fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Chiến lược & Định vị » Bóc tách chi phí #3: Những chi phí nào khiến đối thủ của Moderna phải e dè?
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Vụt sáng trong mùa dịch sau hơn một thập kỷ chỉ nghiên cứu và không bán hàng, Moderna đang xây dựng các tiêu chuẩn mới cho công ty dược dựa trên công nghệ.

Bài “Bóc tách chi phí” số này sẽ giới thiệu về mô hình kinh doanh và các chi phí đắt đỏ nhất mà các công ty như Moderna đang gặp phải.

Nội dung bài viết được đăng lần đầu tại ProFin – Cộng đồng Chuyên nghiệp về Tài chính Doanh nghiệp và là một dự án của Brands Vietnam.

Bóc tách chi phí” là chuỗi bài về cấu trúc chi phí theo từng mô hình kinh doanh với những đặc thù riêng, giúp nhà quản trị có thêm góc nhìn đa dạng về các loại chi phí và mức độ quan trọng của chúng theo từng giai đoạn tạo nên chuỗi giá trị.

Tổng quan về mô hình của Moderna

Được thành lập vào năm 2010, trụ sở chính của Moderna đặt ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ) tập trung vào việc sản xuất vaccine dựa trên phương pháp điều trị RNA. Các vaccine này sẽ sử dụng bản sao phân tử gọi là RNA thông tin (mRNA) để tạo ra phản ứng miễn dịch cho cơ thể.

Ông Derrick Rossi, nhà sáng lập công ty, trước đó vốn là nghiên cứu sinh hệ sau tiến sĩ về tế bào gốc sinh học tại đại học Stanford. Sau khi thành lập được hai năm, Moderna đã gọi vốn được 40 triệu USD và được định giá là một công ty khởi nghiệp kỳ lân (các công ty chưa niêm yết trị giá 1 tỷ USD).

Theo ông Matthew Harrison, chuyên gia phân tích về các công ty công nghệ sinh học của Morgan Stanley, khi mRNA được đưa vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách hấp thụ chúng trước khi chúng kịp phát huy tác dụng. Moderna đã đưa ra giải pháp là đóng gói mRNA trong một hạt nano lipid, đây là chất béo nên chúng qua được hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Kế đến là cải tiến quy trình sản xuất, vốn là một vấn đề nan giải tồn tại rất lâu trong ngành dược. Moderna đầu tư vào một nền tảng khi các nhà khoa học ở công ty có một ý tưởng về loại thuốc nào đó, họ sẽ lấy trình tự mRNA cần thiết, đưa vào chương trình máy tính và hai tuần sau sẽ có được thuốc thử nghiệm. Lúc này, họ có thể thử nghiệm trên chuột và tiến hành các thử nghiệm nối tiếp đến khi đạt hiệu quả cao nhất.

Cuối cùng, Moderna tin rằng, ngoài chữa trị COVID-19, mRNA có thể áp dụng cho việc điều trị các bệnh nan y khác, chẳng hạn như ung thư.

Nguồn: ProFin.vn

Một sự thật khá thú vị là cho đến trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, Moderna chỉ tập trung vào quy trình nghiên cứu. Theo ông Matthew Harrison, Moderna vẫn tạo ra một số nguồn doanh thu thông qua quan hệ đối tác với các công ty dược phẩm, bằng cách nhận tài trợ của nhóm này đối với các khoản nghiên cứu theo yêu cầu. Dẫu vậy, về cơ bản thì các khoản đó không được ghi nhận là doanh thu theo nghĩa bán hàng, mà đơn thuần chỉ là chi phí hợp tác.

Doanh thu thực sự của Moderna chỉ phát sinh khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng. Thông qua các hợp đồng với chính phủ, công ty này đã bán hàng trăm triệu liều vaccine COVID-19 từ năm 2020 và phần lớn chúng được ghi nhận trong năm 2021. Khi nhìn vào bảng thống kê doanh thu và lợi nhuận của Moderna, có thể hình dung là đó là một đường thẳng đứng kể từ năm 2019. Cụ thể, doanh thu của Moderna vào năm 2019 là 60 triệu USD, năm 2020 là 803 triệu USD, năm 2021 là 18,7 tỷ USD và năm 2022 là 19,2 tỷ USD.

Quan trọng hơn, Moderna sở hữu 100% bản quyền vaccine, nên họ nhận được 100% lợi nhuận phát sinh từ việc kinh doanh chúng. Để hiểu rõ hơn, có thể so so sánh với Pfizer, hãng này phải chia 50% số tiền kiếm được từ việc kinh doanh vaccine với một đối tác có tên là BioNTech (Đức).

Thế nhưng, việc hình thành một cái tên như Moderna trong ngành dược có thể không dễ như cách họ đang kiếm tiền. Dưới đây là các rào cản chi phí mà các công ty phải vượt qua để bước chân vào ngành này.

Cho đến trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, Moderna chỉ tập trung vào quy trình nghiên cứu.
Nguồn :STAT News

Rào cản chi phí sản xuất và vận chuyển

Theo ông Matthew Harrison, chi phí này thường chiếm khoảng 20% doanh thu của các công ty cung cấp vaccine. Đối với Moderna, tỷ lệ này dao động từ khoảng 14% đến 28% trong 2 năm gần đây. Biến động của chi phí bán hàng phụ thuộc các loại vaccine, vì những loại vaccine khác nhau sẽ có chi phí bán hàng khác nhau.

Khi phân tích kỹ hơn, doanh thu của Moderna đến từ ba nguồn là product sales (bán sản phẩm), grant revenue (tài trợ) và collaboration revenue (hợp tác). Bán sản phẩm càng nhiều, chi phí bán hàng càng cao. Cụ thể hơn, vào năm 2019, doanh thu Moderna chủ yếu đến từ tài trợ và hợp tác, nên chi phí bán hàng của họ bằng 0. Sang năm 2020, khi doanh thu từ bán sản phẩm đạt 200 triệu USD thì chi phí bán hàng là 8 triệu USD. Năm 2021, khi doanh thu từ bán sản phẩm đạt 17,6 tỷ USD thì chi phí bán hàng đã chiếm hơn 2,6 tỷ USD.

Theo nhận định của ông Jeff Kimmel, Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Giám đốc Dược phẩm drugstore.com, các liệu pháp công nghệ sinh học đòi hỏi kỹ thuật sản xuất chuyên môn cao và các quy trình phân phối không thể xử lý hàng loạt.

Các liệu pháp công nghệ sinh học đòi hỏi kỹ thuật sản xuất chuyên môn cao và các quy trình phân phối không thể xử lý hàng loạt.
Nguồn: Alejandro MartíNez VéLez / Zuma Press.

Báo cáo thường niên năm 2022 của Moderna đã chỉ rõ nguyên nhân chi phí tăng cao gấp đôi 2021, đến từ chi phí giải quyết hàng tồn kho, quá hạn sử dụng và tổn thất đối với các cam kết mua nguyên liệu thô vật liệu liên quan đến vaccine COVID-19.

Song song đó là khoản thanh toán trị giá 400 triệu USD tiền bản quyền cho Viện nghiên cứu Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, trực thuộc Viện Y Tế Quốc gia. Đây là thỏa thuận được Moderna ký vào tháng 12/2022, theo đó công ty sẽ nhận các bằng sáng chế không độc quyền về “ổn định các protein tăng đột biến của coronavirus trước khi dung hợp” và “các protein ổn định thu được để sử dụng trong sản phẩm vaccine COVID-19” từ viện này với mức chi phí “một chữ số” so với doanh thu thuần của công ty trong tương lai.

Nhìn chung, theo ông Matthew Harrison, tỷ lệ này khá cao so với mô hình kinh doanh dược phẩm, khi mà chi phí bán thuốc chỉ chiếm từ 5-10% tổng doanh thu. Bởi vì chi phí bán hàng khá cao, nên đa phần các công ty vaccine đều chọn hình thức bán hàng thông qua chính phủ, nhằm loại trừ triệt để các tầng trung gian để đảm bảo lợi nhuận.

Bởi vì chi phí bán hàng khá cao, nên đa phần các công ty vaccine đều chọn hình thức bán hàng thông qua chính phủ, nhằm loại trừ triệt để các tầng trung gian để đảm bảo lợi nhuận.
Nguồn: CNBC

Rào cản chi phí đến từ R&D

R&D (Research & Development) là chi phí lớn thứ hai của Moderna, chiếm 17% tổng doanh thu trong năm 2022. Khi so với năm 2021, chi phí này tăng 65%, tương đương 1,3 tỷ USD. Mức tăng này chủ yếu đến từ chi phí thử nghiệm lâm sàng (690 triệu USD), chi phí sản xuất lâm sàng (173 triệu USD) và tăng nhân sự (156 triệu USD)… do liên quan đến giai đoạn cuối của chương trình vaccine cúm theo mùa RSV và CMV.

Tuy nhiên, dù chi phí R&D tăng tương đương với chi phí bán hàng, song biên độ tăng so với doanh thu là “dễ thở” hơn rất nhiều. Lấy ví dụ như năm 2022, doanh thu công ty tăng khoảng 4% so với năm 2021, thì chi phí R&D chỉ tăng từ 10% lên 17%. Trong khi đó, chi phí bán hàng tăng gấp đôi từ 14% năm 2021 lên 28% năm 2022. Điều này có được nhờ vào kinh tế quy mô, tức là càng sản xuất nhiều, thì chi phí R&D của các công ty công nghệ sinh học sẽ giảm được nhờ tối ưu quy trình sản xuất.

R&D (Research & Development) là chi phí lớn thứ hai của Moderna, chiếm 17% tổng doanh thu trong năm 2022.
Nguồn: Boston Globe

Bây giờ, hãy đề cập một xíu về quy trình sản xuất thuốc, bao gồm giai đoạn và ứng dụng cả cho công ty dược truyền thống và công nghệ sinh học là:

  • Nghiên cứu sản xuất thuốc
  • Thử nghiệm tiền lâm sàng (thử nghiệm động vật)
  • Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 (thử nghiệm ở người, số lượng ít)
  • Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 (thử nghiệm ở người, số lượng lớn)
  • Giai đoạn sẵn sàng đưa ra thị trường

Trong đó, giai đoạn tốn kém nhất là thử nghiệm lâm sàng trên người, trung bình mất khoảng vài trăm USD đến vài nghìn USD cho một bệnh nhân. Ngoài ra, số lượng tham gia thử nghiệm giai đoạn này rất lớn, có thể lên đến hàng trăm người. Đây lại là giai đoạn không thể cắt giảm được chi phí.

Các công ty công nghệ sinh học sẽ cắt giảm được ở phần sản xuất và thử nghiệm tiền lâm sàng. Theo quy trình, các loại thuốc sẽ được thử nghiệm tiền lâm sàng trước khi tiến đến giai đoạn lâm sàng. Với cách làm truyền thống, để có thể đo được phản ứng phụ của các loại thuốc cần thử nghiệm trên động vật lớn và điều đó tốn khá nhiều chi phí.

Do đó, để tiết kiệm chi phí, họ có thể thử nghiệm trên động vật nhỏ, nhưng với điều kiện là phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, để có thể xác định các thành phần ít đem lại tác dụng phụ nhất. Việc xây dựng hệ thống bằng công nghệ giúp Moderna có thể kiểm tra cùng lúc 100 loại thuốc khác nhau cho cùng một căn bệnh khá nhanh chóng. Để so sánh, tốc độ này nếu làm theo cách của các công ty dược truyền thống chỉ có thể thử từ 1 đến 2 loại.

Nguồn: ProFin.vn

Kết luận

Nhìn chung, Moderna đang là công ty tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng mRNA trong việc chữa các bệnh nan y. Công ty cũng đã tạo được sự khác biệt của mình thông qua việc số hoá quy trình nghiên cứu, phát triển từ đó tăng năng lực sản xuất với chi phí cạnh tranh.

Tuy nhiên, công nghệ mRNA đòi hỏi phương thức vận chuyển chuyên biệt và chi phí tăng theo sản lượng bán ra, không thể cắt giảm từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của các công ty này. Chính vì thế, các công ty như Moderna thường hướng đến các hợp đồng với chính phủ để có được lợi thế về quy mô sản xuất, đảm bảo lợi nhuận.

Đại dịch COVID-19 vừa qua vừa là cơ hội vừa là bài thuốc thử cho chính Moderna. Nếu không, thời gian sống nhờ các dự án tài trợ của Moderna có thể chưa dừng lại ở con số 10 năm. Liệu các công ty khởi nghiệp dựa trên mRNA như Moderna có gặp may mắn như vậy?

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục tại đây.

Đặng Công Sang
* Nguồn: ProFin

Trích dẫn

Cách đo mức độ brand awareness: Từ tiếp cận đến nhận diện Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:24:32

Cách tạo dựng thương hiệu nổi bật Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:23:59

Doanh số ~12 Tỷ/Tháng từ 2014 nhờ tập trung phân tích insight khách hàng? TIN ĐƯỢC KHÔNG? Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:23:30

“7 chiến lược làm chủ thế giới” và cơ hội cho chúng ta – theo Andreas Ekström Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:40:43

Tài trợ Thương hiệu #8: Star Kombucha – Miss Grand Vietnam và hành trình khuyến khích thói quen “Sống Trendy Uống Healthy” Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:05:11

Các chiến lược gia tăng mức độ bao phủ thị trường hiệu quả Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:04:33

Thương hiệu mỹ phẩm có nên tổ chức show diễn runway? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:04:04

Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân cho CEO trên Facebook Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:02:37

Cách xây dựng Ideal Customer Profile (ICP) cho các công ty B2B SaaS Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:01:09

Kết hợp OKRs với lương thưởng: Các lưu ý và cách triển khai Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:58:59

“7 chiến lược làm chủ thế giới” và cơ hội cho chúng ta – theo Andreas Ekström Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:58:17

Các loại hình nghệ thuật Marketing xã hội nổi bật trong bối cảnh thời đại số Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:57:32

Chiến lược thu hút người dùng Việt Nam của Duolingo Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:57:08

“Ông trùm” Spotify làm giàu nhờ “chèn ép” nghệ sĩ? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:56:39

Mạng lưới ký ức quan trọng với thương hiệu như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:56:10

OKR & Google: Google đã triển khai OKR thành công như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:55:33

Xây Dựng Thương Hiệu Hiệu Quả - Một ý kiến của tôi Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:55:04

Marketers có cần hiểu về Tài chính Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:54:23

Cách Đo Mức Độ Brand Awareness: Từ Tiếp Cận Đến Nhận Diện Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:53:59

Reuters: Tham vọng của Indonesia đối với sự chuyển đổi xanh của nền kinh tế Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:53:32

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School