fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Chiến lược & Định vị » Cách xây dựng Ideal Customer Profile (ICP) cho các công ty B2B SaaS
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Một khuôn mẫu mình nhận ra ở không ít các SaaS đó chính là không định hình được ICP của họ là gì. Kể cả khi đã hoạt động được một thời gian, có người dùng, có doanh thu… họ vẫn gặp nhiều khó khăn khi ngồi lại vạch ra một ICP rõ ràng.

Vì vậy, với chia sẻ này, mình hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ICP cũng như cách để xây dựng một ICP sát với sản phẩm.

Key points

  • ICP về cơ bản là những người tiềm năng nhất sẽ mua sản phẩm của bạn. Người mua ở đây là các công ty đang gặp phải vấn đề và sản phẩm của bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề đó.
  • Công ty nào không dành thời gian xác định một ICP rõ ràng ngay từ đầu thì sớm hay muộn cũng sẽ gặp rất nhiều thử thách — cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
  • Muốn có được một business bền vững thì cần phải có một khuôn mẫu (framework) tạo doanh thu bền vững, chứ không phải chỉ dựa vào các giao dịch một lần (one-off deal). Mà để xây dựng được khuôn mẫu này thì lại đòi hỏi sự hiểu biết chắc chắn về ICP, sau đó dựa vào ICP để chắt lọc những người dùng tiềm năng (qualified leads) và loại bỏ những người dùng không phù hợp (disqualified leads).
  • ICP phải rõ ràng và phù hợp. ICP mà rộng quá hay thiếu độ sâu đều sẽ khiến bạn không thể xây dựng được một cơ sở các khách hàng tiềm năng tốt.
  • ICP không phải chỉ là sản phẩm của Marketer. Founder, Product Owners, Developers, Marketer, Sale, Support nên ngồi lại với nhau để cùng xác định được một ICP chính xác.
  • Tuy nhiên, ICP thôi chưa đủ. Khi đã có ICP, bạn cần xác định được Customer Persona là gì nữa. Có được ICP và Customer Persona thì mới có thể nói bạn đã có được “true north” để bắt đầu nghĩ tới những thứ khác (ví dụ, marketing).
  • ICP không phải chỉ là sản phẩm tạo-một-lần-dùng-mãi-mãi. Theo sự phát triển của các yếu tố bên ngoài lẫn sự tăng trưởng của công ty, ICP phải thường xuyên được điều chỉnh để phản ánh những thay đổi đó.

Nguồn: Clearbit

Ideal Customer Profile (ICP) là gì?

Ideal Customer Profile là một bản mô tả toàn diện, đầy đủ, rõ ràng về loại khách hàng mà phù hợp nhất với sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn đang bán. Nó bao gồm chi tiết về dữ liệu nhân khẩu học (demographic), doanh nghiệp (firmographic), và tâm lý học (psychographic) của khách hàng đích cũng như hành vi, nhu cầu và các nỗi đau (pain point) của họ.

Một cách đơn giản, ICP trả lời các câu hỏi sau:

  • Loại công ty nào cần sản phẩm của bạn và sẵn sàng trả tiền để được sử dụng nó?
  • Kích thước doanh nghiệp, sản phẩm, hệ thống công nghệ, mô hình kinh doanh, nhân sự… của họ trông như thế nào?

Nguồn: Gripped

Lưu ý rằng Ideal Customer Profile khác với Customer Persona. Đối với B2B, nếu ICP ám chỉ các công ty thì Customer Persona là những người đang làm việc tại các công ty đó. Những người này đại diện cho một công ty tìm kiếm những giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp. Họ cũng có thể là các decision-maker.

Ideal Customer Profile cũng khác với Target Audience. Target Audience là bất cứ ai mà có khả năng mua sản phẩm của bạn. Nhưng ICP là những người mà có khả năng mua nhất, là những khách hàng giá trị nhất. Với ý nghĩa này, ICP cũng không có nghĩa giống như TAM (total addressable market hay total available market) ám chỉ lượng target audience tiềm năng mà bạn có thể nhắm tới.

Để dễ hình dùng, mình xin giới thiệu ICP khởi đầu (Initial ICP) của một vài công ty mình đã làm. Qua làm việc với Team Content Marketing tại những công ty này, mình có được những quan sát về ICP ban đầu của họ như sau:

Vì sao xác định Ideal Customer Profile lại quan trọng?

Việc xác định ICP là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với các công ty B2B SaaS, kể cả các startup ở giai đoạn đầu (early-stage) lẫn các công ty đã hoạt động nhiều năm liền.

Vì sao? Vì bất kể kích thước doanh nghiệp và khả năng tài tài chính, nhân sự và thời gian của bạn đến đâu thì các nguồn lực này đều có giới hạn. Khi có một ICP đúng đắn, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực, tạo ra được một Product Roadmap tập trung, giảm Customer Acquisition Cost (CAC), phát triển content nhất quán…

Thay vì cố gắng tiếp cận mọi khách hàng có thể, ICP sẽ giúp bạn hướng sự chú ý vào các khách hàng có tiềm năng thực sự. Điều này có nghĩa bạn có thể tiếp cận được những người mà chắc chắn hứng thú và muốn trải nghiệm sản phẩm. Bạn cũng tập trung vào nhóm người dùng có khả năng phản hồi tốt hơn, từ đó tối ưu hóa sản phẩm dựa trên phản hồi thực tế từ thị trường. Điều này là một yếu tố quan trọng để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện và hấp dẫn cho khách hàng, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và tạo ra cơ hội mở rộng hơn trong tương lai.

Trong một chia sẻ với Lenny’s Newsletter, Ben Williams – former VP of Product tại Snyk – nhấn mạnh như thế này: “Target Audience ban đầu của chúng tôi là các developer dùng Node.js ý thức rất rõ về tầm quan trọng của bảo mật. Cách tiếp cận tập trung vào độ sâu trước này đóng vai trò cốt lõi trong việc xác thực (validate) giải pháp hướng tới tìm ra product-market fit. Một JavasCript developer chẳng quan tâm tới việc giải pháp của bạn hỗ trợ Golang hay là Rust. Thu hẹp Target Audience và tập trung vào các use-case cụ thể trước khi mở rộng thị trường là tiên quyết”.

Mathilde Collin, co-founder and CEO of Front, cũng chia sẻ là không nghĩ về ICP ngay từ ban đầu là một trong những sai lầm lớn nhất của họBarry McCardel, co-founder and CEO of Hex, làm rõ hơn về thử thách mà họ đối mặt khi không tìm ICP trước khi “launch” đó là: Họ phải đặt ra các tiêu chuẩn đánh giá nghiêm ngặt để chọn được qualified lead, bởi vì có quá nhiều người dùng với background khác nhau để ý tới sản phẩm của họ và không phải ai cũng hứng thú thực sự cả.

Nếu đến đây mà bạn vẫn chưa cảm thấy bị thuyết phục về việc phải lập ICP ngay từ bây giờ thì mình có một câu chuyện thú vị khác cho bạn: câu chuyện về HubSpot.

Trước đây, HubSpot không thể xác định được là họ nên tập trung vào “Owner Ollie” and “Mary Marketer”. Vì không đưa ra lựa chọn nên họ đánh cả thị trường là Owner Ollie – những chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ với ít hơn 10 nhân viên và không có full-time marketer. Đồng thời, họ cũng tập trung vào Mary Marketer, tức là marketing manager đang làm việc tại các công ty có từ 10 đến 1.000 nhân viên.

Theo Brian Halligan, HubSpot Co-founder và CEO, thì sự không dứt khoát này đã khiến họ phải trả một mức giá rất đắt. Cụ thể, các yêu cầu sản phẩm, hỗ trợ, giá và tất cả những thứ khác đều phải tách biệt cho Ollie và Mary. Điều này có nghĩa, họ phải gấp đôi, gấp ba nguồn lực để phục vụ hai đối tượng khách hàng khác nhau. Đó còn chưa kể các thoả hiệp mà họ miễn cưỡng phải chấp nhận để đảm bảo Hubspot “work” cho cả hai thị trường.

Cuối cùng, họ đã phải lựa chọn tập trung vào Mary và từ bỏ Ollie. Đây đã là lựa chọn đúng đắn. Customer Retention (tỷ lệ giữ lại khách hàng) tăng từ 65% lên 82%, Customer Lifetime Value (giá trị vòng đời khách hàng) tăng gấp đôi, và Revenue Retention (tỷ lệ duy trì doanh thu từ những người dùng hiện tại) từ 70% lên 100%.

Nguồn: ThinkGrowth

“Bằng cách chọn Mary, team sản phẩm của chúng tôi có thể tập trung hoàn toàn vào làm hài lòng Mary và không phải phân tách UI rồi các tính năng cho cả Ollie như đã từng làm trước đây. Nếu ai đó đề xuất cần phải có một tính năng cho Ollie thì chúng tôi đơn giản là ‘say no’ — không còn phải lo lắng nhiều”, Brian Halligan, HubSpot Co-founder và CEO, cho biết.

Nathan Barry, ConvertKit và câu chuyện xác định ICP

ConvertKit là một nền tảng email marketing cho creator. Câu chuyện Nathan Barry sáng lập ra ConvertKit rất thú vị, và mình tin chắc là bạn sẽ học hỏi được nhiều điều.

Vào năm 2013, Nathan quyết định đầu tư 5.000 USD vào một ứng dụng web dành cho SaaS. Mục tiêu của anh là trong vòng 6 tháng phải đạt được 5.000 USD MRR (Monthly Recurring Revenue — tổng doanh thu có thể dự đoán được mà một công ty tạo ra từ tất cả các đăng ký đang hoạt động trong một tháng nhất định). Tuy nhiên, mục tiêu này đã thất bại.

Thời điểm đó, Nathan nhắm tới bất cứ ai mà cần email marketing. Nhận ra được vấn đề nên anh quyết định thu hẹp lại thị trường. Anh xác định mình cần tập trung vào các author và blogger mà cần loại phần mềm này. Anh định vị khách hàng lý tưởng bằng cách phân tích các đối thủ như MailChimp hay Aweber và tiếp cận những người mà đang sử dụng các dịch vụ đó, không thực sự hài lòng và có khả năng chuyển đổi sang một công cụ tốt hơn — như ConvertKit. Đây là cold email mà Nathan đã sử dụng:

Sarah,

Is anything frustrating you with MailChimp?

The reason I ask is I run ConvertKit, which is an email marketing platform for professional bloggers. We’ve got a lot of great bloggers using us like Katie and Seth from Wellness Mama, Pat Flynn from Smart Passive Income, and Chris Guillebeau.

I’d love to hear more about how we can build it to better serve bloggers like you.

Talk soon,

Nathan.

Nguồn: SaaS Marketer

Lưu ý là ConvertKit được xây dựng xuất phát từ việc Nathan cảm thấy khó chịu với các tính năng tự động trả lời email của những dịch vụ email marketing tại thời điểm đó. Thế nên, Nathan biến các điểm yếu của họ trở thành điểm mạnh của ConvertKit. Khi gửi cold email đến các khách hàng tiềm năng, Nathan đều xoáy sâu vào các điểm yếu ấy để bắt đầu câu chuyện và làm nổi bật ConvertKit.

Bảng Trello của Nathan để theo dõi các email đã gửi đi.
Nguồn: SaaS Marketer

Khi một người phản hồi lại và bày tỏ sự quan tâm tới ConvertKit, Nathan dành rất nhiều thời gian cho họ. Thậm chí, anh còn sẵn sàng đi gặp trực tiếp để nói chuyện, đào sâu vấn đề của khách hàng và làm rõ được lợi thế của ConvertKit.

Tóm lại, ConvertKit đã đi từ:

  • Email marketing cho tất cả mọi người — ngách quá rộng
  • Email marketing cho các tác giả (authors) — ngách nhỏ hơn, tập trung hơn
  • Email marketing cho các blogger chuyên nghiệp — ngách nhỏ hơn nữa và phù hợp hơn
  • Email marketing cho creator — ngách rộng hơn nhưng vẫn có sự tập trung (đây là định vị hiện tại của ConvertKit — Marketing Hub for Creators)

Bài học rút ra từ câu chuyện của ConvertKit:

  • Phải xác định được rõ Ideal Customer Profile càng sớm càng tốt vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực đồng thời nhắm đúng những người mà cực kỳ hứng thú và khả năng cao sẽ mua sản phẩm của bạn
  • Dành thời gian nhiều với người dùng tiềm năng là cách tốt nhất để khám phá nỗi đau (pain point) của họ, định vị khách hàng lý tưởng và xác định các attribute cho ICP

Nathan Barry – Founder & CEO tại ConvertKit.
Nguồn: ConvertKit

Cách xây dựng Ideal Customer Profile: Top-down và Bottom-up

Ideal Customer Profile chuẩn là phải rõ ràng, dễ hiểu. Nó phải giúp cho sales, marketing và customer success nhanh chóng nhận dạng được ai là người họ cần tiếp cận.

Top-down approach

Nếu công ty bạn là early-stage startup, bạn có thể áp dụng cách tiếp cận top-down để xây dựng ICP. Cụ thể, cách tiếp cận này dựa vào các attribute sau:

  • Company size
  • Doanh thu/ ARR/ MRR
  • Industry
  • Job title
  • Tech stack
  • Vị trí địa lý
  • Pain point – nỗi đau của khách hàng hay cái mà bạn đang giải quyết (ví dụ như tính bảo mật)
  • Quy trình, văn hoá làm việc của công ty

Những thông tin này thông thường bạn có thể tìm được trên Internet và các cộng đồng liên quan. Ví dụ: Crunchbase, ProductHunt, Hacker News, Quora, Reddit, LinkedIn, Twitter, cold outreach, Google Search, hay thậm chí là phỏng đoán dựa trên common sense và kinh nghiệm.

Bottom-up approach

Cách tiếp cận này phù hợp khi công ty bạn đã hoạt động được một thời gian, đã có những khách hàng ban đầu và cần xem xét lại ICP để kiểm định lại tập khách hàng đích cũng như mở rộng thị trường.

Với bottom-up, bạn sẽ nhìn vào các attribute ở top-down, đồng thời cũng bao gồm jobs-to-be-done (JTBD — hoàn cảnh, lý do, động cơ thúc đẩy khách hàng dùng sản phẩm) và các attribute khác như khả năng thanh toán, feedback, và mức độ support được yêu cầu. Các thông tin này bạn có thể thu thập từ các team trong công ty.

Ngoài ra, bạn cũng nên triển khai các khảo sát và phỏng vấn trực tiếp khách hàng hiện tại để có được góc nhìn gần nhất về lý do vì sao họ chọn sản phẩm của bạn, vì sao họ thích và vẫn tiếp tục dùng, những kỳ vọng được đáp ứng… Càng dành nhiều thời gian với khách hàng thì bạn càng thu thập được rất nhiều những insight giá trị về pain point cũng như điểm khác biệt của bạn (mà đã khiến họ “switch”).

Tóm lại

  • Nếu chưa có ICP thì bạn nên nghĩ và làm nó ngay bây giờ. Tuy nhiên, ICP không đơn giản chỉ là đặt bút xuống là lập ra được. Nó đòi hỏi phải làm các research bên trong nội bộ lẫn bên ngoài, khảo sát khách hàng… nói chung là cần thời gian và sức.
  • ICP không phải là bất biến — làm một lần dùng mãi mãi. ICP cần được review và cập nhật theo thời gian tương ứng với sự phát triển của sản phẩm, khách hàng, thị trường.
  • Với các sản phẩm chưa launch hoặc very early-stage startup, ICP càng hẹp và càng cụ thể càng tốt. Đừng nhắm quá rộng mà hãy đi sâu vào một nhóm khách hàng cụ thể.

Các nguồn tài nguyên liên quan hữu ích khác:

  • How to identify your ideal customer profile | Lenny's Newsletter
  • How to identify your SaaS ICP by Chris Moen
  • What is an ICP by John Vrionis
  • ICP and Personas Exercise


Vân Anh (Lavender)
* Bài viết gốc: The Thoughtful Marketer

Trích dẫn

Cách đo mức độ brand awareness: Từ tiếp cận đến nhận diện Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:24:32

Cách tạo dựng thương hiệu nổi bật Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:23:59

Doanh số ~12 Tỷ/Tháng từ 2014 nhờ tập trung phân tích insight khách hàng? TIN ĐƯỢC KHÔNG? Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 15:23:30

“7 chiến lược làm chủ thế giới” và cơ hội cho chúng ta – theo Andreas Ekström Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:40:43

Tài trợ Thương hiệu #8: Star Kombucha – Miss Grand Vietnam và hành trình khuyến khích thói quen “Sống Trendy Uống Healthy” Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:05:11

Các chiến lược gia tăng mức độ bao phủ thị trường hiệu quả Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:04:33

Thương hiệu mỹ phẩm có nên tổ chức show diễn runway? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:04:04

Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân cho CEO trên Facebook Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 11:02:37

Kết hợp OKRs với lương thưởng: Các lưu ý và cách triển khai Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:58:59

“7 chiến lược làm chủ thế giới” và cơ hội cho chúng ta – theo Andreas Ekström Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:58:17

Các loại hình nghệ thuật Marketing xã hội nổi bật trong bối cảnh thời đại số Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:57:32

Chiến lược thu hút người dùng Việt Nam của Duolingo Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:57:08

“Ông trùm” Spotify làm giàu nhờ “chèn ép” nghệ sĩ? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:56:39

Mạng lưới ký ức quan trọng với thương hiệu như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:56:10

OKR & Google: Google đã triển khai OKR thành công như thế nào? Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:55:33

Xây Dựng Thương Hiệu Hiệu Quả - Một ý kiến của tôi Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:55:04

Marketers có cần hiểu về Tài chính Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:54:23

Cách Đo Mức Độ Brand Awareness: Từ Tiếp Cận Đến Nhận Diện Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:53:59

Reuters: Tham vọng của Indonesia đối với sự chuyển đổi xanh của nền kinh tế Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:53:32

5 cách xây dựng lòng trung thành nơi khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Brandsvietnam gửi lúc 25-10-2023 10:52:52

CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School

1
Bạn cần hỗ trợ?