Phân loại Influencer theo lượng người theo dõi là cách phân loại rõ ràng và phổ biến nhất trong ngành. Tuy nhiên, còn một cách phân loại nữa giúp tăng hiệu quả booking là phân loại dựa trên mục tiêu, thường được dùng trong môi trường agency. Với cách phân loại theo mục tiêu, Influencer sẽ được gán với vai trò trong từng chiến dịch Influencer Marketing cụ thể.
Phân loại Influencer – không chỉ là nano, micro...
Influencer là những người có khả năng ảnh hưởng đến người khác. Influencer đến từ những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và thường xuất hiện trên mạng xã hội.
Phân loại Influencer theo lượng người theo dõi là cách phân loại rõ ràng và phổ biến nhất trong ngành.
Tuy nhiên, còn một cách phân loại nữa giúp tăng hiệu quả booking: Phân loại Influencer dựa trên mục tiêu. Với cách phân loại theo mục tiêu, Influencer sẽ được gán với vai trò trong từng chiến dịch Influencer Marketing cụ thể. Dưới đây, Revu xin giới thiệu đến marketer 8 loại Influencer theo mục tiêu.
1. Celebrity
Celebrity hay Celeb là những người nổi tiếng, người của công chúng, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Những người nổi tiếng này được nhiều người biết đến và thu hút sự chú ý của truyền thông. Celeb thường là những diễn viên, ca sĩ, MC… hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí và thể thao.
Đặc điểm của Celebrity: Vì tệp khán giả rất lớn nên các Celebrity rất mạnh trong việc mang thông điệp truyền thông đến đa số khán giả. Tuy nhiên, cũng vì tệp khán giả đông nên hiệu quả tương tác có thể không cao.
Doanh nghiệp nên hợp tác cùng Celebrity khi cần:
- Tạo sự yêu mến với thương hiệu
- Tạo hiệu ứng “làm theo thần tượng”
- Tiếp cận và gây ảnh hưởng đến người hâm mộ trong thời gian ngắn
Huawei và Chi Pu hợp tác quảng bá Huawei watch GT4.
2. KOL
KOL là một cá nhân/ tập thể có sức ảnh hưởng trong một chuyên môn, lĩnh vực cụ thể.
KOL thường là những chuyên gia, những người có trải nghiệm đủ lâu trong một môi trường nhất định. Trong ẩm thực, KOL có thể là đầu bếp nổi tiếng, chuyên gia nhà hàng… Trong âm nhạc, KOL có thể là nhà phê bình, nhạc sĩ…
Đặc điểm của KOL: Chất lượng nội dung của các KOL khá cao, nhờ vậy tiếng nói của KOL có khả năng thuyết phục được khán giả.
Doanh nghiệp nên hợp tác cùng KOL khi cần:
- Tạo niềm tin về chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ
- Giải thích về sản phẩm ở góc độ chuyên môn, trải nghiệm
- Tiếp cận, ảnh hưởng đến tệp khán giả của KOL
3. Reviewer
Reviewer là những Influencer đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân về một sản phẩm/ dịch vụ với cộng đồng.
Đặc điểm của Reviewer: Reviewer mang đến những UGC mang tính chân thực cao, vì đã trực tiếp trải nghiệm sản phẩm. Đa phần các Reviewer đều có tệp người theo dõi không quá lớn, nên hiệu quả tương tác khá cao. Cũng vì tệp khán giả nhỏ, nên chi phí hợp tác cùng Reviewer không quá cao.
Doanh nghiệp nên hợp tác với Reviewer khi cần:
- Đưa góc nhìn đa chiều về sản phẩm
- Tạo cảm giác nhiều người quan tâm đến sản phẩm
- Tiếp cận và gây ảnh hưởng đến bạn bè, người theo dõi Influencer
4. Content Creator
Content Creator là những nhà sáng tạo các nội dung trên các phương tiện truyền thông để thu hút khán giả.
Đặc điểm của Content Creator: Content Creator không nhất thiết phải chuyên viết như copywriter. Thế mạnh của họ là tính sáng tạo và đa năng, có thể phát triển tốt trên nhiều nền tảng khác nhau.
Doanh nghiệp có thể xem xét hợp tác với Content Creator khi:
- Cần xây dựng nội dung có lồng ghép sản phẩm
- Tạo nhận diện thương hiệu, cảm giác gần gũi với người dùng tiềm năng
- Tiếp cận tập người theo dõi Creator
Content Creator Chị Ca Nô tạo nội dung quảng bá Trà Thanh Nhiệt Dr. Thanh
5. Seeder
Seeder là những người chia sẻ thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên mạng xã hội.
Đặc điểm của Seeder: Seeder thường không có quá nhiều người theo dõi, chính vì vậy mức chi phí hợp tác không quá cao.
Doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng Seeder khi cần:
- Tạo sự chú ý bằng cách lan truyền thông tin theo nhóm nhỏ, với số lượng lớn
- Tiếp cận bạn bè, người theo dõi của Seeder
6. Community Group, Social Page
Xét về vai trò trong các chiến dịch Influencer Marketing, Community Group và Social Page có thể được xem là một loại hình Influencer. Các hội nhóm này được tổ chức trên các nền tảng mạng xã hội, hội tụ các cá nhân cùng chung mối quan tâm, sở thích.
Đặc điểm của Community Group, Social Page: Đặc điểm của loại hình Influencer này là hiệu quả tương tác tốt, dễ dàng lan tỏa thông tin đến một nhóm khán giả nhất định. Chi phí của Community Group, Social Page thường phụ thuộc vào số lượng thành viên và hiệu quả tương tác, nên thường không cố định.
Doanh nghiệp nên triển khai Community Group, Social Page khi cần:
- Tạo nhận diện thương hiệu
- Gây chú ý bằng nội dung review, trao đổi sản phẩm trong Group
- Tiếp cận, ảnh hưởng đúng đến nhóm người có chung hành vi, sở thích
7. User
User là những người đã mua/ sử dụng sản phẩm. User để lại những đánh giá, review của sản phẩm trên các Fanpage, trang thương mại điện tử.
Đặc điểm của User: User có khả năng định hướng tính xác thực của sản phẩm trên các nền tảng. Các UGC của User có ảnh hưởng mạnh đến quyết định mua của khách hàng.
Doanh nghiệp nên hợp tác cùng User khi cần:
- Xác thực chất lượng sản phẩm bằng đánh giá tích cực của người thật
- Hỗ trợ thúc đẩy mua hàng online
- Tiếp cận và ảnh hưởng đến người đang quan tâm sản phẩm
8. Social Seller
Social Seller là những người bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, trang thương mại điện tử.
Đặc điểm của Social Seller: Social Seller thường có tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cao, vì họ có khả năng “chốt đơn” ngay trên các nền tảng.
Doanh nghiệp có thể kết hợp cùng Social Seller khi:
- Doanh nghiệp nên triển khai Social Seller khi cần
- Thúc đẩy doanh số trực tiếp bằng kỹ năng bán hàng của Seller
- Tiếp cận tệp bạn bè, khán giả của Seller
Kết luận
Việc phân biệt các loại hình Influencer là rất quan trọng. Khi phân biệt rõ ràng, doanh nghiệp có thể biết được mình cần hợp tác với Influencer nào để chiến dịch thành công hiệu quả.
Nội dung trên được tổng hợp bởi REVU Việt Nam, vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.
* Nguồn: REVU Việt Nam