Đâu là những chủ đề được người tiêu dùng quan tâm và thảo luận nhiều trong mùa lễ hội kéo dài liên tục từ tháng 10/2023 đến tháng 02/2024? Những chủ đề này tác động như thế nào đến hành vi tìm hiểu – trải nghiệm – mua sắm của khách hàng với các nhãn hàng? Các thương hiệu cần làm gì để tận dụng những chủ đề này nhằm tạo nên những điểm chạm có tầm ảnh hưởng với người tiêu dùng?
Trong bài viết này, PMAX sẽ giúp các marketers, nhà quản lý và nhà lãnh đạo doanh nghiệp tìm hiểu những chủ đề tác động đến tâm lý và quyết định mua sắm của người tiêu dùng trong mùa lễ hội cuối năm 2023 – đầu năm 2024.
Vì sao thương hiệu cần quan tâm đến các chủ đề hay được thảo luận trong mùa lễ hội cuối năm?
Giai đoạn mua sắm cao điểm nhất trong năm là một cuộc đua marathon của các nhãn hàng với hàng loạt sự kiện liên tục, bắt đầu từ tháng 10 đến Tết dương lịch, Tết nguyên đán và Valentine (2024). Với nền kinh tế hội nhập hiện đại cùng nhu cầu mua sắm với nhiều ưu đãi đặc biệt, thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng hóa các sự kiện mua sắm – khuyến mãi. Sự đan xen giữa các ngày lễ truyền thống và các dịp lễ ngoại nhập như Black Friday, Cyber Monday, Lễ Tình Nhân… khiến cho thị trường người tiêu dùng tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Tổng hợp các dịp mua sắm cao điểm từ giờ đến cuối năm.
Nguồn: PMAX
Để trở nên nổi bật hơn giữa thị trường đầy cạnh tranh trong các dịp lễ mua sắm này, thương hiệu cần nỗ lực không ngừng để người tiêu dùng luôn nhớ về họ và trở thành top-of-mind trong tâm trí người tiêu dùng. Lúc này, việc kết nối với người tiêu dùng thông qua các chủ đề được nhiều người thảo luận trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Các chủ đề này đóng vai trò là cầu nối mạnh mẽ giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa thông điệp thương hiệu và nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu.
Nguồn: Shopee
Dựa vào các chủ đề mang tính xu hướng, thương hiệu phát triển chuỗi nội dung, trào lưu kích thích thị hiếu của thị trường, từ đó khuyến khích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Nhãn hàng càng tận dụng tốt mùa lễ hội và đưa ra những ý tưởng mới, dễ chạm vào cảm xúc người xem sẽ càng gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, từ đó ảnh hưởng tích cực tới quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu.
10 chiến dịch marketing nổi bật trên social dịp Tết 2023.
Nguồn: BuzzMetric
Các chủ đề nào thường được thảo luận vào mùa lễ hội cuối năm?
Vào dịp cuối năm, đặc biệt vào Tết Nguyên đán, có những chủ đề mang tính truyền thống, luôn nở rộ như: Đoàn viên, Dọn dẹp nhà cửa, Nấu ăn và Ẩm thực, Du lịch, Lời chúc Tết... Tuy nhiên, tuỳ vào cách các nhãn hàng tiếp cận và xu hướng mỗi năm, các chủ đề này sẽ được thảo luận nhiều hay ít trên các nền tảng xã hội. Ví dụ, trong Tết 2023, các chủ đề như Deadline/ Working, Đoàn viên, Cập nhật các hoạt động ngày Tết tăng trưởng đột biến. Trong khi những chia sẻ về Mâm ngũ quả, Tết nhà chồng, COVID-19... giảm đáng kể.
Các chủ đề được thảo luận nhiều trong Tết 2023.
Nguồn: BuzzMetric
Tết 2024 sắp tới là cơ hội cho các nhãn hàng tận dụng đa dạng nhiều chủ đề như: Ẩm thực (Food & Cooking); Làm đẹp và thời trang (Beauty & Fashion); Công nghệ (Tech); Chăm sóc gia đình (Family & Homecare); Du lịch (Travel); Giải trí (Entertainment); Mua sắm (Shopping); Quà tặng (Gifting)…
Các chủ đề phổ biến vào Tết 2024.
Nguồn: TikTok
Đặc biệt, trong Mùa lễ hội cuối 2023 – đầu 2024, một số chủ đề được dự đoán sẽ được người tiêu dùng, các bạn trẻ đặc biệt quan tâm:
“Flex”
“Flex” là trào lưu được hiểu với nghĩa “khoe như không khoe, mượt mà nhất có thể, đợi đối phương thiếu phòng thủ”.
“Flex đến hơi thở cuối cùng” được cộng đồng mạng nhận định là nhóm có đông thành viên là người nổi tiếng nhất Việt Nam trên mạng xã hội. Khi tham gia nhóm, người dùng có quyền khoe mọi thứ trên đời, từ những điều nhỏ nhặt, hài hước đến thành tích đặc biệt.
Những bài chia sẻ đến chủ đề “Flex” đều nhận được lượng tương tác lớn.
Nguồn: Facebook
Được tạo ra với tiêu chí vui là chính, người khoe trong nhóm không khiến người khác khó chịu. Đặc biệt, càng khoe, thành viên càng thích thú. Đó là lý do trào lưu “khoe đến chết”, “khoe đến hơi thở cuối cùng” nhanh chóng lan truyền đến mọi tầng lớp, lứa tuổi.
Trong vài tháng gần đây, “Flex” vẫn đang là từ khóa xu hướng trên mạng xã hội. Trào lưu này có thể tiếp tục được thảo luận trong mùa Tết khi người tiêu dùng thay vì “Khoe Tết” sẽ là “Flex Tết”.
Không lãng phí
Năm 2023 là năm của kinh tế khó khăn cùng nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng khi họ hạn chế chi tiêu hoặc cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Vậy nên, việc đưa ra những thông điệp hợp thời, thực tế về việc “tiết kiệm”, “mua sắm thông minh”, “mua sắm kinh tế” cùng những combo sản phẩm hoặc khuyến mãi hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng hơn. Bên cạnh đó, những xu hướng như tận dụng đồ tái chế, mua các sản phẩm cho dịp lễ nhưng giá trị sử dụng lâu dài sẽ có xu hướng được các nhà sản xuất nội dung đào sâu trong mùa lễ hội năm nay.
Hài hước hoá những khoảnh khắc đời thường mùa lễ hội
Mùa cuối năm hay đi cùng với các cụm từ như “mùa dọn dẹp”, “mùa chạy deadline” cho kịp nghỉ Tết, “mùa thời trang đánh tan thời tiết”, người tiêu dùng có xu hướng hài hước hoá các trải nghiệm hoặc các hoạt động ngày Tết nhằm mang đến tiếng cười vui vẻ đầu năm. Các nhà sáng tạo nội dung thường hưởng ứng các challenge mùa Tết để tạo hiệu ứng “viral” cho kênh của mình. Thương hiệu có thể đồng hành cùng các nhà sáng tạo nội dung trong các thử thách này để vừa hòa mình cùng xu hướng, vừa lan tỏa thông điệp tích cực của sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng ở mọi thế hệ.
Mùa của tình yêu
Tết Nguyên đán 2024 gắn liền với một dịp lễ phi-truyền-thống là Lễ Tình Nhân. Điều này vô tình tạo nên mùa xuân vừa ấm áp tình cảm gia đình, vừa hạnh phúc tình yêu đôi lứa. Tận dụng “thời cơ vàng”, thương hiệu có thể triển khai các chiến dịch marketing cùng các sản phẩm đặc biệt cho các cặp đôi và gia đình của họ. Kết hợp với xu hướng du lịch vào Tết Nguyên đán, các chủ đề thảo luận về du lịch vào mùa Tết cùng gia đình/ người yêu hoặc ra mắt gia đình người yêu có thể là đề tài hấp dẫn người tiêu dùng và là cầu nối lý tưởng giữa khách hàng và các thương hiệu du lịch, lữ hành.
Thương hiệu cần làm gì để tận dụng các chủ đề thảo luận vào mùa lễ hội cuối năm?
Mùa lễ hội không chỉ là thời điểm mua sắm, mà còn là cơ hội để thương hiệu tạo mối liên kết sâu sắc với người tiêu dùng thông qua việc tận dụng các chủ đề thảo luận. Để đến gần hơn với khách hàng trong mùa lễ hội, thương hiệu có thể áp dụng những chiến lược sau:
Liên kết với truyền thống và giá trị văn hóa: Thương hiệu có thể tận dụng các chủ đề liên quan đến truyền thống và giá trị văn hóa của mùa lễ hội. Việc kết hợp những câu chuyện, thông điệp và hình ảnh mang tính tượng trưng về truyền thống sẽ tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng, thúc đẩy họ cảm thấy rằng thương hiệu chia sẻ những giá trị quan trọng của họ.Tạo ra nội dung thú vị và độc đáo: Việc này có thể bao gồm việc tạo ra các bài viết blog, video hướng dẫn, hoặc thậm chí là trò chơi trực tuyến liên quan đến mùa lễ hội. Quan trọng nhất là tạo ra nội dung có tính tương tác, khuyến khích người tiêu dùng tham gia và chia sẻ.Tận dụng các thử thách (challenges) và cuộc thi: Sử dụng các thử thách hoặc cuộc thi trên các mạng xã hội để thúc đẩy sự tham gia của người tiêu dùng. Điều này không chỉ tạo sự kích thích mà còn tạo cơ hội cho thương hiệu tương tác trực tiếp với người tiêu dùng.Tạo liên kết giữa thương hiệu và giải trí lễ hội: Thương hiệu có thể tận dụng các chủ đề giải trí phổ biến trong mùa lễ hội để tạo mối liên kết. Ví dụ, thương hiệu có thể tạo ra nội dung liên quan đến các bộ phim được chiếu và dịp Tết để tạo sự kết nối với người xem phim trong dịp này.Nguồn: brandsvietnam