fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Chiến lược & Định vị » Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Chiến lược định vị thương hiệu là cách để một thương hiệu trở nên nổi bật dù đang tham gia vào thị trường có tính cạnh tranh cao.

Luôn có một nỗi sợ vô hình mang tên “độc quyền nhận thức” dành cho các thương hiệu mới nổi, “chân ướt chân ráo” trong buổi đầu tham gia vào một thị trường có tính cạnh tranh cao.

Họ lo lắng và tự hỏi rằng bản thân sẽ làm gì để cạnh tranh với các thương hiệu đi trước. Thậm chí chưa nói đến chuyện soán ngôi, ngay cả việc giành lấy từng chút từng chút một thị phần của các thương hiệu mạnh đã là quá khó khăn.

Một thương hiệu nước giải khát mới nổi chưa kịp tìm ra giải pháp cạnh tranh với PepsiCo, Coca-Cola thì lại chợt nhớ rằng mình thậm chí còn chưa cạnh tranh nổi với Tân Hiệp Phát (công ty nước giải khát hàng đầu Việt Nam với những sản phẩm Dr.Thanh, Number One, Trà Xanh 0 Độ…).

Một thương hiệu bánh ngọt mới nổi chưa kịp tìm ra giải pháp cạnh tranh với Givral, Brodard, Tous les Jours thì lại chợt nhớ rằng mình thậm chí còn chưa cạnh tranh nổi với Savouré, Breadtalk hay Sweethome Bakery.

Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu là bài toán ưu tiên tính hiệu quả.
Nguồn: Unsplash

Vậy tại sao từ lúc cách mạng công nghiệp hơi nước bùng nổ vào thế kỷ 18, mở ra thời kỳ thịnh vượng của việc xây dựng và phát triển các thương hiệu cho đến tận ngày nay, vẫn có liên tiếp hàng ngàn hàng vạn thương hiệu ra đời hằng tuần ở trên toàn thế giới? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả.

Vậy chiến lược định vị thương hiệu là gì? Làm thế nào để xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả, chiến lược định vị thương hiệu sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn dù hoạt động trong một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao?

Những câu hỏi này đều được Vũ phân tích, chia sẻ để đưa ra đáp án chính xác thông qua bài viết lần này với chủ đề: Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả.

Vì sao phải có chiến lược định vị thương hiệu?

Những bộ não có trí tưởng tượng xa vời nhất vẫn luôn tin rằng chiến lược định vị thương hiệu sẽ giúp các thương hiệu mới nổi mở ra con đường ngắn nhất để soán ngôi các tên tuổi đi trước, vươn lên thống lĩnh thị trường hay ít nhất là đứng đầu phân khúc sản phẩm mình đang theo đuổi.

Tuy nhiên chiến lược định vị thương hiệu không “giàu quyền lực” đến thế, đặc biệt là trong một thị trường đầy rẫy tính cạnh tranh như hiện nay.

Người tiêu dùng hiện đại không còn mua kem đánh răng chỉ vì nó có sẵn trên kệ hàng nữa, họ cân nhắc rất nghiêm túc về hiệu quả làm trắng, giảm ê buốt hoặc ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám.

Người tiêu dùng hiện đại cũng không mua sữa chỉ vì quá trình thiết kế nhận diện thương hiệu mới có sự góp sức của 55 chuyên gia. Bản thân họ tự cảm nhận được “mức độ thiên nhiên” qua mỗi ngụm sữa uống vào, thay vì săm soi màu sắc bao bì hay tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của đội ngũ truyền thông thương hiệu.

Đội ngũ thương hiệu dù đến từ mô hình kinh doanh mới nổi, hay đã là một tên tuổi có ít nhiều tiếng tăm trên thị trường đều dễ dàng bị đánh giá là ngây thơ, nếu tin rằng số lượng giá trị mình cung cấp cũng tỉ lệ thuận với thị phần và số lượng khách hàng mình chinh phục thành công.

Chiến lược định vị thương hiệu giúp thương hiệu bạn nổi bật lên giữa thị trường cạnh tranh.
Nguồn: Escape Outdoors

Đây là thực trạng rất dễ bắt gặp ở thị trường Việt Nam. Các thương hiệu vì quá nôn nóng nên đã liên tục chạy theo chuỗi giá trị của thương hiệu cạnh tranh, dồn toàn lực vào tranh đấu ở một “mảnh đất” mà mình vừa không làm chủ lại vừa không có nhiều thế mạnh; thay vì trung thành với bản sắc, văn hoá hay hệ giá trị mà vốn ban đầu là sở trường của bản thân.

Một thương hiệu nổi tiếng vì mức giá sản phẩm rẻ thì không cần chạy đua với thương hiệu nổi tiếng vì năng lực bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn cho người dùng và lành tính với môi trường tự nhiên.

Một thương hiệu mà cả năm chỉ bán ra 1-2 sản phẩm, giá cao nhưng hàng tỷ người dùng toàn cầu vẫn khấp khởi chờ đợi, thì họ cũng không xem các thương hiệu bán ra vài chục sản phẩm mỗi năm, ở đủ mọi phân khúc giá là đối thủ quan trọng của mình.

Chiến lược định vị thương hiệu chính là nền tảng quan trọng để mỗi thương hiệu biết mình là ai, tạo ra sản phẩm với mục đích gì và phân khúc thị trường nào là thế mạnh của bản thân. Cũng giống như một người thành công thì luôn biết mình là ai, thế mạnh của mình là gì và mình cần làm gì để tận dụng hết thế mạnh bản thân.

Có thể chiến lược định vị thương hiệu chưa thể ngày một ngày hai, hay trong một sớm một chiều đưa thương hiệu bạn lên đỉnh thế giới, nhưng ít nhất thương hiệu của bạn cũng là một trong số ít các tên tuổi nổi bật trên thị trường.

Trong bóng đá, nhiều chiến lược gia thường có quan điểm “muốn thắng thì trước mắt phải không để thua”. Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như vậy, muốn trở thành một thương hiệu mạnh và tham gia vào quá trình để lại di sản cho thế giới, trước tiên cần phải nổi bật từ trong chính thị trường địa phương, khu vực và thị trường trong nước. Tối thiểu là không được để bản thân tụt hậu, không theo kịp xu hướng hay đặc tính thị trường mang tính vi mô.

Nhìn lại ví dụ mà Vũ đề cập ở phần đầu bài viết, Tân Hiệp Phát hiện đâu còn “đơn thân độc mã” trên chặng đua thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực nước ngọt, nước giải khát. Nhưng Tribeco, Chương Dương… đang trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thậm chí tập đoàn Kirin đến từ Nhật Bản cũng đang tấn công quyết liệt bằng các sản phẩm từ sữa, cùng với dòng sản phẩm trà đóng lon Wonderfarm.

Nhìn sang các thương hiệu bánh ngọt và bakery đang xuất hiện ở Việt Nam, ABC Bakery cũng đã nổi lên như một đối trọng đúng nghĩa của Brodard, Givral hay Tous les Jours – thậm chí có phần nhỉnh hơn nhờ lợi thế độc quyền nhận thức từ thương hiệu cũ Đức Phát.

ABC Bakery là một trong những tên tuổi có chiến lược định vị thương hiệu rõ ràng.
Nguồn: The Monest

Những trường hợp như ABC Bakery, Kirin, Tribeco… chính là điển hình về vai trò của chiến lược định vị thương hiệu. Khi bạn không đủ cơ hội, tham vọng hay nguồn lực để trở thành số một thị trường, thì việc trở thành “number one” trong nhận thức khách hàng mục tiêu cũng là một chiến lược phù hợp.

Chiến lược định vị thương hiệu giúp đảm bảo một vị trí trong nhóm 20, nhóm 10 hay thậm chí nhóm 5 thương hiệu dẫn đầu lĩnh vực ở phạm vi thị trường nhất định. Thậm chí tính hiệu quả của định vị thương hiệu sẽ càng tối ưu hơn nữa, một khi bạn chọn phát triển sản phẩm mang lại các giá trị đặc biệt, hoặc sở hữu đặc tính mà không phải ai cũng có được.

Chẳng hạn như nước mắm cá cơm Phú Quốc, cà phê Robusta nguyên hạt Lâm Đồng, gạo thơm ST25 Sóc Trăng… Tính vùng miền và đặc sản càng cao, độ khan hiếm của sản phẩm trên bình diện quốc gia, khu vực hay thế giới càng lớn thì một chiến lược định vị thương hiệu bài bản sẽ càng chứng minh được vai trò của nó.

Lúc này, thương hiệu của bạn sẽ đi lại con đường của Coca-Cola hay Apple năm xưa, tạo nên sản phẩm nước giải khát có gas lấy công thức từ một bài thuốc y học, hoặc đưa các thương hiệu cạnh tranh vào vòng xoáy đào thải với chiếc điện thoại cảm ứng đa điểm – thao tác bằng ngón tay ở bất cứ điểm nào trên màn hình mà không cần đến bút stylus.

Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả

Nhà thơ uyên bác thời kỳ La Mã là Ovid từng nói thế này: “Một con ngựa chỉ chạy nhanh nhất có thể khi đằng sau nó là những con ngựa khác không ngừng đuổi theo”. Câu nói này cũng gần tương tự một phát ngôn nổi tiếng ở thì hiện tại rằng “Nếu bạn không phải là người đầu tiên thì kiểu gì bạn cũng trở thành người cuối cùng”.

Trong trường hợp người tiêu dùng muốn đánh giá một thương hiệu có xứng đáng trở thành “người đầu tiên” hay không, thì họ dựa vào tiêu chí hay nền tảng nào để đúc kết thành đánh giá chuẩn xác nhất? Câu trả lời nằm ở chiến lược định vị thương hiệu.

Một yếu tố mà nhiều lãnh đạo, nhà sáng lập thương hiệu vẫn luôn chú trọng khi xây dựng chiến lược kinh doanh, đó chính là phân khúc khách hàng. Sản phẩm này phù hợp cho nam hay nữ giới, sản phẩm này có nên hướng đến khách hàng có thu nhập tầm trung hay không, sản phẩm này nên tập trung bán ở các thành phố lớn hay phủ khắp phạm vi cả nước…

Nhưng theo góc nhìn và kinh nghiệm của Vũ, phân khúc khách hàng không phải là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của một chiến lược kinh doanh, hay xa hơn là chiến lược phát triển một thương hiệu bền vững.

Chiến lược định vị thương hiệu mới tạo ra giá trị bền vững cho mô hình kinh doanh.
Nguồn: Vũ Digital

Cũng trong bài chia sẻ về tầm quan trọng của phân khúc khách hàng, Vũ đã đề cập khảo sát năm xưa của hai thương hiệu xe phổ biến hàng đầu nước Mỹ là Ford và Chevrolet.

Cả hai thực hiện khảo sát về nhân khẩu học, thói quen tiêu dùng và tâm lý học hành vi của nhóm khách hàng thân thiết. Khảo sát này nhằm mục tiêu tìm kiếm sự khác biệt, đối lập giữa hai nhóm khách hàng để cả hai thương hiệu có thêm thông tin, cơ sở để phục vụ tốt quy trình bán hàng/ chăm sóc khách hàng trong tương lai.

Nhưng kết quả khiến mọi người không khỏi bất ngờ, khảo sát cho thấy rằng không có nhiều điểm khác biệt giữa khách hàng thân thiết của Ford và Chevrolet. Khách hàng thân thiết của Ford hoàn toàn có thể trở thành khách hàng thân thiết của Chevrolet trong tương lai.

Nhìn vào nhân khẩu học và tâm lý học hành vi, khách hàng thân thiết của cả hai thương hiệu đều sở hữu nhiều nét tương đồng về phong cách, hành động và thói quen chi tiêu.

Nếu ai đó cho rằng chủ xe Ford có phong cách thời trang hoà nhã hơn chủ xe Chevrolet, hay chủ xe Ford thường xuyên đi cắm trại nhiều hơn chủ xe Chevrolet, thì kết quả của khảo sát lần đó chứng minh tất cả đã sai. Mối quan hệ giữa tính cách, hành vi tiêu dùng với việc một người sẽ lựa chọn ủng hộ thương hiệu nào là rất yếu – nếu không muốn nói là hoàn toàn vô căn cứ.

Thay vì chạy theo phân khúc khách hàng và bằng một cách nào đó, tự mình thu hẹp nhóm khách hàng mục tiêu mà đáng lẽ ra nếu cứ chinh phục và sở hữu niềm tin từ họ, bản thân thương hiệu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Các thương hiệu ngày nay cần đầu tư nghiêm túc cho một chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả.

Khi có chiến lược định vị thương hiệu được xây dựng bài bản và hiệu quả, giá trị lớn nhất mà thương hiệu có được chính là lời giải cho câu hỏi muôn thuở từ khách hàng mục tiêu: Vì sao tôi nên chọn ủng hộ thương hiệu của bạn, thay vì hàng trăm hàng ngàn thương hiệu khác trên thị trường?

Nếu phân khúc khách hàng gián tiếp làm thu hẹp nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu, chiến lược định vị thương hiệu lại tạo điều kiện để bất cứ ai cũng có thể trở thành khách hàng của thương hiệu đó. Nói một cách khác, mọi người đều sẵn sàng ủng hộ, chọn mua sản phẩm của thương hiệu ngay khi có nhu cầu và có điều kiện.

Chiến lược định vị thương hiệu Ford và Chevrolet có nhiều nét tương đồng.
Nguồn: The Car Connection

Giả dụ, thương hiệu của bạn kinh doanh xe sang, điều nên làm không phải là phân biệt khách hàng này mặc đồ hiệu, làm giám đốc thì mới niềm nở chào đón và tư vấn, khách hàng kia mặc đồ thể thao, hỏi mua qua Facebook thì lơ là không muốn trao đổi thêm. Ngược lại, hãy lên kế hoạch xây dựng chiến lược định vị thương hiệu để càng nhiều người yêu thích, hâm mộ thương hiệu của bạn càng tốt. Trong đó, tất nhiên có cả những người vừa có sẵn nhu cầu vừa có sẵn điều kiện sở hữu sản phẩm, tuy vậy, họ chỉ là một nhóm thiểu số.

Phần đông còn lại dù chưa có nhu cầu, chưa có điều kiện thậm chí là vì cả hai yếu tố, nhưng họ lại có yếu tố quan trọng nhất đó là niềm tin và sự yêu mến dành cho thương hiệu bạn. Ngày đẹp trời nào đó khi một trong hai yếu tố còn lại “nảy mầm”, gần như chắc chắn họ sẽ chọn ủng hộ và sở hữu sản phẩm của bạn.

Ngay phía bên dưới, Vũ sẽ phân tích 3 yếu tố cần lưu tâm khi xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, nói đúng hơn là 3 dấu hỏi chấm mà mỗi nhà sáng lập thương hiệu cần tự đặt cho bản thân – nhằm mục đích xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả.

1. Sản phẩm của bạn là gì?

Xác định sản phẩm là một trong những bước đầu tiên trên hành trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, nếu không muốn nói là bước đi quan trọng nhất để có một chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả.

Bởi xác định sản phẩm mình bán ra cũng đồng thời giúp xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai, từ đó phân tích các khía cạnh chuyên sâu hơn về thói quen, hành vi tiêu dùng để thúc đẩy quyết định mua hàng có lợi cho thương hiệu mình.

Xác định sản phẩm trước khi lên chiến lược định vị thương hiệu.
Nguồn: Nikkei Asia

Nhiều nhận định cho rằng chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm hay thói quen tiêu dùng thay đổi theo thời điểm cũng tác động đến sức mua, thậm chí đến hiệu quả của việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu. Tuy nhiên đó chỉ các yếu tố phân tích chuyên sâu hơn, một khi đã xác định được sản phẩm mình bán ra là gì, ngành hàng hay thị trường nào sẽ là nơi đội ngũ thương hiệu mình chấp nhận dấn thân.

Hai nền tảng quan trọng nhất thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng vẫn là nhu cầu có thật, cùng với nhận thức tích cực họ dành cho thương hiệu. Khi một người không có bằng lái xe, không thích lái xe mà cũng không muốn thuê tài xế riêng, việc thuyết phục họ mua xe của bạn là điều nằm ngoài tầm với.

Khi một người không thích ăn rau củ, không muốn ăn rau củ thì dù bạn cung cấp rau củ giá tốt nhất, tươi ngon nhất và có lợi cho sức khoẻ người dùng nhất thị trường, thì họ cũng chẳng chút bận tâm – họ bận đi mua thịt bò, trứng gà hay cá phi lê mất rồi.

Ngược lại khi bắt đầu xây dựng chiến lược định vị thương hiệu bằng cách xác định sản phẩm mình bán ra, điều duy nhất bạn còn thiếu chỉ là nhận thức tích cực mà khách hàng mục tiêu dành cho thương hiệu.

Với một nhu cầu có thật cùng nhận thức thương hiệu tích cực sẵn có, khách hàng mục tiêu chắc chắn sẽ ủng hộ và sở hữu sản phẩm đến từ thương hiệu trong một ngày không xa – thay vì bản thân đội ngũ thương hiệu phải ra sức thuyết phục, chèo kéo để gia tăng doanh số bán hàng ngay ở thì hiện tại.

2. Sản phẩm của bạn bán cho ai?

Bạn còn nhớ khảo sát giữa hai nhóm khách hàng thân thiết của Ford và Chevrolet chứ? Gần nửa thập kỷ sau, một cuộc khảo sát tương tự đã được thực hiện tại Anh. Lần này, cuộc khảo sát được thực hiện với khách hàng của nhiều phân khúc xe ô tô khác nhau, gồm có Cavalier, Sierra, Ford Escort và Land Rover.

Giá sản phẩm có tác động đến chiến lược định vị thương hiệu?
Nguồn: Edmunds

Nghĩa là những người tham gia khảo sát đang sở hữu các mẫu xe ở nhiều phân khúc giá khác nhau, nhóm thực hiện tin rằng điều này sẽ chỉ ra ít nhiều khác biệt về insight hay thói quen tiêu dùng của từng nhóm khách hàng. Nhưng kết quả sau cùng một lần nữa khiến nhiều người phải bất ngờ.

Kết quả khảo sát cho thấy không có nhiều khác biệt về nhân khẩu học, trung bình có 51% khách hàng mua xe của bốn thương hiệu này là nam và 49% là nữ.

Còn nếu ai đó nghĩ rằng giá xe cũng tỉ lệ thuận với thói quen tiêu dùng xa xỉ của khách hàng thì họ cũng lầm to, khi khảo sát cho thấy phần lớn khách hàng của Land Rover ưa thích đọc The Sun – một tờ báo lá cải của Anh hơn là Telegraph – một tờ báo được cho là xác thực và độ uy tín cao hơn hẳn.

Một lần nữa, khái niệm phân khúc khách hàng trở nên vô nghĩa nếu nhà sáng lập cùng đội ngũ thương hiệu muốn tham khảo, phân tích để xác định nhóm khách hàng mục tiêu trong chiến lược định vị thương hiệu.

Các bằng chứng mang tính khoa học chỉ ra rằng, càng nghiên cứu và thực hiện phân khúc khách hàng thì đội ngũ thương hiệu càng tự hạn chế lượng khách hàng tiềm năng – những người sẵn sàng chi tiền mua sản phẩm một ngày nào đó mà không quá lăn tăn, bận tâm đến các giá trị vượt trội của nhiều thương hiệu cạnh tranh.

Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu thay vì phân khúc khách hàng.
Nguồn: NerdWallet

Thay vì xây dựng một “bộ quy tắc” để đánh giá một người khách hàng là tiềm năng hay không tiềm năng, hãy xây dựng chiến lược định vị thương hiệu để trở thành thương hiệu thu hút được sự quan tâm, niềm yêu thích và cả lòng trung thành mà người tiêu dùng sẵn sàng dành cho.

Lấy ví dụ từ thương hiệu Apple, khi bỏ qua hai nhóm khách hàng đặc trưng là trung thành với toàn bộ hệ sinh thái Apple hoặc không dùng bất cứ sản phẩm nào thuộc hệ sinh thái, chúng ta vẫn còn đó hàng triệu người chỉ dùng từ 1 đến 2 sản phẩm Apple mà thôi.

Bạn có thể nhìn thấy người thân, bạn bè hay những người xung quanh mình, không ít trường hợp chỉ sử dụng iPhone rồi dùng laptop Windows (hoặc chỉ sử dụng Macbook và sử dụng điện thoại chạy Android).

Khác với những gì chúng ta thường lầm tưởng, chiến lược định vị thương hiệu Apple không biến họ trở thành thương hiệu xa xỉ hay còn quá nhiều thiếu sót so với các thương hiệu cạnh tranh (dù có mức giá cao). Ngược lại, Apple tự định vị bản thân là một thương hiệu không ngừng đổi mới, sẵn sàng học hỏi để trở thành đội ngũ thực hiện tất cả mọi thứ một cách hoàn hảo nhất.

Họ biết rằng mình sẽ bán được sản phẩm cho ai, những người có suy nghĩ, thói quen và thế giới quan như thế nào rồi sẽ trở thành khách hàng của họ trong một ngày gần nhất.

Chiến lược định vị thương hiệu của Apple không khiến họ nổi tiếng và “sống tốt” bằng cách bán được hàng tỷ chiếc iPhone. Nhà Táo Khuyết được hàng tỷ khách hàng tin tưởng và trung thành gắn bó bởi niềm tin cho rằng – họ luôn cung cấp một hoặc nhiều sản phẩm với chất lượng trải nghiệm vượt trội trong cùng một thời điểm, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu khắt khe nhất từ thị trường cũng như người tiêu dùng.

Bài học về chiến lược định vị thương hiệu của Apple.
Nguồn: Apple

3. Ưu thế vượt trội của sản phẩm là gì?

Dĩ nhiên bạn không thể thay thế vị trí số một của Coca-Cola trong nhận thức hàng tỷ người tiêu dùng khi nói đến “nước ngọt có gas”. Cũng khó lòng thay thế vị trí số một của Volvo trong nhận thức hàng triệu người tiêu dùng khi nói đến “xe an toàn”.

Nhưng cùng với Coca-Cola gia nhập nhóm 10 thương hiệu nước ngọt có gas bán chạy nhất Châu Á, hay cùng với Volvo gia nhập nhóm 20 thương hiệu xe nổi tiếng thế giới về độ an toàn thì sao? Không tồi chút nào đúng không?

Coca-Cola hay Volvo cũng không hề cô đơn trên thị trường thế mạnh của mình, trường hợp của Pepsico (Mỹ), TC Pharma (Thái Lan) hay các thương hiệu xe Đức được đầu tư trang bị công nghệ an toàn như BMW, Audi hay Volkswagen chính là những ví dụ điển hình như thế. Đó đồng thời là cơ sở để thương hiệu bạn vững niềm tin cho rằng, chỉ cần xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả – dựa trên ưu thế sẵn có của sản phẩm và dịch vụ bán hàng, thì sớm thôi thương hiệu của bạn cũng đủ sức trở thành đối trọng đúng nghĩa của nhiều thương hiệu mạnh toàn cầu.

Xác định ưu thế vượt trội của sản phẩm khi xây dựng chiến lược định vị thương hiệu không chỉ để tạo dựng, phát triển năng lực cạnh tranh của bản thân thương hiệu. Đó còn là kim chỉ nam để đội ngũ của bạn không bị lạc lối giữa một “rừng xanh thương hiệu” – mãi ảo vọng và chạy theo lợi thế cạnh tranh của thương hiệu đối thủ, thay vì tự bồi đắp và nhất quán theo đuổi ưu thế sản phẩm của chính mình.

Chiến lược định vị thương hiệu Volvo hướng đến sự an toàn.
Nguồn: Volvo Cars

Tin rằng chiến lược định vị thương hiệu sẽ giúp mình soán ngôi các thương hiệu hàng đầu thế giới là tương đối viển vông, nhưng nhất quán với ưu thế cạnh tranh để trở thành đối trọng của họ vào một ngày nào đó là hoàn toàn có cơ sở. Mà khi bạn đang ở vị thế đối trọng với các thương hiệu dẫn đầu thị trường thì khó nói lắm, chẳng ai biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy đến.

Nên nhớ ban lãnh đạo của Nokia và Blackberry từng chê bai màn hình cảm ứng đa điểm trên iPhone đến mức nào. Hay vào năm 2004, khi Facebook vẫn còn mang tên cũ là thefacebook – trang trao đổi và “leak ảnh hotgirl” dùng trong nội bộ sinh viên trường Harvard, thì Yahoo đã đạt mốc vốn hoá 52 tỷ USD – cao hơn Google ở thời điểm vừa IPO (49 tỷ USD), cao hơn cả Apple và Amazon ở thời điểm đó cộng lại (25 và 16 tỷ USD).

Giờ hãy nhìn xem chiếc điện thoại nào liên tiếp nằm trong nhóm smartphone bán chạy nhất thế giới, mạng xã hội nào thu hút được hàng tỷ người dùng và lượt truy cập ổn định hằng tháng? Còn Yahoo, Nokia hay Blackberry nữa, họ đang ở đâu trong thế giới thương hiệu mênh mông?

* Bài viết gốc: Vũ Digital


Trích dẫn

Cách đo mức độ brand awareness: Từ tiếp cận đến nhận diện Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:24:32

Cách tạo dựng thương hiệu nổi bật Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:23:59

Doanh số ~12 Tỷ/Tháng từ 2014 nhờ tập trung phân tích insight khách hàng? TIN ĐƯỢC KHÔNG? Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:23:30

“7 chiến lược làm chủ thế giới” và cơ hội cho chúng ta – theo Andreas Ekström Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:40:43

Tài trợ Thương hiệu #8: Star Kombucha – Miss Grand Vietnam và hành trình khuyến khích thói quen “Sống Trendy Uống Healthy” Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:05:11

Các chiến lược gia tăng mức độ bao phủ thị trường hiệu quả Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:04:33

Thương hiệu mỹ phẩm có nên tổ chức show diễn runway? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:04:04

Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân cho CEO trên Facebook Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:02:37

Cách xây dựng Ideal Customer Profile (ICP) cho các công ty B2B SaaS Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:01:09

Kết hợp OKRs với lương thưởng: Các lưu ý và cách triển khai Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:58:59

“7 chiến lược làm chủ thế giới” và cơ hội cho chúng ta – theo Andreas Ekström Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:58:17

Các loại hình nghệ thuật Marketing xã hội nổi bật trong bối cảnh thời đại số Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:57:32

Chiến lược thu hút người dùng Việt Nam của Duolingo Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:57:08

“Ông trùm” Spotify làm giàu nhờ “chèn ép” nghệ sĩ? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:56:39

Mạng lưới ký ức quan trọng với thương hiệu như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:56:10

OKR & Google: Google đã triển khai OKR thành công như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:55:33

Xây Dựng Thương Hiệu Hiệu Quả - Một ý kiến của tôi Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:55:04

Marketers có cần hiểu về Tài chính Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:54:23

Cách Đo Mức Độ Brand Awareness: Từ Tiếp Cận Đến Nhận Diện Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:53:59

Reuters: Tham vọng của Indonesia đối với sự chuyển đổi xanh của nền kinh tế Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:53:32

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School