhận định là “đã giết chết sự tự tin của nữ giới”

Vào năm 2017, chiến dịch #LikeAGirl đã được Always cho ra mắt với những góc nhìn sâu sắc về nỗi sợ thất bại nhằm khuyến khích các cô gái ở khắp mọi nơi coi thất bại như động lực để xây dựng sự tự tin & tiếp tục sống như một cô gái.

Bắt đầu với một viral video truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới – cả nam giới và nữ giới - cùng tham gia lời kêu gọi của thương hiệu về sự tự tin và để thể hiện rằng làm một điều gì đó “Như con gái” nghĩa là làm nó với niềm tin, sự thuyết phục mạnh mẽ và cả tự hào.

Hơn 20 tổ chức nữ giới uy tín như Lean In, Girl Scouts, Amy Poehler’s Smart Girls, Girl Rising and Global Fund for Women đã đồng hành cùng với Always để cùng tạo ra một cộng đồng không phân biệt về giới tính. Đáng chú ý là, Tổ chức Liên hiệp quốc Women National Committee cũng tôn vinh chiến dịch này với một giải thưởng về việc “Phá bỏ những định kiến xã hội”.

Về mặt truyền thông , với #LikeAGirl đã gây được tiếng vang lớn với:

  • Video quảng bá nhận được hơn 85 triệu lượt xem trên 150 quốc gia, 1.5 triệu lượt chia sẻ, 758.9 triệu lượt nhắc tới hashtag #LikeAGirl.

  • Trong đó có tới 65% lượng lượt xem đến từ những chia sẻ tự nhiên

  • Hashtag #LikeAGirl cứ mỗi 90s lại xuất hiện một lần trên Twitter và có 35 triệu lượt bình luận trên facebook về chủ đề này

Không chỉ thành công về mặt truyền thông, Always đã nhận được tới 99% phản hồi tích cực cho #LikeAGirl , giúp tăng ý định mua hàng của người tiêu dùng chạm mốc 92%.

9. OMO: Dirt is good

Tạm dịch “Bẩn là Tốt”

Tuy được vận hành với nhiều cái tên khác nhau tại mỗi quốc gia như Surf, Rinzo hay Breeze nhưng OMO vẫn luôn được định vị với một triết lý duy nhất, đó chính là “Dirt is good / Bẩn là tốt”.

Campaign - 'Dirt is Good' và chiến dịch thành công của OMO - MarketingTrips

Do là một chiến dịch từng được triển khai tại thị trường Việt Nam và gắn bó với tuổi thơ của nhiều người nên Ori sẽ đi chi tiết hơn vào trong từng bước triển khai của OMO.

Định nghĩa của “vết bẩn” tại thị trường Mỹ và Châu Á:

Vào những năm cuối thập niên 90 tại Mỹ, người ta thường cho rằng “Chất bẩn đồng nghĩa với trải nghiệm thực tế, và trải nghiệm thực tế với cha mẹ người Mỹ là một thứ rất có lợi cho sự trưởng thành của trẻ”. Việc nắm bắt được insight này và đưa nó vào trong các chiến dịch truyền thông về vết bẩn đã giúp cho thị phần thương hiệu của OMO tăng nhanh ngỡ ngàng.

Tuy nhiên tại Châu Á, bẩn là một điều gì đó không tốt. Bẩn là từ đi đôi với nghèo, dơ, mất vệ sinh, bệnh tật và đôi khi là … chết.

Do đó, thách thức của OMO khi gia nhập vào thị trường này là phá bỏ định kiến cũ, khiến việc lấm bẩn trong mắt các bà mẹ Châu Á trở nên tốt đẹp hơn.

Insight: Những sự thật ngầm hiểu về vết bẩn

Thông qua việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu cùng những nhà tâm lý học, OMO đã tìm ra một sự thật ngầm hiểu rằng các bà mẹ Châu Á luôn muốn cho con mình vui chơi và tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, nhưng e ngại về việc để cho trẻ lấm bẩn”.

Lộn lại vấn đề, OMO đã tài tình chỉ ra rằng “Chỉ khi trẻ em được vui chơi, trải nghiệm cuộc sống, không ngại lấm bẩn, thì chúng mới có cơ hội học hỏi những bài học quý báu từ cuộc sống”. Hay tóm gọn lại, bẩn không xấu mà lại là cơ hội khó có được để con trở nên tốt hơn.

OMO “Dirt is Good”: Giá trị của sự lấm bẩn (Phần 1)

Chiến lược triển khai: “Trẻ học điều hay thì ngại gì vết bẩn”

Thay vì đi vào mặt logic như tại thị trường Mỹ, nơi con cái lấm bẩn để tự lập, OMO đã khéo léo gắn việc bị bẩn vào những lợi ích sâu xa, những giá trị mà người Châu Á luôn đề cao như những bài học cuộc sống. Đó có thể là tình yêu thương con cái, sự bảo bọc, hy sinh và biết ơn… Con sẽ được phát triển một cách toàn diện nhất khi được “lấm bẩn”, đồng thời nó cũng giúp con học được những giá trị quý báu từ cuộc sống. Qua đó họ đã vượt qua rào cản về văn hóa một cách thực sự cuốn hút, thuyết phục và đầy tình cảm của những người mẹ.

Triển lược này được triển khai qua 4 phương thức:

  • TVC: Được thực hiện hàng năm với những ý tưởng mới dựa trên triết lý Dirt is Good. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về ý nghĩa của vết bẩn.

  • Activation (Quảng bá thương hiệu): Thực hiện các chương trình tặng vé về quê vào mỗi dịp Tết thường niên mang tên “Xuân sum họp - Tết tròn yêu thương”. Qua đó nhận được sự thiện cảm đối với người tiêu dùng.

  • Event: OMO với nổi tiếng với những chương trình hợp tác với các ngôi sao bóng đá, tiêu biểu trong đó là Ronaldinho với quả bóng OMO huyền thoại và chương trình khám phá lịch sử của CLB Manchester United. Qua đó tạo ấn tượng mạnh trong lòng khách hàng.

  • Về mảng truyền thông xã hội, họ cũng có những chiến dịch kết hợp cùng các ca sĩ trẻ như Sơn Tùng MT-P với “Ấn nút nhớ, thả giấc mơ”, qua đó làm xiêu lòng vô số khán giả, nhất là với những bà mẹ Việt.

Vận hành với tính nhất quán cao về triết lý đã giúp OMO đưa vết bẩn thoát ra khỏi rào cản văn hóa và trở nên “đáng quý” hơn trong mắt bà mẹ Việt nói chung và Châu Á nói riêng. Đồng thời, nó cũng giúp OMO luôn đứng đầu trong danh sách top 10 bột giặt được tin dùng nhất tại thị trường Việt Nam.

 

Sau khi đọc qua về 9 case study cực kỳ nổi tiếng trên đây, chắc hẳn bạn cũng dễ dàng nhận ra tầm quan trọng của một insight đắt giá ra sao. Vì vậy, trước khi triển khai một chiến dịch nào đó, hãy thực sự đặt mình dưới góc nhìn của khách hàng và để tâm tới những sự thật ngầm hiểu của họ.

Việc nắm được một insight và triển khai tốt có thể không giúp bạn viral, nhưng nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chạm tới cảm xúc của khách hàng.

Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên để lại một lượt theo dõi cho Fanpage của Ori Agency và theo dõi các nội dung mới nhất của chúng tôi tại đây nhé!

Nguồn biên tập: Ori Agency Marketing

9-case-study

Chính xác thì điều gì làm nên một chiến dịch thành công?

Hài hước, góc nhìn thú vị hay khai thác một góc nhìn mới và rất nhiều yếu tố khác có thể sẽ được bạn liệt kê. Tuy nhiên nếu như chiến dịch không thể đào sâu và tác động vào nhu cầu của khách hàng, chiến dịch ấy sẽ chỉ giống như trăng trong nước, hào nhoáng nhưng không mang lại hiệu quả.

Đó là lúc những chiến dịch quảng cáo dựa trên insight của khách hàng tạo ra sự khác biệt.

Việc xây dựng một chiến dịch dựa trên những “sự thật ngầm hiểu” tác động trực tiếp tới hành vi cũng như xu hướng của người tiêu dùng là chìa khóa để nhãn hàng chạm tới mong muốn thực sự của họ, qua đó biến người dùng thành khách hàng của mình.

Dưới đây, hãy cùng Ori tìm hiểu 9 case study tiêu biểu về cách những thương hiệu lớn sử dụng insight khách hàng để tạo ra một chiến dịch quảng cáo thành công.

1. KFC “Love at first bite” - Tạm dịch “Yêu từ miếng đầu tiên”

KFC là chuỗi cửa hàng ăn nhanh lớn thứ hai trên thế giới khi xuất hiện trên 150 quốc gia khắp toàn cầu. Nhưng ngay cả những thương hiệu khổng lồ cũng cần chiến đấu khốc liệt để giữ lấy vị trí của mình và KFC cũng vậy. Vào tháng 4 năm 2022, KFC ra đời chiến dịch “First Bite” nói về cách mà khách hàng thưởng thức món gà của họ.

Thông qua lượng dữ liệu khổng lồ về việc nghiên cứu thói quen ăn uống của khách hàng, KFC đã phát hiện ra rằng khoảnh khắc người tiêu dùng mong chờ nhất khi thưởng thức đồ ăn của hãng chính là khi “cắn miếng đầu tiên”.

Từ insight đó, KFC đã tạo ra một chiến dịch xung quanh khoảnh khắc ngon miệng đó để thu hút sự chú ý của khách hàng với TVC “First Bite”.

Với thông điệp Love at first bite - một thông điệp nói lái của câu thành ngữ “Love at first sight” đã quá quen thuộc với đại chúng, KFC đã thành công kết nối cảm xúc của rất nhiều khách hàng. Ngay cả khi họ chưa từng ăn gà KFC thì khoảnh khắc hạnh phúc trước khi được thưởng thức món ăn mình yêu thích là điều mà chắc chắn ai cũng từng trải qua.

Nhờ cách tiếp cận đầy thú vị này, KFC đã thành công tiếp cận được tới nhiều khách hàng hơn, nhất là với những người tiêu dùng chưa từng thử sản phẩm của thương hiệu trước đây. Thú vị hơn, điều làm nên thành công của chiến dịch lại đến từ chính phản hồi của những khách hàng cũ - nguồn insight luôn có sẵn của mọi nhãn hàng.

2. LinkedIn: Follow in her footsteps

Tạm dịch “Theo dấu chân nàng”.

Là một phần trong chương trình tài trợ quốc gia cho giải đấu UEFA Women's EURO 2022 tại Anh, trang mạng xã hội Linkedin và đối tác đại lý VCCP đã phát động một chiến dịch nêu bật tầm quan trọng của những hình mẫu trong mọi khía cạnh của cuộc sống, trong và ngoài sân cỏ.

Chiến dịch này ra đời thông qua một nghiên cứu của Linkedin với phái đẹp về chủ đề “hình mẫu” của cuộc đời họ. Có tới 76% trong số những người được hỏi đều cho rằng những hình mẫu thành công của phụ nữ nên được truyền thông nhiều hơn tới công chúng.

Chính insight này đã thúc đẩy Linkedin tạo ra một chiến dịch quảng cáo hoàn toàn mới. Tận dụng sự chú ý của công chúng tới sự kiện thể thao lớn nhất của mùa hè, Linkedin đã tạo ra một chiến dịch mang tính tôn vinh, nơi công chúng và người hâm mộ có thể tìm hiểu về những thành tựu trong sự nghiệp của các cầu thủ trong và ngoài sân cỏ. Bằng cách này họ tạo ra một hình mẫu, một nguồn cảm hứng và một sự khích lệ tới phụ nữ trên toàn thế giới.

Thông điệp chính ở đây đó là “Không có thành công nào là dễ dàng - It’s easier to be what you can see”. Trong đó những “hình mẫu” đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc khích lệ những cô gái trẻ tiếp tục theo đuổi giấc mơ. Nó cũng giải quyết một vấn đề mà phụ nữ đang gặp phải, đó là những “hình mẫu” này không thường được biết đến.

Thông qua việc đặt phái đẹp vào vị trí trung tâm - nơi mà họ vốn thuộc về - bằng cách giải quyết vấn đề của họ, Linkedin đã tạo ra được một chiến dịch vô cùng thành công.

3. Whirlpool “Care counts”

Tạm dịch “tầm quan trọng của sự quan tâm”.

Chiến dịch Care Count của Whirlpool nhắm vào một insight đơn giản nhưng cũng đầy tính nhân văn, đó là phía sau mỗi giỏ đồ được giặt là cả một sự quan tâm, chăm sóc mà cha mẹ dành cho con cái. Nó không chỉ xóa bỏ đi cái mác vô hồn của một sản phẩm đặc thù như máy giặt, nó còn cho phép Whirlpool có một sứ mệnh thương hiệu (brand purpose) mới, nhân văn, đầy đồng cảm về sức mạnh của sự quan tâm (the power of care).

Insight chính của chiến dịch này bắt nguồn từ một thực trạng đáng buồn của nước Mỹ khi số lượng trẻ em bỏ học đã lên tới con số hàng triệu. Trong đó, có tới 70% trong số chúng có khả năng sẽ thất nghiệp, 70% sẽ cần tới sự trợ cấp của chính phủ và chúng có tỉ lệ phải vào tù cao hơn gấp 8 lần một đứa trẻ thông thường. Nhưng lý do chính đằng sau chiến dịch này lại cực kỳ đặc biệt,

“Cứ 5 đứa trẻ tại Mỹ thì lại có 1 em không thể tự mình giặt sạch quần áo. Điều này dẫn tới hàng ngàn em gặp tình trạng tương tự bỏ học vì xấu hổ”

Chính nhờ insight vô cùng giá trị này, Whirlpool đã tìm ra cách biến sứ mệnh của mình thành hành động, lan tỏa thông điệp đầy tính nhân văn chỉ bằng một công việc vô cùng đơn giản - giặt quần áo. Trong năm đầu tiên, chương trình đã giặt hơn 2300 mẻ đồ giặt tại 17 trường học. Và kết quả thật đáng kinh ngạc, có tới 90% học sinh đi học thường xuyên hơn, 95% cho thấy mình có động lực đi học hơn và 89% cải thiện việc học hành trên lớp của mình.

4. Lynx: It’s a man thing..isn’t it?

Tạm dịch: Đó là việc đàn ông làm được phải không?

Trong thời điểm các cuộc tranh luận về ý nghĩa của “sự nam tính” đang ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là trên internet đã biến chủ đề này trở nên vô cùng nóng bỏng.

Điều gì khiến một người đàn ông trở nên “men-lì” hơn trong thời đại này? Lynx đã hợp tác cùng Google để tổng hợp một nghiên cứu về những lượt tìm kiếm của nam thanh niên nhằm tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này.

Những lượt tìm kiếm như: Liệu có bình thường khi đàn ông muốn nấu ăn không, hay đàn ông mặc đồ màu hồng được không, đàn ông tập yoga được không… cho thấy rằng vẫn có rất nhiều chàng trai trẻ đang gặp áp lực để sống đúng với các mác “đàn ông” mà người khác gán cho họ.

Tận dụng insight này, Lynx đã mở ra cánh cửa giải quyết những vấn đề và sự bất an của nam thanh niên, đồng thời định vị thương hiệu của họ một cách vững chắc trong mắt công chúng mục tiêu.

Với sự trợ giúp của 72andSunny Amsterdam, họ đã biến những câu hỏi đáng xấu hổ này thành 13 quảng cáo độc đáo trên YouTube, mang lại một cách tiếp cận vấn đề đầy thân thiện về hơn 30 chủ đề phổ biến trên YouTube (thực phẩm, thể thao, thời trang/phong cách...) tới đối tượng mục tiêu (những người đã tìm kiếm nội dung trong chủ đề).

Hiểu đơn giản, nếu một chàng trai tìm kiếm một video liên quan tới nấu ăn, một quảng cáo có tên là “is it ok for guys to cook” sẽ xuất hiện và họ sẽ được điều hướng tới video gốc để xem bản đầy đủ.

Để tạo dựng niềm tin và sức ảnh hưởng, các nhóm đứng đằng sau chiến dịch này đã mời các nhà sáng tạo trên YouTube, những người nổi tiếng có ảnh hưởng và thậm chí cả Nhà vô địch hạng nặng thế giới để trả lời những câu hỏi phổ biến nhất của nam giới về quan điểm của họ về sự nam tính.

Với 1.3 tỉ lượt tiếp cận chỉ trong 2 tuần đầu tiên cùng 2.3 triệu lượt xem, chiến dịch đã mang lại một tiếng vang lớn và được công chúng, đặc biệt là nam giới đón nhận nồng nhiệt.

Bạn thấy đấy, có đôi khi cách tốt nhất để tạo ra một chiến dịch thành công lại chỉ là trả lời câu hỏi của công chúng mục tiêu mà thôi.

5. Spotify 2018: Goals

Tạm dịch “Mục tiêu năm 2018 của bạn là?”

Chiến dịch này không sử dụng insight vì bản thân nó chính là một insight. Hãng khổng lồ trong ngành âm nhạc đã không chỉ một lần thành công với các chiến dịch hài hước của mình. Vào năm 2016 họ đã từng tạo ra một campaign tương tự với “Thanks, 2016. It’s been weird” khi đưa ra những bản tổng kết năm cũ nhắm vào các đối tượng có gout nghe nhạc khá “kỳ lạ” như người dùng nghe nhạc giáng sinh từ tận tháng…6.

Trở lại với 2018 Goals, nhưng lần này là một chiến dịch chúc mừng năm mới, Spotify vẫn tiếp tục phong cách “chọc ghẹo” đầy hài hước của mình tới những khách hàng có thói quen nghe nhạc kỳ lạ. Thông điệp được truyền tải thông qua một chiến dịch OOH với những tấm billboards khổng lồ kết hợp hình ảnh của những nghệ sĩ hàng đầu trên nền tảng.

Spotify Reveals Its Users' Most Embarrassing Listening Habits For 2017 On  Giant Billboards, And It's Even Funnier Than Last Year | Bored Panda

Chiến dịch này thành công tới nỗi nó đã khiến doanh thu của hãng tăng gấp 3 lần trong Q1/2018. Đồng thời, số người dùng đăng ký sử dụng cũng tăng rõ rệt nhờ những câu kêu gọi hành động hiệu quả xuyên suốt chiến dịch.

Bài học thành công mà chúng ta có thể rút ra từ chiến dịch này đó chính là cách mà Spotify tận dụng dữ liệu của người tiêu dùng để tìm ra những hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm độc đáo.

Trong thời điểm nhận thức về quyền riêng tư ngày càng trở nên mạnh mẽ và dễ gây ra phản ứng dữ dội, Spottify với 2018 Goals đã khiến câu chuyện về dữ liệu trở nên hài hước và cực kỳ dễ chia sẻ. Họ không nhắm cụ thể vào một nhóm đối tượng nào mà chọn một mục tiêu khá “ngoại lai”, đó chính là những người lập dị với sở thích nghe nhạc kỳ lạ. Điều này vừa giúp câu chuyện dễ được tiếp nhận hơn bởi đa số công chúng, vừa thú vị hơn rất nhiều so với những con số đơn thuần.

6. Dove: Campaign for Real Beauty

Tạm dịch “Vẻ đẹp thực sự”

Chắc hẳn Dove với những chiến dịch cổ vũ vẻ đẹp của phụ nữ đã là một đề tài quá quen thuộc với bạn đọc rồi. Chiến dịch này của Dove đến từ chính sự tự ti của phái đẹp với 3 insight chính là:

  • Chỉ có 4% phụ nữ cho rằng bản thân mình đẹp

  • 50% phụ nữ cho rằng vẻ đẹp của phụ nữ đang được định nghĩa quá hạn hẹp

  • 2/3 trong số họ cho rằng truyền thông và quảng cáo đang đặt ra những tiêu chuẩn về một vẻ đẹp không thực tế.

Chiến dịch Real Beauty được phát triển bởi agency danh tiếng Ogilvy & Mather vào năm 2004 với thời gian nghiên cứu chiến lược sáng tạo kéo dài tới 3 năm với sự hợp tác của ba trường đại học ở bốn thành phố trên khắp thế giới do Joah Santos đứng đầu.

Campaign: Dove - “Real Beauty – Vẻ đẹp đích thực”: Từ thách thức quan niệm  khuôn mẫu đến khuyến khích lòng tự tôn

Mục đích của chiến dịch là tôn vinh vẻ đẹp thực sự - sự biến đổi tự nhiên về thể chất của tất cả phụ nữ - và truyền cảm hứng cho họ để họ tự tin thoải mái với chính mình.

Có lẽ vì bản thân là chiến dịch đầu tiên hướng tới sự thay đổi nhận thức văn hóa được khởi xướng từ một chiến dịch tiếp thị, Real Beauty đã nhận được sự đồng cảm và kết nối rất cao từ phía công chúng mục tiêu giữa các quốc gia, cũng như từ phía các agency đồng hành. Điều này tạo ra một mục tiêu chung giữa thương hiệu và đại chúng với phạm vi tiếp cận rộng và sức ảnh hưởng lâu dài.

Chiến dịch 10 năm tuổi này được cho là đã thay đổi hoàn toàn lĩnh vực quảng cáo và được đánh giá là chiến dịch quảng cáo hay nhất thế kỷ 21. Nó đã giúp doanh thu của hãng tăng từ 2.5 tỷ USD lên tới hơn 4 tỷ USD.

Vậy bài học rút ra ở đây là gì? Đó là việc đặt mình vào thế giới quan của người tiêu dùng có thể giúp thông điệp sáng tạo của bạn thực sự chạm và kết nối được với cảm xúc của họ.

Giống như trường hợp của Dove và Ogilvy, sức mạnh lớn nhất của chiến dịch là hiểu rằng phụ nữ không muốn được đại diện bởi những tiêu chuẩn sắc đẹp không tưởng. Chính yếu tố này đã tác động xấu đến lòng tự trọng cũng như mối quan hệ của họ với các sản phẩm chăm sóc và làm đẹp.

7. Durex: #Connect Campaign

Tạm dịch “Kết nối”

Được biết tới như một nhãn hàng cực kỳ thông minh và hóm hỉnh trong những ấn phẩm truyền thông của mình, Durex đã từng cho ra đời một chiến dịch cực kỳ ấn tượng với cái tên “Connect”.

Có một sự thật ngầm hiểu rằng chính công nghệ đang ảnh hưởng xấu tới đời sống tình dục cũng như mối quan hệ của những cặp đôi. Trong đó có một vài con số thực sự gây shock như:

  • 75% số người sử dụng điện thoại khi dùng bữa cùng một nửa của họ.

  • 40% cặp đôi cho rằng công nghệ đang gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ của họ.

  • 30% bị phân tâm bởi công nghệ khi họ đang thân mật.

“Tổng kết lại, chúng ta đang “chạm” vào điện thoại nhiều hơn cả chạm vào đối tác của đời mình” - Giám đốc Ukonwa Ojo, Giám đốc Công bằng Thương hiệu Toàn cầu của Durex nói khi trình bày về lý do ra đời của chiến dịch “Connect”.

Khi tiến vào bước triển khai, Durex nhận định rằng “Tất cả những hành động nào cản trở đôi lứa “thân mật” chính là kẻ thù của Durex”. Chính vì thế họ đã quyết định hợp tác với rất nhiều agency trên toàn cầu nhằm bắt đầu một cuộc thảo luận về chủ đề “công nghệ có tác động xấu thế nào tới đời sống tình dục của con người”.

Durex #connect campaign promotes digital 'off button' - Netimperative

Durex lần đầu tiên đưa ra chiến dịch với hashtag #TurnOffToTurnOn như một lời cảnh tỉnh toàn cầu, khích lệ mọi người tắt những thiết bị công nghệ và kết nối lại với nhau trong Giờ Trái Đất.

Sau sự thành công của #TurnOffToTurnOn, họ tiếp tục thực hiện chiến dịch thứ hai mang tên #Connect với việc cho ra mắt tại MWC Barcelona (sự kiện di động lớn nhất thế giới) một “công nghệ điện thoại thông minh mới đầy quyến rũ” hứa hẹn sẽ cải thiện đời sống tình dục của hàng triệu người trên thế giới.

Trước sự háo hức của rất nhiều khán giả, công nghệ độc đáo này lại chính là nút… tắt nguồn. Sự hài hước của thông điệp này bên cạnh bối cảnh việc “nghiện” di động ngày một tặng đã khiến nó ngay lập tức viral và thu hút được rất nhiều sự chú ý.

Kết quả: #Connect vượt qua cả những kỳ vọng lớn nhất về phạm vi tiếp cận, tạo ra tiếng vang và viral trên toàn cầu xung quanh thông điệp của Durex (mọi người nên quan hệ tình dục nhiều hơn). Nó cũng đã định vị Durex là người dẫn đầu một phong trào, đạt được những kết quả tuyệt vời về giá trị thương hiệu và nhận thức.

  • 3,9 tỷ lượt tiếp cận, 88% trong đó là lượt hiển thị tự nhiên

  • 62 triệu lượt xem trên YouTube, là quảng cáo viral đứng đầu trong danh sách video được xem nhiều nhất trên thế giới trong ba tuần liên tiếp

  • Khả năng yêu thích thương hiệu (Brand Likeability) đã tăng 2000 điểm cơ bản, khuyến nghị thương hiệu tăng 1900 điểm, ý định mua hàng tăng lên 2000 điểm

  • Tác động về mặt văn hóa / xã hội: Connect đã truyền cảm hứng cho người tiêu dùng kết nối nhiều hơn với đối tác của họ, tăng 1500 điểm.

Chúng ta nên học gì từ case study này? Đó là những insight cực kỳ sâu sắc về người tiêu dùng sẽ giúp chiến dịch của bạn nhận được sự quan tâm rất lớn từ công chúng mục tiêu, có khả năng lan truyền (viral) lớn, thậm chí dẫn tới cả một xu hướng / phong trào trong ngành.

Trong trường hợp của Durex, công nghệ là tác nhân gây ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng. Khách hàng nhận thức được nguyên nhân và tác động của nó tiêu cực ra sao. Chính vì thế khi được nhắc nhở về điều đó, họ cảm thấy đồng tình với thương hiệu trong việc lên án kết quả của nó (ít quan hệ tình dục và kết nối với nhau hơn). Việc bị nhắc nhở về một hành vi mà họ không hề tự hào nhưng vẫn làm hàng ngày là một điều được miêu tả là “rất đau lòng”. Chính điều này đã thúc giục họ đứng lên và quyết định thay đổi nó và chính điều đó đã làm nên sự thành công của chiến dịch. Một insight xứng đáng điểm 10.

8. Always: Keep Going Like a Girl

Tạm dịch “Tự hào là con gái”

Chăm sóc vệ sinh nữ giới là ngành hàng có mức độ quan tâm cao nhưng khác biệt thương hiệu khá thấp. Người tiêu dùng lựa chọn phần nhiều vì lý do giá cả. Always - một thương hiệu băng vệ sinh phụ nữ của tập đoàn P&G - muốn gia tăng nhận biết thương hiệu, và họ cần 1 lí do thật sự lay động phụ nữ về khía cạnh xã hội.

Insights mà Always tập trung khai thác chính là: Ở tuổi dậy thì, gần một nửa số bé gái (49%) cảm thấy tê liệt vì nỗi sợ thất bại (dựa trên một nghiên cứu năm 2017 trên 1.000 phụ nữ Vương quốc Anh từ 16–24 tuổi). Nguyên nhân của việc này là do ở tuổi dậy thì, sự tự tin của con gái chạm đến ngưỡng thấp nhất, đặc biệt là trong kỳ kinh đầu tiên". Điều này mở ra cơ hội lớn cho vai trò của thương hiệu: đó là chấm dứt sự mất tự tin.

Campaign of the Month: Keep Going #LikeAGirl - Always

Trong đó, câu nói gây ám ảnh nhất với họ đó là you’re like a girl (cứ như con gái ấy) được dùng để chỉ sự thất bại hay chế nhạo người khác. Đây cũng chính là thứ được thuơng hiệu nhận định là “đã giết chết sự tự tin của nữ giới”

Vào năm 2017, chiến dịch #LikeAGirl đã được Always cho ra mắt với những góc nhìn sâu sắc về nỗi sợ thất bại nhằm khuyến khích các cô gái ở khắp mọi nơi coi thất bại như động lực để xây dựng sự tự tin & tiếp tục sống như một cô gái.

Bắt đầu với một viral video truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới – cả nam giới và nữ giới - cùng tham gia lời kêu gọi của thương hiệu về sự tự tin và để thể hiện rằng làm một điều gì đó “Như con gái” nghĩa là làm nó với niềm tin, sự thuyết phục mạnh mẽ và cả tự hào.

Hơn 20 tổ chức nữ giới uy tín như Lean In, Girl Scouts, Amy Poehler’s Smart Girls, Girl Rising and Global Fund for Women đã đồng hành cùng với Always để cùng tạo ra một cộng đồng không phân biệt về giới tính. Đáng chú ý là, Tổ chức Liên hiệp quốc Women National Committee cũng tôn vinh chiến dịch này với một giải thưởng về việc “Phá bỏ những định kiến xã hội”.

Về mặt truyền thông , với #LikeAGirl đã gây được tiếng vang lớn với:

  • Video quảng bá nhận được hơn 85 triệu lượt xem trên 150 quốc gia, 1.5 triệu lượt chia sẻ, 758.9 triệu lượt nhắc tới hashtag #LikeAGirl.

  • Trong đó có tới 65% lượng lượt xem đến từ những chia sẻ tự nhiên

  • Hashtag #LikeAGirl cứ mỗi 90s lại xuất hiện một lần trên Twitter và có 35 triệu lượt bình luận trên facebook về chủ đề này

Không chỉ thành công về mặt truyền thông, Always đã nhận được tới 99% phản hồi tích cực cho #LikeAGirl , giúp tăng ý định mua hàng của người tiêu dùng chạm mốc 92%.

9. OMO: Dirt is good

Tạm dịch “Bẩn là Tốt”

Tuy được vận hành với nhiều cái tên khác nhau tại mỗi quốc gia như Surf, Rinzo hay Breeze nhưng OMO vẫn luôn được định vị với một triết lý duy nhất, đó chính là “Dirt is good / Bẩn là tốt”.

Campaign - 'Dirt is Good' và chiến dịch thành công của OMO - MarketingTrips

Do là một chiến dịch từng được triển khai tại thị trường Việt Nam và gắn bó với tuổi thơ của nhiều người nên Ori sẽ đi chi tiết hơn vào trong từng bước triển khai của OMO.

Định nghĩa của “vết bẩn” tại thị trường Mỹ và Châu Á:

Vào những năm cuối thập niên 90 tại Mỹ, người ta thường cho rằng “Chất bẩn đồng nghĩa với trải nghiệm thực tế, và trải nghiệm thực tế với cha mẹ người Mỹ là một thứ rất có lợi cho sự trưởng thành của trẻ”. Việc nắm bắt được insight này và đưa nó vào trong các chiến dịch truyền thông về vết bẩn đã giúp cho thị phần thương hiệu của OMO tăng nhanh ngỡ ngàng.

Tuy nhiên tại Châu Á, bẩn là một điều gì đó không tốt. Bẩn là từ đi đôi với nghèo, dơ, mất vệ sinh, bệnh tật và đôi khi là … chết.

Do đó, thách thức của OMO khi gia nhập vào thị trường này là phá bỏ định kiến cũ, khiến việc lấm bẩn trong mắt các bà mẹ Châu Á trở nên tốt đẹp hơn.

Insight: Những sự thật ngầm hiểu về vết bẩn

Thông qua việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu cùng những nhà tâm lý học, OMO đã tìm ra một sự thật ngầm hiểu rằng các bà mẹ Châu Á luôn muốn cho con mình vui chơi và tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, nhưng e ngại về việc để cho trẻ lấm bẩn”.

Lộn lại vấn đề, OMO đã tài tình chỉ ra rằng “Chỉ khi trẻ em được vui chơi, trải nghiệm cuộc sống, không ngại lấm bẩn, thì chúng mới có cơ hội học hỏi những bài học quý báu từ cuộc sống”. Hay tóm gọn lại, bẩn không xấu mà lại là cơ hội khó có được để con trở nên tốt hơn.

OMO “Dirt is Good”: Giá trị của sự lấm bẩn (Phần 1)

Chiến lược triển khai: “Trẻ học điều hay thì ngại gì vết bẩn”

Thay vì đi vào mặt logic như tại thị trường Mỹ, nơi con cái lấm bẩn để tự lập, OMO đã khéo léo gắn việc bị bẩn vào những lợi ích sâu xa, những giá trị mà người Châu Á luôn đề cao như những bài học cuộc sống. Đó có thể là tình yêu thương con cái, sự bảo bọc, hy sinh và biết ơn… Con sẽ được phát triển một cách toàn diện nhất khi được “lấm bẩn”, đồng thời nó cũng giúp con học được những giá trị quý báu từ cuộc sống. Qua đó họ đã vượt qua rào cản về văn hóa một cách thực sự cuốn hút, thuyết phục và đầy tình cảm của những người mẹ.

Triển lược này được triển khai qua 4 phương thức:

  • TVC: Được thực hiện hàng năm với những ý tưởng mới dựa trên triết lý Dirt is Good. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về ý nghĩa của vết bẩn.

  • Activation (Quảng bá thương hiệu): Thực hiện các chương trình tặng vé về quê vào mỗi dịp Tết thường niên mang tên “Xuân sum họp - Tết tròn yêu thương”. Qua đó nhận được sự thiện cảm đối với người tiêu dùng.

  • Event: OMO với nổi tiếng với những chương trình hợp tác với các ngôi sao bóng đá, tiêu biểu trong đó là Ronaldinho với quả bóng OMO huyền thoại và chương trình khám phá lịch sử của CLB Manchester United. Qua đó tạo ấn tượng mạnh trong lòng khách hàng.

  • Về mảng truyền thông xã hội, họ cũng có những chiến dịch kết hợp cùng các ca sĩ trẻ như Sơn Tùng MT-P với “Ấn nút nhớ, thả giấc mơ”, qua đó làm xiêu lòng vô số khán giả, nhất là với những bà mẹ Việt.

Vận hành với tính nhất quán cao về triết lý đã giúp OMO đưa vết bẩn thoát ra khỏi rào cản văn hóa và trở nên “đáng quý” hơn trong mắt bà mẹ Việt nói chung và Châu Á nói riêng. Đồng thời, nó cũng giúp OMO luôn đứng đầu trong danh sách top 10 bột giặt được tin dùng nhất tại thị trường Việt Nam.

 

Sau khi đọc qua về 9 case study cực kỳ nổi tiếng trên đây, chắc hẳn bạn cũng dễ dàng nhận ra tầm quan trọng của một insight đắt giá ra sao. Vì vậy, trước khi triển khai một chiến dịch nào đó, hãy thực sự đặt mình dưới góc nhìn của khách hàng và để tâm tới những sự thật ngầm hiểu của họ.

Việc nắm được một insight và triển khai tốt có thể không giúp bạn viral, nhưng nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chạm tới cảm xúc của khách hàng.

Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên để lại một lượt theo dõi cho Fanpage của Ori Agency và theo dõi các nội dung mới nhất của chúng tôi tại đây nhé!

Nguồn biên tập: Ori Agency Marketing

Trích dẫn

Dynamic ads là gì? - và những điều bạn có thể chưa biết Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:49:57

Chỉ số CTR là gì? Phân tích CTR lý tưởng trong quảng cáo facebook Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:49:29

Tổng hợp 18 phương pháp tối ưu quảng cáo facebook Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:48:44

FOOH: Xu hướng mới hay “con dao hai lưỡi” của thương hiệu? Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:48:20

“Cuộc đua” của các thương hiệu xa xỉ tại giải đua F1 Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:47:57

Học hỏi tiếp thị đa kênh từ 15 thương hiệu lớn: Starbucks, Sephora, Amazon,.. Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:47:20

Tổng Cục Du lịch Singapore trình chiếu biển quảng cáo 3D tại TP.HCM Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:46:49

Bookaholic #31: Beloved Brands – 4 frameworks giúp marketer “biết người, biết ta” Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:45:02

Chinh phục khoảnh khắc “Say Cheese!”, Nabati mang đến làn gió mới trên thị trường bánh kẹo Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:44:37

Học hỏi cách triển khai AR từ các thương hiệu nổi tiếng: Burberry, L‘Oréal, Amazon,... Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:44:04

Điểm bán và Biển quảng cáo ngoài trời OOH Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:43:30

Video Hành trình tìm kiếm âm thanh diệu kỳ - CBS Art Sound, nơi cảm xúc thăng hoa Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:42:48

Production House #5: Dấn thân vào ngành dưới góc nhìn của Founder và Production Assistant “trái ngành” Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:42:02

Chạm insight “thăng tiến” – Cách Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 truyền thông thương hiệu đến Gen Z dịp Tết Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:41:17

Vice President Marketing tại Suntory PepsiCo Vietnam: Tính hiệu quả là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng tạo Brandsvietnam gửi lúc 03-04-2024 00:02:07

“Đi tới đâu, Sôi tới đó” cùng campaign của Lẩu tự sôi Omachi bắp bò riêu cua Brandsvietnam gửi lúc 03-04-2024 00:01:26

Học hỏi cách triển khai DOOH từ các thương hiệu nổi tiếng: McDonald’s, KFC, Subway... Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:59:28

Điểm lại 8 chiến dịch sử dụng insight xuất sắc Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:59

Production House #4: Làm phim quảng cáo có cần chú trọng yếu tố nghệ thuật? Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:36

Chạm insight “thăng tiến” – Cách Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 truyền thông thương hiệu đến Gen Z dịp Tết Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:13

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School