Thương hiệu là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc khẳng định vị trí của một doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Việc sở hữu một thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin, thu hút thành công khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ. Vậy làm thế nào để xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh? Cách đơn giản nhất là bạn hãy quan sát, phân tích, học hỏi các case study thành công từ các thương hiệu lớn.
Trong bài viết này, Ori sẽ cùng bạn tóm gọn lại 20 chiến lược định vị thương hiệu giúp các thương hiệu tỷ đô khắc sâu hình ảnh của mình vào tâm trí khách hàng. Cùng bắt đầu ngay nhé!
Xem lại phần 1 của bài viết tại đây.
11. Không ngại sáng tạo và thử những thứ mới
Nếu bạn muốn duy trì sự phát triển trong các hoạt động kinh doanh của mình thì sự sáng tạo là yếu tố vô cùng cần thiết. Khách hàng luôn có nhu cầu, mong muốn được sử dụng và trải nghiệm các sản phẩm mới được cải tiến, thông minh, tiện ích hơn những sản phẩm hiện có. Và theo một lẽ dĩ nhiên, để cung cấp “động cơ” cho chiếc xe mang tên “thay đổi”, chúng ta cần “năng lượng” từ “sự sáng tạo”.
Nghe thì có vẻ khó tin nhưng việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc, một văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ hỗ trợ cực hiệu quả cho hoạt động sáng tạo. Từ đó, nó sẽ giúp bạn xây dựng được những chiến lược định vị thương hiệu thành công nhất.
Ví dụ: Apple giống như một "từ đồng nghĩa" của sự sáng tạo. Đó là một thương hiệu thúc đẩy người dùng “nghĩ khác” và kết quả của sự sáng tạo đó là khiến tất cả các thương hiệu khác buộc phải "copy" thiết kế của mình để có thể tiếp tục ở lại cuộc chơi. Camera dọc hay việc loại bỏ cục sạc/tai nghe có dây ra hệ sinh thái sản phẩm... đã khiến Apple trở nên thực sự đặc biệt và giúp họ giữ vững vị thế của một hãng công nghệ hàng đầu thế giới.
12. Thân thiện với môi trường
Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng có ý thức sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cao hơn. Do đó việc xây dựng doanh nghiệp gắn liền với hình ảnh thân thiện với môi trường có thể giúp hình ảnh thương hiệu khắc sâu vào trí nhớ của khách hàng. Bởi thông qua việc tạo ra một chiến lược kinh doanh mang theo yếu tố thân thiện với môi trường, bạn sẽ cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp không đặt lợi nhuận lên trên môi trường, từ đó tạo ra ấn tượng tốt so với các thương hiệu khác.
Ví dụ: Trên trang web của mình, The Body Shop xác định rõ ràng các giá trị của mình. Họ phản đối việc thử nghiệm trên động vật; bảo vệ nhân quyền; bảo vệ hành tinh và việc đảm bảo bản thân tuân theo những giá trị này khiến The Body Shop nhận được sự ủng hộ rất lớn từ người dùng.
13. Chính sách bảo hành vĩnh viễn
Đưa ra một chính sách bảo hành vĩnh viễn chắc chắn là lời cam kết thuyết phục nhất về chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp. Và đây cũng là một trong những chiến lược định vị thương hiệu tốt nhất.
Việc cam kết bảo hành sản phẩm/dịch vụ vĩnh viễn đồng nghĩa với việc bạn đang tuyên bố, khẳng định chắc nịch rằng: sẽ không có bất kỳ rủi ro nào khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Nhờ vậy, khách hàng sẽ cảm thấy chi phí bỏ ra xứng đáng hơn hẳn so với việc đặt "niềm tin" vào những thương hiệu khác.
Ví dụ: Thương hiệu chuyên về sản xuất dao, kéo có giá thành cao hơn mặt bằng chung nhưng lại đưa ra một chính sách bảo hành không thời hạn vô cùng hấp dẫn. Chiến lược kinh doanh này có nghĩa là bằng cách mua một bộ dao ngay hôm nay, khách hàng có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn mà không bao giờ phải mua một bộ dao khác. Đây chắc chắn là một lời đảm bảo vô cùng ấn tượng về chất lượng sản phẩm, cũng như giá trị mà nó mang lại.
14. Lấy cảm xúc của khách hàng làm nền tảng để phát triển thương hiệu
Trong hầu hết mọi trường hợp, con người chúng ta đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc. Và ngày nay, sự chi phối của cảm xúc càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Việc tạo ra điểm chạm giữa định vị (câu chuyện) của thương hiệu và cảm xúc của khách hàng cho thấy rằng bạn quan tâm đến khách hàng và bạn thực sự hiểu cảm giác của họ.
Hơn nữa, nó có thể giúp bạn tạo mối quan hệ sâu sắc với khán giả của mình. Và đây là điều mà đối thủ cạnh tranh của bạn khó có thể đánh bại.
Ví dụ về các yếu tố thúc đẩy cảm xúc mạnh mẽ khiến mọi người mua hàng là: cảm giác hạnh phúc, cảm giác tự tin, cảm giác tự do, tránh rủi ro,...
Ví dụ: Một ví dụ điển hình về chiến lược tạo sự khác biệt tuyệt vời dựa trên cảm xúc của con người là chiến lược xây dựng thương hiệu của Coca-Cola. “Gã khổng lồ ngành giải khát” đã và đang định vị sự thành công các sản phẩm của mình gắn liền với sự hạnh phúc. Hiểu đơn giản, Coca-Cola không chỉ bán các sản phẩm nước giải khát thông thường. Thay vào đó, doanh nghiệp toàn cầu này còn bán cả niềm vui, sự sảng khoái, cảm giác tận hưởng cùng bạn bè, người thân,...
Vượt xa đối thủ của bạn cùng giải pháp Marketing của chúng tôi tại đây.
15. Trung thực với khách hàng
Có lẽ nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng: Việc coi sự trung thực như một yếu tố cạnh tranh có hơi "ngờ nghệch" quá không? Và câu trả lời của Ori là: “Không!”. Bởi hơn bao giờ hết, điều quan trọng nhất mà người tiêu dùng muốn từ các thương hiệu là sự trung thực! Và chắc chắn rồi, những doanh nghiệp trung thực sớm muộn gì cũng nhận được “trái ngọt”.
Trung thực ở đây có nghĩa là bạn hoàn toàn minh bạch, không giấu giếm về những điểm mạnh và thiếu sót của doanh nghiệp mình với khách hàng, qua đó tạo cho họ một sự tin tưởng nhất định về thương hiệu, đồng thời cho họ thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến khách hàng của mình.
Ví dụ: NPR hay National Public Radio - một đài phát thanh công cộng nổi tiếng tại Mỹ là case study tiêu biểu cho thấy cách một doanh nghiệp đề cao sự trung thực có thể tạo được lòng tin và xây dựng hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng.
Vào cuối hầu hết các chương trình, NPR sẽ chia sẻ phản hồi của khán giả về các chương trình đã phát sóng trước đây. Đáng chú ý là bên cạnh những “lời vàng tiếng ngọc”, họ cũng chia sẻ những đánh giá xấu, đầy sự phẫn nộ và thất vọng của khách hàng về nội dung. Sau đó, hãng truyền hình này đã ngay lập tức đưa ra những lời giải thích cũng như cam kết sẽ cải thiện chất lượng trong tương lai.
16. Không ngừng đổi mới sản phẩm/dịch vụ
Sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng đổi mới sản phẩm là một trong những chiến lược tăng trưởng kinh doanh bền vững nhất trong thị trường quá đỗi chật chội như hiện nay. Bởi lẽ, khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn về những sản phẩm mới với những tính năng, khả năng xử lý thông tin cũng như phục vụ nhu cầu giải trí vượt trội.
Ví dụ: Hàng năm các công ty công nghệ nổi tiếng như Apple, Samsung, Oppo, Xiaomi,... đều đưa ra các mẫu thiết kế điện thoại mới nhất của mình. Tuy một trong số chúng không sở hữu những thiết kế mang tính đột phá nhưng cảm giác được sở hữu một sản phẩm mang theo công nghệ mới nhất luôn khuyến khích khách hàng chi tiêu để trở nên khác biệt.
17. Thu hút và giữ chân nhân tài
Có một thứ mà tất cả các công ty đứng đầu trong mọi ngành hàng/lĩnh vực đều sở hữu, đó là: những nhân viên tài năng. Các công ty tốt nhất luôn có những nhân viên tốt nhất. Điều này giúp họ duy trì khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Ví dụ: Boston Consulting Group là một ví dụ về các công ty có thương hiệu tài năng hàng đầu. Họ tập trung vào việc duy trì một môi trường làm việc nơi nhân viên có thể phát triển nhanh chóng.
BCG cung cấp cho mọi nhân viên của mình nhiều đặc quyền, đãi ngộ đặc biệt. Bên cạnh tính linh hoạt trong công việc, họ cũng luôn theo dõi và ngăn chặn tình trạng làm việc quá sức của nhân viên.
18. Xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn
Không phải ngẫu nhiên mà nội dung dạng kể chuyện (Storytelling) luôn thu hút được sự đồng cảm từ khách hàng. Khác với những mẩu quảng cáo có phần “xôi thịt”, đi thẳng vào mục đích bán hàng, các câu chuyện đánh sẽ đánh sâu vào cảm xúc, nằm sâu bên trong tâm trí mỗi người xem. Không chỉ vậy, chiến thuật này còn giúp những con người đồng cảm, có chung câu chuyện đó kết nối với nhau. Thông qua đó, nó giúp doanh nghiệp tạo nên một cộng đồng người tiêu dùng bền vững.
Ngày nay, bạn có thể kể và chia sẻ câu chuyện của mình thông qua một loạt các kênh tiếp thị hay phương tiện truyền thông xã hội, blog,... Tuy nhiên, để thành công, câu chuyện thương hiệu của bạn phải bao hàm yếu tố chân thực, không phải là các mẫu quảng cáo ngụy tạo nhằm thu hút sự chú ý.
Ví dụ: Make a Wish ra là một tổ chức phi lợi nhuận ra đời với mục tiêu hiện thực hóa điều ước của những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo để giúp cho cuộc sống của chúng trở nên tươi đẹp hơn. Mọi câu truyện trong những chiến dịch truyền thông của họ đều truyền tải những thông điệp vô cùng giản dị nhưng luôn thành công chạm đến cảm xúc người xem. Ngoài ra, Make a Wish còn thường xuyên đăng tải, chia sẻ về công việc cũng như quá trình thực các dự án tình nguyện của họ hiện trên Youtube. Có thể nói đây chính là một trong những câu chuyện thương hiệu hay và truyền cảm hứng nhất đến tất cả mọi người.
Nhận giải pháp Marketing miễn phí cho doanh nghiệp quý vị từ đội ngũ chuyên gia Ori Agency tại đây.
19. Trở thành người đi đầu
Là người tiên phong, đi đầu có nghĩa là doanh nghiệp bạn đang khai hoang, mở đường và cung cấp các sản phẩm mà mọi người chưa bao giờ biết đến hay nghe thấy trước đây. Để thực hiện được chiến lược này, bạn buộc phải cung cấp những sản phẩm/dịch vụ mới, có giá trị và thực sự hữu ích để cải thiện cuộc sống của con người theo cách chưa từng thấy trước đây.
Những chiến dịch tiếp thị theo dạng "Người đầu tiên" là một trong những chiến lược định vị thương hiệu mạnh mẽ nhất, chúng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh to lớn và đảm bảo lòng trung thành của khách hàng.
Ví dụ: Uber là một ví dụ tuyệt vời. Việc "đi chung với người lạ" chưa từng tồn tại cho đến khi Uber tạo ra nó.
Thêm một ví dụ nữa là Amazon. Doanh nghiệp này đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của thương mại điện tử với cửa hàng sách trực tuyến đầu tiên. Amazon đã đạt được mức độ nhận biết thương hiệu đáng kinh ngạc trên toàn thế giới. Trong danh sách “Những công ty sáng tạo nhất thế giới” của Forbes, Amazon xếp thứ 5.
20. Tối ưu hóa tính ứng dụng của sản phẩm/dịch vụ
Chiến lược định vị thương hiệu này tập trung vào hiệu suất và cách doanh nghiệp có thể “trao quyền” cho khách hàng để họ cũng tham gia sản xuất, xây dựng sản phẩm/dịch vụ.
Nhiều người tiêu dùng hiện nay muốn cải thiện hiệu suất, khả năng của họ trong các lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như sự nghiệp, nấu ăn, thể thao,... Do đó, hãy đưa ra những sản phẩm/dịch vụ có thể giúp họ thực hiện điều đó. Hay nói cách khác, hãy chứng minh cho đối tượng mục tiêu của bạn thấy bạn có thể cung cấp các sản phẩm/dịch vụ khơi gợi, phát triển tiềm năng của con người.
Ví dụ: Nike là một ví dụ điển hình. Thương hiệu giày “quốc dân” này đã phát minh ra giày bánh quế (Waffle Shoes) với phần đế là cao su đàn hồi để nhắm đến các vận động viên thực sự nghiêm túc. Song song với việc cung cấp những đôi giày phù hợp nhất với từng môn thể thao, Nike còn cung cấp trang phục thể thao giúp cải thiện thành tích, từ đó tạo ra một cộng đồng người dùng trung thành vô cùng đông đảo.
Trên đây là 20 cách định vị thương hiệu có thể giúp bạn khắc sâu hình ảnh doanh nghiệp vào tâm trí khách hàng. Không chỉ là một khẩu hiệu, định vị thương hiệu là sức mạnh có thể giúp bạn nổi bật giữa đám đông và khiến bạn tỏa sáng.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên để lại một lượt theo dõi cho Fanpage của Ori Agency và chúng tôi tại đây để nhận thông báo ngay khi có phần 2 của bài viết nhé!
Nguồn: Ori Marketing Agency