Giải mã được điểm khác biệt trong insight gen Z gen Y sẽ giúp marketer tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả trong bối cảnh ngày nay.
Gen Z gen Y là hai thế hệ tiệm cận nhau song lại có nhiều điểm khác biệt do bị chi phối bởi bối cảnh xã hội. Marketer có thể phân biệt sự khác biệt trong insight gen Y gen Z là gì đồng thời tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thông qua bài viết sau.
Gen Z gen Y là hai thế hệ tiệm cận nhau song lại có nhiều điểm khác biệt trong insight và thói quen mua sắm do bị chi phối bởi bối cảnh xã hội.
Gen Y gen Z là gì?
Thế hệ Z hay còn gọi gen Z là những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2010, họ được tiếp xúc trực tiếp với sự bùng nổ kỹ thuật số trong thời đại công nghệ hiện đại. Đa phần họ được nhận định là lứa thế hệ khách hàng tiềm năng được doanh nghiệp chú ý hướng đến.
Ngược lại, gen Y còn được gọi là thế hệ Millennials. Đây là thuật ngữ chỉ những người ra đời vào cuối những năm 80 và đầu 90. Tính tới thời điểm hiện tại, thế hệ Y là những người có độ tuổi trưởng thành và công việc, gia đình ổn định nên cho dù họ cũng có những hiểu biết nhất định về công nghệ cao song lại có những mối quan tâm khác hẳn với thế hệ tiếp nối (gen Z).
Điểm khác biệt trong insight gen Z gen Y
Sự khác biệt trong việc sử dụng mạng xã hội của gen Y gen Z là gì?
Thế hệ Millennials có xu hướng yêu thích các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter,... trong khi gen Z nghiêng về những nền tảng chia sẻ video, biểu đạt sở thích hoặc cái tôi cá nhân. Một số nền tảng gen Z thường sử dụng như Instagram, Youtube, Snapchat và không thể không kể đến mạng xã hội đang “làm mưa làm gió” - TikTok.
Thế hệ Millennials và gen Z đều yêu thích mạng xã hội song mỗi thế hệ lại có những sự lựa chọn mạng xã hội khác biệt.
Thói quen trực tuyến của hai thế hệ gen Z gen Y
Gen Z là thế hệ sử dụng điện thoại di động, các thiết bị công nghệ thông minh nhiều hơn và với tốc độ nhanh hơn so với các thế hệ trước. Theo một báo cáo từ MMA Time to Cognition Study vào tháng 3 năm 2019, tốc độ nhận biết và xử lý thông tin trực tuyến trên di động của thế hệ Z trung bình là 4 mili giây. Đây là một tốc độ nhanh vượt bậc so với trên truyền hình (khoảng 5-7 giây) và trên máy tính (khoảng 2-3 giây). Vì vậy, có thể nói gen Z yêu thích những video hoặc nội dung quảng cáo mang tính sáng tạo, thông điệp rõ ràng, nhanh và trực diện.
Ngược lại, một video hay thông tin quảng cáo có thể gây được sự chú ý của thế hệ Y đến 12 giây so với gen Z chỉ 8 giây (một báo cáo từ Vision Critical). Họ có xu hướng quan tâm những nội dung chi tiết và cung cấp nhiều thông tin hơn.
Gen Z đề cao tính xác thực và trải nghiệm thương hiệu nhiều hơn
Theo thông tin được tổng hợp từ Marketingai, tỷ lệ gen Z chú ý đến các mẫu quảng cáo có người thật đạt tỷ lệ đến 67%. Nếu thông qua lời giới thiệu từ bạn bè, người thân, 55% gen Z sẽ có xu hướng chú ý nhiều đến thương hiệu nhiều hơn. Điều này đóng vai trò khá quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua hàng. Một số thông tin ngoài lề được tổng hợp tại Marketingai cũng cho biết thêm, khoảng 73% người tiêu dùng thuộc thế hệ Z thường đọc trung bình 3 bài đánh giá để kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi đi đến quyết định mua.
Ngoài ra, gen Z được cho là có sự quan tâm nhiều hơn đến giá trị thương hiệu. Ví dụ như tính bền vững và những giá trị tích cực của thương hiệu mang đến cho cộng đồng. Một số thống kê đã chỉ ra rằng gen Z sẵn sàng chi trả nhiều hơn 15% cho các sản phẩm bền vững với mục đích bảo vệ môi trường.
Một số thống kê đã chỉ ra rằng gen Z sẵn sàng chi trả nhiều hơn 15% cho các sản phẩm bền vững với mục đích bảo vệ môi trường.
Thói quen thanh toán của gen Y gen Z là gì?
Sự khác biệt trong insight gen Z gen Y thể hiện một phần qua thói quen thanh toán. Đa số gen Y lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt hoặc quẹt thẻ thì thế hệ Z ưa chuộng các ví điện tử hoặc chuyển khoản. Gen Z có xu hướng tối giản hóa quy trình thanh toán bằng cách tích hợp tất cả vào điện thoại di động.
Xây dựng chiến lược marketing nhắm đến thế hệ gen Z gen Y hiệu quả
Đối với thế hệ Y
Các nội dung quảng cáo nên tập trung vào thông tin chi tiết cũng như thể hiện rõ ràng ưu điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ. Nhờ vào đó, gen Y có được góc nhìn tổng quan về sản phẩm và doanh nghiệp đồng thời cũng là thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin chi tiết của họ. Các marketer có thể lựa chọn kênh tiếp cận đối tượng này như Facebook, Youtube, website.
Mặt khác, gen Y cũng là thế hệ có hiểu biết với công nghệ nên các chiến dịch marketing cũng cần tối ưu hóa hiển thị trên các thiết bị di động. Ngoài ra, các marketer cũng cần chú ý đến hành vi và thói quen thanh toán của phân khúc này để có những bước chuẩn bị tối ưu nhất khi chuyển đổi khách hàng. Ngoài ra, thế hệ Millennials có xu hướng tái mua hàng ở những thương hiệu họ từng sử dụng và đánh giá cao chất lượng. Vì vậy doanh nghiệp cần duy trì bản sắc thương hiệu nhất quán.
Đối với thế hệ Z
Thế hệ Z được cho rằng có xu hướng ưa chuộng các nội dung, sản phẩm, dịch vụ mang tính cá nhân hóa. Doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để triển khai các chiến dịch email marketing hoặc sms marketing để thu hút sự chú ý và ghi dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, những nội dung với sự sáng tạo độc đáo có thể thu hút gen Z trong vòng 8 giây đầu sẽ rất có tiềm năng để chuyển đổi phân khúc khách hàng này.
Bên cạnh đó, gen Z có xu hướng quan tâm đến các vấn đề môi trường và giá trị thương hiệu mang đến cho xã hội. Các chiến dịch marketing nắm bắt tốt khía cạnh này sẽ thành công thu hút gen Z một cách hiệu quả, đặc biệt là khi họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm, dịch vụ bền vững. Doanh nghiệp và marketer cũng nên mở rộng đa kênh nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng thuộc phân khúc này, nếu biết tận dụng tính trải nghiệm từ gen Z, doanh nghiệp sẽ rất nhanh đạt tốc độ tăng trưởng cao. Ví dụ: Gen Z thường đi đến quyết định mua hàng nhờ sự giới thiệu từ người thân, bạn bè, doanh nghiệp và marketer có thể tận dụng phát triển hình thức affiliate marketing.
Gen Z thường đi đến quyết định mua hàng nhờ sự giới thiệu từ người thân, bạn bè, doanh nghiệp và marketer có thể tận dụng phát triển hình thức affiliate marketing để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Tổng kết:
Gen Z gen Y là hai thế hệ tiệm cận nhau song sự chi phối từ bối cảnh xã hội, họ có những insight khác biệt rõ rệt. Nếu biết tận dụng những đặc điểm này, doanh nghiệp và marketer có thể đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ duy trì một cách hiệu quả theo từng phân khúc khách hàng riêng biệt. Doanh nghiệp và marketer có thể cập nhật thường xuyên các kiến thức về marketing tại Chin Media để có góc nhìn tổng quan hơn về thị trường cũng như nhu cầu thị trường.
Nguồn: brandsvietnam