fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Chiến lược & Định vị » Zero to One #5: Nhà đầu tư thiên thần – Họ là ai?
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Kết luận từ các khảo sát của Trường Kinh doanh Harvard, các công ty được các nhà đầu tư thiên thần tài trợ có tỷ lệ sống sót cao hơn, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn.

Nội dung bài viết được đăng lần đầu tại ProFin – Cộng đồng Chuyên nghiệp về Tài chính Doanh nghiệp và là một dự án của Brands Vietnam.

“Zero to One” là chuỗi bài nhằm phục vụ các startup bước những bước đi đầu tiên trên hành trình khởi nghiệp. Thông qua chuỗi bài này, các founder – những người đang vận hành startup – có thể xác định được hướng đi phù hợp và chiến lược khôn ngoan để dẫn dắt doanh nghiệp của mình đến thành công.

Nhà đầu tư thiên thần – Họ là ai?

Thuật ngữ “Nhà đầu tư thiên thần” (NĐTTT) hay “Angel Investor” chỉ những người đã tài trợ cho chương trình nhạc kịch Broadway trong hơn một thế kỷ qua. Với sự hỗ trợ về tài chính, các “thiên thần” nghiễm nhiên trở thành người đồng hành cùng với đội ngũ sản xuất, và được nhận lại số tiền đã đầu tư kèm theo khoản lợi nhuận nếu vở diễn thành công. Thậm chí họ còn được tham gia vào việc sản xuất và định hướng cho vở kịch.

Một số nguồn tin cho biết, các hoạt động đầu tư thiên thần đã xuất hiện lâu hơn thế. Đơn cử trong lịch sử, nữ hoàng Isabella – theo quan điểm của nhiều người – chính là nhà đầu tư thiên thần đầu tiên, khi hỗ trợ Christopher Columbus chuyến hành trình tìm tân thế giới. Hình ảnh “thiên thần” tượng trưng cho hành động giải cứu. Thật vậy, một nhà đầu tư thiên thần có thể cứu người sáng lập/ doanh nghiệp khỏi tình cảnh phá sản chỉ với một ủy nhiệm chi được ký kết.

Nữ hoàng Isabella – theo quan điểm của nhiều người – chính là nhà đầu tư thiên thần đầu tiên, khi hỗ trợ Christopher Columbus chuyến hành trình tìm tân thế giới.
Nguồn: Wellcome Collection

Đến năm 1978, thuật ngữ “Nhà đầu tư thiên thần” mới được William Wetzel, Giáo Sư tại Đại học New Hampshire, bắt đầu sử dụng trong bài nghiên cứu của ông để mô tả các nhà đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng vốn hạt giống (seed-funding).

Ngày nay thuật ngữ này ngày càng trở nên phổ biến trong giới khởi nghiệp, dùng để chỉ các cá nhân có tài sản lớn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu. Như vậy, đặc điểm cơ bản của các nhà đầu tư này là (i) thường là các cá nhân có tài sản lớn, và (ii) đầu tư vào các startup ở giai đoạn đầu.

Khái niệm nhà đầu tư có “tài sản lớn” được mô tả khá chi tiết tại Mỹ. Theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ – SEC, để trở thành một nhà đầu tư được công nhận (Accredited investor), một người phải có giá trị tài sản ròng từ 1 triệu USD trở lên, không bao gồm nhà ở cá nhân; hoặc có thu nhập tối thiểu 200.000 USD mỗi năm trong hai năm gần nhất, và có thể kiếm được số tiền tương tự trong năm hiện tại.

Trong khi đó, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định về điều kiện cụ thể để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp. Do đó, NĐTTT ở nước ta có thể là bất cứ ai. Họ có thể là những người thân, bạn bè, hoặc có thể là những người thành công trong lĩnh vực nhất định như luật sư, bác sĩ, giám đốc điều hành, hoặc có thể là nhà cung cấp hay khách hàng.

Các nhà đầu tư thiên thần thường sẽ rót vốn vào startup ở giai đoạn đầu qua các vòng gọi vốn hạt giống hay tiền hạt giống. Trong một số trường hợp, họ cũng tham gia vào vòng đầu tư tăng trưởng (Series A).

Vốn đầu tư thiên thần quan trọng hơn bạn nghĩ

Các công ty được tài trợ bởi các NĐTTT sẽ có tỷ lệ sống sót cao hơn, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn.
Nguồn: Visual Generation

Trên thực tế, nhiều “đế chế” hùng mạnh trên thương trường hiện nay như Facebook, Google, Apple, Amazon… lúc khởi sự đều đã từng tồn tại và đi lên nhờ các NĐTTT. Theo kết luận từ các khảo sát của Trường Kinh doanh Harvard, các công ty được tài trợ bởi các NĐTTT có tỷ lệ sống sót cao hơn, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn.

NĐTTT chính là bệ phóng đầu tiên của startup. Họ không chỉ cung cấp vốn mà còn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu trước khi đủ trưởng thành để tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm. Vì họ có thể là những cá nhân thành công trong một lĩnh vực nhất định, chẳng hạn CEO của một công ty công nghệ, nên họ có thể góp những lời khuyên quý báu cho các nhà khởi nghiệp mới bước chân vào kinh doanh.

Một đặc điểm quan trọng không thể bỏ qua, đó là các “thiên thần” thường không “bay” một mình. Các NĐTTT thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hay thậm chí họ liên kết với nhau thành một nhóm để có lợi thế hơn về mặt đa dạng chuyên môn, tăng quy mô đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Do đó, nếu tiếp cận được với một “thiên thần”, khả năng startup có thể huy động vốn ở những lần tiếp theo sẽ dễ dàng hơn.

Làm thế nào để tiếp cận các “thiên thần”?

#1 Xác định “thiên thần” phù hợp

Có rất nhiều định nghĩa cho sự “phù hợp” này. Theo các chuyên gia về gọi vốn, startup nên chọn cho mình nhà đầu tư theo tiêu chí sau:

Thứ nhất, họ nên là chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang khởi nghiệp. Vốn ban đầu là quan trọng, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Đôi khi startup cần một người cố vấn hơn trong giai đoạn khởi sự. Đôi khi, “kinh nghiệm xương máu” của người đi trước có thể giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Hơn nữa, một chuyên gia trong ngành thường có khả năng thấy được điểm thú vị hay tiềm năng từ ý tưởng khởi nghiệp của bạn, do họ đã có kiến thức, kinh nghiệm nhất định về lĩnh vực này.

Thứ hai, nhà đầu tư nên có mối quan hệ rộng, nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn, không chỉ giới hạn ở việc góp vốn. Các mối quan hệ này có thể là các NĐTTT khác, hoặc các đối tác làm ăn mà startup có thể tận dụng để giới thiệu sản phẩm. Với các Founder mới khởi nghiệp lần đầu thì việc xây dựng các mối quan hệ này thường tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Thứ ba, nhà đầu tư nên có tiềm lực tài chính dồi dào. Tuy nhiên, lợi thế này cũng sẽ bị giới hạn bởi họ thường chỉ dùng nguồn vốn cá nhân. Hơn nữa một NĐTTT thường rót vốn vào nhiều startup để hạn chế rủi ro. Do đó, kiểm tra kỹ về tình hình tài chính hiện tại của họ sẽ là bước đi cần thiết. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm kiếm các thông tin sau:

  • Khoản đầu tư gần nhất của họ là khi nào? Giá trị bao nhiêu?
  • Các công ty mà họ đã hoặc đang đầu tư hiện có hoạt động ra sao? Có khoản đầu tư nào thành công chưa?
  • Các nguồn thu nhập chính của họ hiện như thế nào?

Có nhiều tiêu chí giúp xác định “thiên thần” phù hợp.
Nguồn: Elnur

#2 Tiến hành tìm kiếm

Khi đã xác định được tiêu chí phù hợp, việc tìm kiếm các thiên thần nên được bắt đầu sớm nhất có thể. Phạm vi tìm kiếm tốt nhất chỉ nên dừng ở địa phương hoặc trong phạm vi quốc gia. Vì các NĐTTT thường thích rót vốn vào những dự án ở gần nơi họ sinh sống, hay thân thuộc. Trong một số ít trường hợp, nếu dự án của bạn cần rất nhiều vốn nhưng các NĐTTT tại địa phương không đáp ứng được, lúc đó hãy mở rộng phạm vi tìm kiếm. Dưới đây là những cách bạn có thể tìm được các NĐTTT:

Tìm xung quanh: NĐTTT có thể là bất cứ ai quanh bạn. Có thể bắt đầu từ gia đình, bạn bè hay những người thành đạt ở tại địa phương. Hãy tìm sự giúp đỡ từ những người đi trước, những người đã huy động vốn thành công và nhờ họ giới thiệu bạn với nhà đầu tư. Theo ông Tom Peng, CEO Mediastep Software Việt Nam (GoSell), lời giới thiệu chính là cách tốt nhất và nhanh nhất để thể tiếp cận một NĐTTT. Họ cũng thích được giới thiệu cơ hội đầu tư từ những người bạn đáng tin cậy thay vì phải xem hàng tá lời đề nghị từ các startup không quen biết.

Để tiếp cận với NĐTTT, startup nên làm hai việc, đó là gửi đúng thông điệp và dùng đúng phương tiện để gửi thông điệp.

Tìm trên mạng: Tra Google có lẽ là cách nhanh nhất. Để tìm nhà đầu tư, bạn chỉ việc gõ từ khóa có nội dung “nhà đầu tư thiên thần” và khu vực mà bạn muốn tìm kiếm. Ví dụ: “nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam” hoặc “Angel investor in Vietnam”. Một kênh tìm kiếm khác mà bạn không thể bỏ qua đó là Linkedin - mạng xã hội việc làm lớn nhất thế giới. Linkedin không những giúp bạn tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng mà còn có thể qua đó mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp.

Trên thế giới đã có một số nền tảng web có thể kết nối các startup với các nhà đầu tư, ví dụ như AngelList, SeedInvest, FundersClub hay DreamFunded. Tuy nhiên các nền tảng dạng này hiện vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam.

Tham gia hội thảo/ cuộc thi khởi nghiệp: Ở Việt Nam sẽ không khó để tìm các sự kiện về khởi nghiệp. Đó có thể là các cuộc thi, chương trình truyền hình Shark Tank, hay các buổi hội thảo chia sẻ về đề tài khởi nghiệp, hội thảo giới thiệu sản phẩm của các startup khác. Bạn cũng có thể tham khảo một số cuộc thi trong bài viết Zero to One #4. Các sự kiện này là dịp để startup được gặp các NĐTTT. Qua đó, bạn có cơ hội tiếp xúc với các “thiên thần” và nói với họ rằng bạn đang cần người đầu tư vào ý tưởng khởi nghiệp thú vị của mình. Tất nhiên để gây được ấn tượng thì ngoài sức hút của ý tưởng, bạn cũng cần có một vài kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng bán hàng.

Hội thảo, cuộc thi khởi nghiệp là cơ hội tốt để các startup gặp gỡ NĐTTT.
Nguồn: Tuổi Trẻ

#3 Tiếp cận

Sau khi đã xác định các nhà đầu tư tiềm năng, việc tiếp theo cần làm là tiếp cận và thuyết phục họ đầu tư vào startup của bạn. Theo chia sẻ từ Heini Zachariassen, Founder Vivino, doanh nghiệp sở hữu ứng dụng và cộng đồng rượu vang lớn nhất thế giới: “Để tiếp cận với NĐTTT, startup nên làm hai việc, đó là gửi đúng thông điệp và dùng đúng phương tiện để gửi thông điệp”.

Các NĐTTT thường rất bận rộn với hàng tá lời đề nghị đầu tư mỗi ngày. Do đó để gây ấn tượng, bạn cần làm đúng cách. Ông đã trao đổi với nhiều NĐTTT và nhận được các lời khuyên về cách họ thích và không thích được tiếp cận như sau:

  • Không thích: Tin nhắn điện thoại, Facebook Message, và cuộc gọi thoại. Các kênh này thường là các phương tiện mang tính cá nhân và họ không thích bị làm phiền bởi công việc. Đặc biệt là Facebook Messenger. 80% NĐTTT được hỏi đều cho rằng họ không thích bị làm phiền bởi tin nhắn Facebook.
  • Có thể sử dụng nhưng cần giới hạn: Các kênh này gồm LinkedIn message và Email.
  • Khuyến khích: Gặp trực tiếp. Có thể là sự tình cờ qua các hội thảo hoặc sự kiện, hoặc gặp trực tiếp qua sự giới thiệu của một người bạn mà họ tin tưởng. Các NĐTTT thích kiểu tiếp cận này vì họ tôn trọng những Founder can đảm và chủ động hơn. Đặc biệt họ sẽ có thiện cảm với startup hơn nếu được giới thiệu từ người bạn đáng tin cậy.

Các NĐTTT thường rất bận rộn với hàng tá lời đề nghị đầu tư mỗi ngày, để gây ấn tượng, bạn cần làm đúng cách.
Nguồn: Envato

Nên nói gì với nhà đầu tư thiên thần để gây ấn tượng?

Tin nhắn hay cuộc gặp đầu tiên thường rất quan trọng cho quá trình gọi vốn. Nếu NĐTTT có ấn tượng hoặc có thiện cảm với startup của bạn ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, thì việc gọi vốn sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn. Do đó, nội dung mà bạn cần giới thiệu với họ cũng phải được cân nhắc. Theo Heini Zachariassen, các thông tin trong lần tiếp xúc đầu tiên cần phải thật cô đọng, chính xác và không lan man. Đặc biệt là trong lần gặp trực tiếp, nhiều khi bạn chỉ có vài phút để giới thiệu về startup của mình. Dưới đây là các thông tin quan trọng cần được thể hiện, theo thứ tự từ ít quan trọng đến quan trọng nhất:

  • Thị trường: Bạn phải biết rõ về thị trường và khả năng startup của bạn có thể chinh phục được thị trường đó.
  • Ý tưởng: Đây là phần quan trọng nhưng cần phải nói thật ngắn gọn để nhà đầu tư tò mò về nó. Sau đó sẽ trình bày cụ thể hơn trong những buổi pitching chính thức.
  • Sản phẩm: Sản phẩm này sẽ giải quyết nhu cầu nào của thị trường. Và bạn có thể bán những sản phẩm này bằng cách nào.
  • Đội ngũ: Cần nhấn mạnh rằng bạn đang có đội ngũ tốt nhất cho dự án này. Đây cũng là yếu tố cốt lõi để thu hút nhà đầu tư. Hầu hết các startup ở giai đoạn đầu đều chỉ có ý tưởng chứ chưa thực sự có một sản phẩm mẫu nào. Do đó đội ngũ Founder sẽ là điểm duy nhất mà nhà đầu tư có thể đánh giá.

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục tại đây.

Nguyễn Dương Anh Khoa
* Nguồn: ProFin

Trích dẫn

Cách đo mức độ brand awareness: Từ tiếp cận đến nhận diện Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:24:32

Cách tạo dựng thương hiệu nổi bật Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:23:59

Doanh số ~12 Tỷ/Tháng từ 2014 nhờ tập trung phân tích insight khách hàng? TIN ĐƯỢC KHÔNG? Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:23:30

“7 chiến lược làm chủ thế giới” và cơ hội cho chúng ta – theo Andreas Ekström Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:40:43

Tài trợ Thương hiệu #8: Star Kombucha – Miss Grand Vietnam và hành trình khuyến khích thói quen “Sống Trendy Uống Healthy” Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:05:11

Các chiến lược gia tăng mức độ bao phủ thị trường hiệu quả Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:04:33

Thương hiệu mỹ phẩm có nên tổ chức show diễn runway? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:04:04

Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân cho CEO trên Facebook Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:02:37

Cách xây dựng Ideal Customer Profile (ICP) cho các công ty B2B SaaS Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:01:09

Kết hợp OKRs với lương thưởng: Các lưu ý và cách triển khai Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:58:59

“7 chiến lược làm chủ thế giới” và cơ hội cho chúng ta – theo Andreas Ekström Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:58:17

Các loại hình nghệ thuật Marketing xã hội nổi bật trong bối cảnh thời đại số Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:57:32

Chiến lược thu hút người dùng Việt Nam của Duolingo Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:57:08

“Ông trùm” Spotify làm giàu nhờ “chèn ép” nghệ sĩ? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:56:39

Mạng lưới ký ức quan trọng với thương hiệu như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:56:10

OKR & Google: Google đã triển khai OKR thành công như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:55:33

Xây Dựng Thương Hiệu Hiệu Quả - Một ý kiến của tôi Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:55:04

Marketers có cần hiểu về Tài chính Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:54:23

Cách Đo Mức Độ Brand Awareness: Từ Tiếp Cận Đến Nhận Diện Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:53:59

Reuters: Tham vọng của Indonesia đối với sự chuyển đổi xanh của nền kinh tế Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:53:32

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School