Cuộc cạnh tranh trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh đang dần trở nên khốc liệt với sự ra đời của vô số thương hiệu mới. Do đó, việc thuyết phục khách hàng chi trả giờ không chỉ đơn thuần dựa vào chất lượng thực phẩm, mà còn liên quan đến tính hiệu quả trong chiến lược Marketing dựa trên tâm lý và hành vi của người tiêu dùng.
Trong bài viết này cùng Ori phân tích các bí quyết mà các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới đã áp dụng để tạo dựng sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng và thúc đẩy họ chi tiêu nhiều hơn.
1. Đưa ra các combo món ăn hấp dẫn thay vì chỉ bán riêng lẻ từng món
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, càng đa dạng món ăn, mọi người sẽ càng ăn nhiều hơn so với khi chỉ có một loại thực phẩm.
Và thực tế từ KFC hay McDonald’s đã chứng minh rằng khách hàng sẽ tiêu thụ nhiều đồ ăn hơn nếu gà rán được phục vụ kèm với khoai tây nghiền thay vì được cho thêm thịt gà.
2. Sử dụng mùi hương giả hoặc hình ảnh đồ ăn hấp dẫn để khiến khách hàng “thèm ăn” ngay cả khi họ không thực sự đói
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Cornell vào năm 1989 cho biết cảm giác thèm ăn của con người vẫn có thể bị kích thích khi nhìn hoặc ngửi thấy một món đồ ăn hấp dẫn nào đó, ngay cả khi họ hoàn toàn no.
Dựa trên sự hiểu biết về kích thích tâm lý của khách hàng, các thương hiệu đã tận dụng mùi hương tỏa ra từ thực phẩm và thiết kế menu, biển quảng cáo với hình ảnh đồ ăn hấp dẫn để thúc đẩy khách hàng đặt món nhiều hơn. Đây là một chiến lược hiệu quả nhằm tăng doanh số bán hàng và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
3. Lựa chọn vị trí đặt biển quảng cáo thông minh
Đây là một trong những bí quyết tăng trưởng đầu tiên trong lịch sử Marketing ngành đồ ăn nhanh và đã được nhiều thương hiệu nổi tiếng áp dụng từ lâu, trong đó có McDonald’s.
Vị trí của biển quảng cáo có vai trò quan trọng trong việc tăng nhận thức về thương hiệu và sản phẩm. Thông thường, các thương hiệu đồ ăn nhanh sẽ lựa chọn đặt biển quảng cáo ở những vị trí có mật độ giao thông cao như các cung đường chính, trung tâm mua sắm hoặc gần trường học và văn phòng. Điều này giúp họ tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn, đặc biệt là khi họ đang đói và suy nghĩ về việc ăn uống.
Một nghiên cứu của trường Đại học UCLA năm 2013 được công bố trên tạp chí BMC Public Health đã cho thấy quảng cáo thực phẩm ngoài trời góp phần gia tăng mức tiêu thụ đồ ăn nhanh và tỷ lệ béo phì của con người.
4. Bộ sưu tập đồ chơi dành cho trẻ em
McDonald’s tự hào đi tiên phong trong chiến lược Marketing này.
Trẻ em là một đối tượng nhân khẩu học có khẩu vị rất hạn chế nên để một nhà hàng thu hút được trẻ em dưới 8 tuổi là điều dường như không thể. Tuy nhiên, thương hiệu đồ ăn nhanh có thể chinh phục đối tượng này bằng cách sưu tầm các nhân vật hành động và đặt chúng trên bàn ăn của trẻ.
Bữa ăn của trẻ sẽ trở nên ngon miệng hơn nhiều khi có đồ chơi kèm theo!
5. Ưu đãi giới hạn
Giới hạn các món trong menu trong một khoảng thời gian nhất định hoặc đưa ra các ưu đãi có giới hạn cho nhóm khách hàng trung thành là một chiến lược đã được chứng minh hiệu quả rõ rệt. Điều này dựa trên một phản ứng tâm lý đơn giản: Sự độc quyền, khó nắm bắt và nỗi sợ bị bỏ lỡ sẽ khiến mọi người đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
Ví dụ điển hình về các gói ưu đãi giới hạn là nước chấm teriyaki Tứ Xuyên của McDonald's. Đó là một món trong menu giới hạn khi bộ phim “Mulan” của Disney được phát hành vào năm 1998. Đến năm 2017, “Rick and Morty” đã phát hành một tập phim mà trong đó, nhân vật chính đã quay ngược thời gian trong ký ức của mình để trải nghiệm món sốt Tứ Xuyên hoành tráng một lần nữa. Các giám đốc Marketing của McDonald's đã chào bán nước sốt này trong khoảng thời gian giới hạn và bán hết trong vòng chưa đầy một ngày.
6. Tận dụng màu sắc để kích thích khách hàng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những tông màu ấm áp (như vàng, đỏ) đặc biệt kích thích cơn đói và thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngôn ngữ của màu sắc được truyền đạt đến não bộ nhanh hơn bất cứ từ ngữ hoặc hình dạng nào vì chúng tác động trực tiếp đến cảm xúc của chúng ta.
Bạn hãy để ý cách các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh hầu như sử dụng cùng một màu sắc trong thiết kế thương hiệu và logo của mình. Từ Burger King, McDonald's, Pizza Hut đến Domino's, KFC,... tất cả đều sử dụng màu đỏ cho logo thức ăn nhanh bởi nó đánh thức cơn thèm ăn và khuyến khích khách hàng rút hầu bao nhanh chóng
7. Chương trình khách hàng thân thiết hấp dẫn
Các thương hiệu đồ ăn nhanh thường tạo ra các ưu đãi độc quyền như mã giảm giá, phần thưởng hay điểm thưởng,... Điều này không chỉ khuyến khích khách hàng quay lại đặt món mà còn tạo ra cảm giác thoải mái đặc biệt khi tận hưởng các món ăn.
Khách hàng thường cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao khi nhận được những ưu đãi và phần thưởng đặc biệt, nhất là trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như ngành công nghiệp đồ ăn nhanh hiện nay. Thấu hiểu tâm lý khách hàng này sẽ thúc đẩy lòng trung thành và gia tăng khả năng trở lại mua hàng.
8. Tận dụng mạng xã hội
Thông qua các trang mạng xã hội như Instagram, Twitter,... thương hiệu có thể chia sẻ hình ảnh đồ ăn hấp dẫn, đăng tải video pha chế hoặc tổ chức cuộc thi online để kích thích sự tò mò của khách hàng và thúc đẩy họ mau chóng đến cửa hàng đồ ăn nhanh. Trong khi đó, Digital marketing cũng cung cấp các công cụ hiệu quả để tiếp cận và theo dõi khách hàng tiềm năng như quảng cáo trực tuyến, blog, video,...
Ví dụ điển hình là Kogi - một chiếc xe bán đồ ăn do đầu bếp Roy Choi điều hành, người sau đó trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim nổi tiếng “Chef”. Với quyết định đi từ thị trấn này sang thị trấn khác và làm bánh taco, bánh sandwich đơn giản, Kogi đã được mọi người đăng trên Twitter nhiều đến mức vài ngày sau, đã có những hàng người xếp hàng dài trước xe tải đồ ăn nhanh này.
Tất cả đã cho thấy sự quyết tâm của thương hiệu trong việc thích nghi và tận dụng cơ hội kinh doanh ngày nay, nơi mà mạng xã hội và công nghệ số đang định hình cách mà khách hàng tương tác với thương hiệu.
9. Mang lại giá trị cho cộng đồng
Phân tích của Rudd Center năm 2017 cho hay, mỗi năm các công ty thực phẩm, đồ uống và nhà hàng chi gần 14 tỷ USD cho quảng cáo tại Mỹ. Trong đó, 80% quảng cáo có liên quan đến đồ ăn nhanh, đồ uống có đường, kẹo ngọt,... Hơn nữa, những quảng cáo này làm hiệu quả của tất cả các hoạt động phòng ngừa bệnh mãn tính và nâng cao sức khỏe tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Trong thời điểm mà béo phì, thậm chí béo phì ở trẻ em là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe cộng đồng, thì điều tối thiểu mà một nhà hàng thức ăn nhanh có thể làm là tái đầu tư vào nghiên cứu để có chính sách thực phẩm tốt hơn, có giá trị đích thực về chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm và các lựa chọn thay thế lành mạnh.
Các thương hiệu thức ăn nhanh lớn đã làm gì để giải quyết vấn đề này? Họ lựa chọn những thực phẩm thuần chay lành mạnh và các biện pháp để hạn chế khách hàng tiêu thụ những sản phẩm không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều duy nhất không thay đổi là cảm giác thoải mái và sung sướng khi tận hưởng đồ ăn.
10. Thay đổi theo xu hướng thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng
Ngày nay, thế hệ trẻ có xu hướng ăn uống bền vững và nhân đạo hơn. Hay nói cách khác là thuần chay và hữu cơ. Nghiên cứu cũng cho thấy 35% người trẻ ăn đồ ăn nhanh dưới 1 lần/tuần và 26% không hề ăn đồ ăn nhanh. Quyết định này có thể liên quan đến việc thay đổi sở thích ăn uống và nâng cao nhận thức về thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Để tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu này, mỗi nhà hàng thức ăn nhanh cần cung cấp lựa chọn thay thế thuần chay và hữu cơ, đồng thời tận dụng sức mạnh truyền miệng và tiếng vang trên mạng xã hội để lan tỏa thông tin.
11. Sử dụng từ ngữ miêu tả món ăn tinh tế
Không chỉ có nhiệm vụ mô tả đơn thuần, sử dụng từ ngữ hấp dẫn còn là cách tạo ra những hình ảnh, cảm xúc tích cực trong tâm trí của khách hàng. Nếu các từ ngữ như "thơm ngon," "ngon miệng," "đầy hương vị" làm sục sôi cảm giác thèm ăn, thì "sốt kem mềm mịn", "lớp phô mai béo ngậy" hay "bánh mềm tan trong miệng" thường kích thích giác quan và sự tò mò của khách hàng.
12. Xây dựng menu hợp lý
Mấu chốt của bí quyết này là: Biết bạn giỏi ở đâu và thể hiện nó chính xác trên menu của bạn!
Thay vì phục vụ hàng trăm món ăn với hình thức khác nhau, hãy giữ menu của thương hiệu đồ ăn nhanh tối giản hơn nhưng cần đảm bảo mọi thứ trong đó đều phải ngon mắt - ngon miệng.
Hãy tham khảo cách thức triển khai của Subway - nơi khách hàng được tự chế biến bữa ăn của họ với đa dạng toppings và đồ ăn kèm. Nó tạo điều kiện cho khách hàng kiểm soát bữa ăn của mình và đáp ứng chính xác những gì họ mong muốn.
13. Dịch vụ giao hàng
Với sự nhanh chóng và bận rộn của cuộc sống ngày nay, việc đặt món ăn và chờ được giao tận cửa giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức, nhất là khi họ có nhu cầu ăn uống nhưng không thể rời khỏi ngôi nhà hoặc chỗ làm việc của mình.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu và thấu hiểu cuộc sống bận rộn của khách hàng, dịch vụ giao hàng tận nơi còn mở rộng thị trường của các thương hiệu đồ ăn nhanh thông qua việc tiếp cận người tiêu dùng lớn và tạo ra doanh số bán hàng bổ sung.
Từ việc đưa ra các combo hấp dẫn đến sử dụng mạng xã hội và digital marketing, các thương hiệu đồ ăn nhanh không chỉ đáp ứng mong đợi về thực phẩm ngon mà còn xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và lòng trung thành từ khách hàng. Tất cả đã chứng minh rằng sự tận tâm và sáng tạo trong Marketing có thể giúp thương hiệu vượt qua mọi khó khăn và duy trì vị thế mạnh mẽ trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh.
Nguồn: Ori Marketing Agency