fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Quảng cáo & Truyền thông » Nằm lòng các yếu tố cần quan trọng và các bước xây dựng một chiến dịch Marketing chuyên nghiệp
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Chiến lược Marketing đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Không chỉ xác định đối tượng mục tiêu và cách tiếp cận với khách hàng, mỗi chiến lược đều là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng, tạo ra nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và tăng khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Trong bài viết này, Ori Agency sẽ hướng dẫn bạn các bước xây dựng chiến dịch Marketing chuyên nghiệp, hiệu quả và đo lường kết quả của chiến dịch đó. Thông qua các ví dụ thực tế, mong rằng bạn sẽ rút ra những bài học cần thiết để chuẩn bị cho dự án lớn của mình.

I. Các yếu tố quan trọng trong một chiến dịch Marketing

Mỗi chiến dịch Marketing gồm các bước và hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn với một mục tiêu cụ thể.

Dưới đây là các yếu tố nhất định phải có với một chiến lược Marketing:

  • Mục tiêu: Chiến dịch của bạn đang cố gắng đạt được điều gì? Hiểu rõ mục tiêu sẽ góp phần liên kết với một chiến lược tiếp thị rộng hơn. Sau đó sử dụng phân tích và KPI (các chỉ số hiệu suất chính) để đo lường hiệu quả.

  • Thông điệp hoặc mục đích: Trả lời câu hỏi “Tại sao” cho chiến dịch Marketing của bạn.

  • Tài sản có giá trị: Chẳng hạn như email hoặc một báo cáo người khác có thể tải xuống. Mỗi chiến dịch trên báo chí và triển lãm thương mại sẽ cần có các loại tài sản khác nhau nên cần xác định rõ các kênh mà bạn có ý định sử dụng.

  • Bản kế hoạch thực hiện dự án.

  • Ngân sách cho các nguồn lực và chi phí bên ngoài.

Lưu ý rằng các yếu tố trên không phải là tuyệt đối và mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách tiếp cận hơi khác nhau.

KPI là chìa khóa để lập kế hoạch chiến lược Marketing thành công và bài bản. Hãy chọn ra một chỉ số ưu tiên nhất và điều chỉnh kế hoạch của bạn sao cho phù hợp với mục tiêu đạt được, theo từng bước.

Các KPI chính thường được sử dụng trong các chiến lược Marketing là:

  • Doanh số bán hàng

  • Duy trì, giữ chân khách hàng

  • Lợi tức đầu tư (ROI)

  • Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (CPL)

  • Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị (MQL)

  • Chi phí mỗi lần chuyển đổi

  • Nâng cao thương hiệu

II. Hướng dẫn đầy đủ các bước xây dựng một chiến lược Marketing chuyên nghiệp

Cho dù là lần đầu tiên tự thực thi hay lần thứ 10 triển khai cho một thương hiệu đa quốc gia, việc lập kế hoạch bài bản cho chiến lược Marketing sẽ tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp, giúp tránh những cạm bẫy tiềm tàng.

Để tạo chiến dịch Marketing, bạn cần xác định phạm vi, kết hợp các ý tưởng sáng tạo với mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện chiến dịch này trên thực tế.

1. Nắm rõ phạm vi kế hoạch tiếp thị

Kế hoạch Marketing giúp cho chiến dịch của bạn đi đúng định hướng thông qua việc lập bản đồ các hoạt động, chiến lược, ngân sách, nguồn lực và KPI, đồng thời đảm bảo mỗi phần của chiến dịch được thực hiện tốt và hoàn thành đúng thời hạn.

Trước tiên, hãy xác định mục đích cho chiến dịch Marketing của bạn như:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu

  • Hỗ trợ ra mắt sản phẩm mới

  • Tăng doanh thu nhanh chóng (thường thông qua bán hàng)

  • Theo đuổi khách hàng tiềm năng để bán hàng trong tương lai

  • Cải thiện khả năng giữ chân khách hàng

  • Tương tác với đối tượng mục tiêu

Hầu hết các nhà tiếp thị đều thích khơi nguồn sáng tạo và tạo ra thứ gì đó gây ấn tượng, nhưng những chuyên gia giỏi nhất sẽ giữ công việc của họ bám sát mục tiêu ban đầu.

Ý thức về mục đích có thể thổi hồn vào chiến dịch Marketing của bạn. Khi mọi người đồng cảm với thông điệp, họ sẽ bị thuyết phục hơn để bắt đầu hành trình tương tác với thương hiệu.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng

Khi thực hiện chiến dịch, bạn hy vọng sẽ đạt được điều gì? Hãy đảm bảo nhắm đến các mục tiêu cụ thể, có thể đạt được và quan trọng là càng ít thì càng tốt.

Mục tiêu của một chiến dịch tiếp thị thường bao gồm:

  • Sự gia tăng lợi nhuận

  • Nhận thức về thương hiệu

  • Tham gia thị trường

Mặt khác, mục tiêu kinh doanh cá nhân của bạn phải SMART, tức là: Cụ thể - Có thể đo lường được - Có thể đạt được - Thời điểm thích hợp - Thực tế.

Đặt ra các mục tiêu khả thi và có thể đạt được cũng giống như ghim các chỉ số vào mọi thứ. Nếu bạn muốn tạo một số lượng nhấp chuột nhất định cho mỗi đô la trong ngân sách Marketing của mình hoặc tạo một số lượng báo giá cụ thể, hãy xác định mục tiêu SMART càng sớm càng tốt.

3. Xác định đối tượng mục tiêu của chiến dịch

Thông thường, các chủ doanh nghiệp mới muốn nhắm mục tiêu đến tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu dàn trải quá mỏng, kết quả sẽ trở nên xa tầm với hơn. Là một nhà tiếp thị, bạn có thể phân phối tài liệu chiến dịch cho mọi người nhưng bạn không thể kiểm soát ai tham gia. Và đó là lý do tại sao chọn lọc đối tượng mục tiêu sẽ mang lại lợi ích lớn.

Để tránh lãng phí ngân sách khi tiếp thị tới sai đối tượng, hãy cụ thể về các đặc điểm như:

  • Tuổi

  • Giới tính

  • Tình trạng kinh tế

  • Vị trí

  • Hành vi người tiêu dùng

  • Sở thích

  • Nhu cầu

Mục tiêu của bạn cũng sẽ phát huy tác dụng ở bước này. Một cuộc triển lãm có thể là một nơi tốt để quảng bá về sản phẩm mới, trong khi LinkedIn sẽ là nơi tốt hơn để nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng, hướng tới việc bán hàng.

4. Xây dựng thông điệp và chiến lược tiếp thị

Đây là nơi tầm nhìn sáng tạo và kiến thức chiến lược của bạn phát huy tác dụng. Chiến lược tiếp thị của bạn phải phù hợp với các mục tiêu kinh doanh, thể hiện rõ thương hiệu thông qua các ý tưởng chủ đạo, thông điệp, màu sắc và nội dung.

Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi: Bạn muốn nói với khán giả điều gì? Đâu là cách tốt nhất để truyền tải thông điệp của bạn?

Hãy nhớ rằng doanh nghiệp không bán sản phẩm hoặc dịch vụ - họ bán giải pháp và sự an tâm. Cung cấp cho khách hàng các giải pháp phù hợp với lối sống của họ và giải quyết các điểm yếu của họ.

Kiểm tra xem ý tưởng chiến dịch Marketing của bạn có phù hợp không là điều vô cùng cần biết bởi những lợi ích sau:

  • Rủi ro về danh tiếng: Luôn đề phòng những thứ có thể dẫn đến tranh cãi hoặc gây tổn hại cho thương hiệu.

  • Tính khả thi: Có sẵn các nguồn lực không, thiết kế có khả thi không? Nếu bạn đang sử dụng khảo sát như một phần công việc của mình, hãy cố gắng đặt những câu hỏi hữu ích cho dù câu trả lời là gì.

5. Lựa chọn kênh phân phối tiếp thị phù hợp

Nếu doanh nghiệp bạn đã phụ thuộc nhiều vào các kênh truyền thông tự sở hữu như trang web và blog, hãy tiếp tục nếu nó hoạt động.

Còn nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm khán giả mới, hãy bước ra khỏi vùng an toàn của mình bằng cách sử dụng quảng cáo trả phí.

Các chiến dịch Marketing thường chạy trên 1 trong 4 kênh truyền thông chính:

  • Phương tiện truyền thông sở hữu (Owned media) như danh sách gửi thư, trang web và tài khoản mạng xã hội

  • Phương tiện truyền thông kiếm được (Earned media) như các vị trí PR bên ngoài và tiếp thị trên mạng

  • Phương tiện truyền thông trả phí (Paid media) gồm quảng cáo và tài trợ cho các công cụ tìm kiếm

  • Phương tiện truyền thông được chia sẻ (Shared media) gồm hoạt động trên các trang web của bên thứ ba

Cứ sau vài năm, một phương tiện tiếp thị mới lại xuất hiện. Việc quản lý nhiều kênh cùng một lúc sẽ là một thách thức nếu bạn dàn trải quá nhiều việc. Do đó, bạn cần chọn các kênh mà khán giả mục tiêu của mình thích, đồng thời xem xét ngân sách và loại nội dung sẽ thu hút khán giả của bạn.

6. Thiết lập các mốc thời gian triển khai chiến dịch

Nếu bỏ qua bước này trong kế hoạch, rất dễ kết quả chiến dịch của bạn sẽ không bao giờ thành hiện thực.

Hãy bắt đầu phân tích tình hình ngày hôm nay, sau đó chia nhỏ mọi khía cạnh của công việc đến hạn với một số tiêu chí như:

  • Giai đoạn lập kế hoạch

  • Thời gian hành chính để tải nội dung lên

  • Yêu cầu liên lạc và các cuộc họp

  • Nhiệm vụ phân tích

Ước tính số giờ hoạt động bạn sẽ cần cho từng khía cạnh, sau đó phân bổ chúng cho từng thành viên trong nội bộ hoặc nhân sự bên ngoài.

Đừng quên cân nhắc những thay đổi tiềm ẩn và khối lượng công việc của nhóm khi xác định những đầu việc nào sẽ được thực hiện mỗi tuần, vì mỗi hoạt động sẽ được xây dựng dựa trên hoạt động cuối cùng.

7. Xây dựng ngân sách cho chiến dịch

Đầu tiên, hãy nghiên cứu mức giá cho những khoản quan trọng và cần thiết. Đối với chiến dịch thiết kế tương tác tại chỗ, chi phí này có thể sẽ bao gồm phí phát triển trang web; còn đối với các nhà tiếp thị truyền thông xã hội trả phí, chi phí chính sẽ nằm ở việc đặt giá thầu.

Ngoài ra còn tính đến “chi phí bên ngoài” - những chi phí cơ bản để kinh doanh trong tổ chức của bạn, chẳng hạn như chi phí thuê nhân viên chiến dịch và tạo sản phẩm, phí viết quảng cáo hoặc khoản thanh toán cho Influencers.

Sau khi ước tính, hãy so sánh số tiền này với tổng ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp bạn và đánh giá lại chúng để tìm cơ hội tiết kiệm và tiếp cận đối tượng của mình.

8. Thiết lập các chỉ số để đo lường mức độ thành công của chiến dịch

Nắm được các số liệu đo lường KPI cho chiến dịch sẽ giúp bạn nắm được thông tin chi tiết để điều chỉnh cách tiếp cận và xác định ROI, đồng thời theo dõi hiệu suất chiến dịch từ đầu đến cuối.

Hãy chọn ra những số liệu quan trọng nhất cho mục tiêu chiến dịch Marketing của bạn. Ví dụ: nếu muốn tạo ra nhận thức về thương hiệu, bạn có thể chọn đo lường các số liệu hàng đầu của kênh như lượt thích, theo dõi và chia sẻ trên mạng xã hội. Ngược lại, nếu mục tiêu chính của bạn là tạo ra doanh số bán hàng mới, hãy biến đây thành KPI chính của mình nhé!

Một vài chỉ số KPI liên quan khác gồm:

  • Tỷ lệ nhấp chuột

  • Tỷ lệ chuyển đổi mục tiêuTỷ lệ khách hàng tiềm năng được chuyển đổi thành khách hàng

  • Số lượng bán hàng đến từ một kênh cụ thể

  • Tỷ lệ tương tác nội dung

  • Phiên trang web

Khi nắm bắt kết quả và so sánh chúng với mục tiêu ở từng giai đoạn của kênh, bạn sẽ có thể xác định khách hàng tiềm năng của mình đang rơi vào đâu, từ đó phát triển các chiến lược nhắm mục tiêu hiệu quả.

9. Luôn tự đặt câu hỏi: Làm sao để cải thiện chiến dịch

Không có chiến dịch nào đạt đến sự hoàn hảo nhưng những nỗ lực cải thiện chúng luôn là điều cần thiết. Coi các số liệu KPI của mình như một bàn đạp để cải thiện.

Để tận dụng tối đa các chiến dịch tiếp thị, hãy xem xét dữ liệu chiến dịch theo định kỳ và thay đổi chiến lược (nếu cần) về thông điệp hay các kênh mới. Nếu không đo lường và xem xét dữ liệu của mình, doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục mắc phải những sai lầm tương tự hoặc tiếp tục triển khai mà không nhận ra rằng chiến dịch của mình không hiệu quả.

Dưới đây là một số bất lợi và cách để cải thiện chiến dịch của bạn:

  • Thiếu chiến lược cụ thể -> Hãy vạch ra các mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch mọi hoạt động theo KPI.

  • Thiếu nguồn lực -> Xác định những ưu tiên quan trọng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài (thuê outsource).

  • Lý thuyết tiếp thị lỗi thời -> Nâng cao kiến thức của nhân sự trong tổ chức về các chiến thuật tiếp thị mới nhất.

  • Tương tác với khán giả kém -> Nếu bạn đang tiếp cận không đúng đối tượng, hãy xem lại các ý tưởng sáng tạo của mình hoặc các kênh và cách trình bày của chúng tới khán giả.

Khai thác sức mạnh của các dữ liệu phân tích sẽ giúp bạn xác định chính xác vấn đề và kéo các chiến dịch Marketing trở lại đà tăng trưởng tích cực.

10. Triển khai chiến dịch

Sau khi bạn thiết lập thành công chiến dịch Marketing của mình, giờ là lúc để khởi động và ra mắt.

Việc khởi động một chiến dịch có thể đi kèm với áp lực khi việc triển khai bị giới hạn trong một ngày hoặc một tuần. Để hạn chế tình trạng này, hãy chia quá trình khởi chạy của bạn thành các giai đoạn:

  • Trước khi ra mắt

  • Ra mắt

  • Sau khi ra mắt

Giai đoạn trước khi ra mắt chủ yếu là đặt nền móng, như là soạn thảo email và nội dung sẵn để đưa vào hoạt động. Bản thân việc ra mắt có thể không diễn ra trong một ngày, nhưng bạn nên cố gắng giới hạn nó trong cùng một tuần bởi sự chậm trễ là điều tối kỵ nếu bạn có nhiều nội dung để phát trực tiếp cho chiến dịch Marketing này.

Sau khi ra mắt, doanh nghiệp sẽ cần theo dõi các chặt chẽ các số liệu và phân tích. Đối với một số loại chiến dịch nhất định, bạn sẽ cần điều chỉnh giá thầu và ngân sách ngay cả sau ngày triển khai.

Mong rằng bài viết này của Ori Agency Marketing đã giúp bạn tích lũy được những kinh nghiệm triển khai chiến dịch Marketing chuyên nghiệp. Hãy nhớ rằng mỗi chiến dịch Marketing thành công là một quá trình đa tầng đòi hỏi các nhà tiếp thị phải lập kế hoạch, lên chiến lược lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp, xây dựng timeline và phân bổ ngân sách hợp lý với mục đích mà bạn hướng đến.

Thực hiện Bởi: ORI MARKETING AGENCY

Trích dẫn

Dynamic ads là gì? - và những điều bạn có thể chưa biết Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:49:57

Chỉ số CTR là gì? Phân tích CTR lý tưởng trong quảng cáo facebook Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:49:29

Tổng hợp 18 phương pháp tối ưu quảng cáo facebook Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:48:44

FOOH: Xu hướng mới hay “con dao hai lưỡi” của thương hiệu? Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:48:20

“Cuộc đua” của các thương hiệu xa xỉ tại giải đua F1 Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:47:57

Học hỏi tiếp thị đa kênh từ 15 thương hiệu lớn: Starbucks, Sephora, Amazon,.. Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:47:20

Tổng Cục Du lịch Singapore trình chiếu biển quảng cáo 3D tại TP.HCM Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:46:49

Bookaholic #31: Beloved Brands – 4 frameworks giúp marketer “biết người, biết ta” Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:45:02

Chinh phục khoảnh khắc “Say Cheese!”, Nabati mang đến làn gió mới trên thị trường bánh kẹo Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:44:37

Học hỏi cách triển khai AR từ các thương hiệu nổi tiếng: Burberry, L‘Oréal, Amazon,... Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:44:04

Điểm bán và Biển quảng cáo ngoài trời OOH Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:43:30

Video Hành trình tìm kiếm âm thanh diệu kỳ - CBS Art Sound, nơi cảm xúc thăng hoa Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:42:48

Production House #5: Dấn thân vào ngành dưới góc nhìn của Founder và Production Assistant “trái ngành” Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:42:02

Chạm insight “thăng tiến” – Cách Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 truyền thông thương hiệu đến Gen Z dịp Tết Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:41:17

Vice President Marketing tại Suntory PepsiCo Vietnam: Tính hiệu quả là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng tạo Brandsvietnam gửi lúc 03-04-2024 00:02:07

“Đi tới đâu, Sôi tới đó” cùng campaign của Lẩu tự sôi Omachi bắp bò riêu cua Brandsvietnam gửi lúc 03-04-2024 00:01:26

Học hỏi cách triển khai DOOH từ các thương hiệu nổi tiếng: McDonald’s, KFC, Subway... Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:59:28

Điểm lại 8 chiến dịch sử dụng insight xuất sắc Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:59

Production House #4: Làm phim quảng cáo có cần chú trọng yếu tố nghệ thuật? Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:36

Chạm insight “thăng tiến” – Cách Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 truyền thông thương hiệu đến Gen Z dịp Tết Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:13

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School