ự phát triển vượt bật của xã hội hiện nay thì các khách sạn, quán bar cũng xuất hiện rất nhiều đồng nghĩa rằng nhu cầu tuyển dụng quản lý quán bar, pha chế, batender cũng cực cao, nhưng với nhiều bạn còn mườn tượng cũng như không rõ về nghề này. ÂU VIỆT Á xin chia sẽ đến bạn các thông tin cụ thể của nghề quản lý quán bar là gì nhé…
Quản lý quán bar là gì?
Quản lý quán bar (quầy bar) là người có vị trí cao nhất trong khâu khâu pha chế, quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến đồ uống như setup trang trí trong không gian phòng bar, nhà hàng. Quản lý quán bar là người có đầy đủ kinh nghiệm pha chế cũng như có các kĩ năng đi kèm như đào tạo, quản lý, setup và một chút về maketting.
Công việc của quản lý quầy bar
Quản lý nhân viên
Quản lý nhân viên
Kiểm tra, phân bố công việc cho nhân viên quầy bar và nhân viên phục vụ
Chỉnh đốn nhân viên về tác phong, vị trí làm việc, thái độ phục vụ khách hàng, đồng phục, cách bày trí
Họp nhân viên để nhắc nhở, động viên, khen thưởng và truyền thông tin từ cấp trên (nếu có).
Kiểm soát nhắc nhở nhân viên phục vụ, phụ bar và các Bartender thực hiện đúng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo về chất lượng, trình bày đẹp.
Đào tạo, đánh giá năng lực của từng nhân viên trong quầy Bar.
Theo dõi, giám sát tình hình tại quầy Bar
Kiểm soát số lượng hàng hóa đầu giờ nếu thiếu thì đặt hàng ngay để đáp ứng đầy đủ cho hoạt động hằng ngày trên quầy Bar.
Kiểm soát xuất nhập tồn và hao hụt hàng hóa. Ghi lại biên bản hủy hàng hóa, đồ uống, nguyên vật liệu đối với quầy Bar theo quy trình. Xây dựng tiêu chuẩn nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào.
Kiểm soát tình hình thu chi hằng ngày trên quầy Bar, phải tìm hiểu nguyên nhân khi có những biến đổi doanh thu đột biến.
Kiểm tra cách trưng bày hàng hóa, sao cho bắt mắt và phải thường xuyên thay đổi, quản lý tài sản, công cụ dụng cụ tại quầy.
Xây dựng tiêu chuẩn đồ uống, thiết kế menu quán.
Kiểm tra vệ sinh trong và ngoài quầy Bar.
Làm báo cáo hàng ngày, báo cáo tuần nộp cho cấp trên.
Đối ngoại, xây dựng mối quan hệ
Tiếp cận, xã giao, làm quen với khách hàng.
Nên lưu ý và thường xuyên để mắt đến các khách nữ uống nhiều để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết (đối với quản lý quầy Bar tại các quán Bar, Club và Nhà Hàng – Khách Sạn).
Tạo không khí tươi vui, thân thiết mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái dễ chịu.
Thiết lập, xây dựng những chương trình khuyến mãi, hậu mãi, có chiến lược chăm sóc và phát triển nguồn khách hàng.
Bên cạnh đó người quản lý Bar cũng cần có một số kỹ năng sau