Email |
Đăng ký Quên mật khẩu | |
Mật khẩu |
Nhớ mật khẩu |
Người gửi | Nội dung | |||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Cukcuk |
Gửi lúc:
F&B là một thị trường còn nhiều tiềm năng nhưng sự đào thải nhanh cũng như tồn tại quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Thậm chí, tin bài quảng cáo, khuyến mãi về các nhà hàng mới mở xuất hiện mỗi ngày. Hình ảnh món ăn ngon miệng, không gian bắt mắt, video quay dựng công phu hiện tại dường như đang mất dần ưu thế vốn có để giúp thu hút khách hàng ghé thăm quán của bạn. Trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk sẽ giúp bạn hiểu rõ, định hình được chiến lược marketing nhà hàng của mình một cách cụ thể, đúng hướng.
1. Hiểu đúng về marketing và marketing ngành F&B1.1. Định nghĩa về marketingTheo định nghĩa căn bản Marketing là sự tổng hợp của 03 quá trình: Xây dựng lực lượng bán hàng, quảng cáo và bán hàng, tìm hiểu và thoả mãn nhu cầu của thị trường. Để triển khai Marketing, chúng ta phải dựa trên những khái niệm cốt lõi như: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị đối với khách hàng và sự hài lòng, thị trường… Chúng ta cần phải làm rõ những khái niệm cốt lõi để có thể đưa chiến lược Marketing nhà hàng đi đúng hướng.
Trên thực tế, các khái niệm về Marketing còn dàn trải trên rất nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Tuy nhiên, trong khuôn khổ ngành F&B, các chủ nhà hàng cần nắm vững các khái niệm trên để tạo ra một chương trình Marketing có yếu tố tổng thể, giải quyết được nhu cầu của khách hàng và phát sinh doanh thu, lợi nhuận cho chính mình. 1.2. Marketing ngành F&B có gì khác biệtĐại đa số sản phẩm F&B thường không có giá bán cao nhưng lại không nằm trong ngành tiêu dùng nhanh vì khách hàng không cần thiết phải đến nhà hàng mỗi ngày để sống. Cơ cấu lợi nhuận ngành F&B cũng không quá cao để chạy các chương trình quảng cáo rầm rộ có thể tiêu tốn tiền tỷ. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, sản phẩm trong ngành F&B có đến ¾ là nằm ở yếu tố phục vụ (một yếu tố vô hình, khách hàng không thể chắc chắn khi chưa mua sản phẩm). Tháp nhu cầu Maslow – mô tả hình dạng của một kim tự tháp với những nhu cầu cơ bản và cấp thiết nhất của con người nằm ở tầng dưới cùng, các nhu cầu về tinh thần có xu hướng nằm ở phía trên. Để giải thích đơn giản mô hình này, chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản: người nghèo sẽ không nghĩ đến việc mua trang thiết bảo hộ chống Covid, trong khi người giàu vốn đã dư thừa của cải, vật chất sẽ không nghĩ đến việc ăn mặc đẹp ra đường (vẫn phải đeo các trang thiết bị bảo hộ) trong tình trạng sức khỏe của họ có thể bị ảnh hưởng từ đại dịch. Như vậy chúng ta có thể tổng kết là gì? Do đặc thù của ngành F&B là nhóm sản phẩm không cấp thiết nên sẽ luôn có độ trễ trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Khách hàng nhìn thấy hình ảnh đẹp, món ăn ngon trên Facebook hay Instagram, họ tự nhủ: “Một ngày nào đó mình sẽ ghé qua thử”. Khái niệm “một ngày nào đó” hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm phát sinh nhu cầu của khách hàng, có thể là hôm nay, ngày mai, tuần sau, tháng sau, thậm chí là năm sau… Hãy thử so sánh với việc các bạn đi siêu thị, có thể kem đánh răng vẫn còn nhưng có chương trình giảm giá các bạn sẽ mua luôn, hoặc khi phát sinh nhu cầu mua điện thoại mới và nhìn thấy quảng cáo trên Facebook, thời gian dẫn đến quyết định mua hàng chỉ dưới một tháng. Thông thường khi đánh giá hiệu quả của một chương trình Marketing, chúng ta cần lấy những mục tiêu đặt ra làm KPI như: số người sử dụng ưu đãi, doanh số thu về từ Marketing. Nhưng do vòng đời mua hàng của khách hàng F&B biến thiên khó xác định nên hiệu quả Marketing thu về trong ngành F&B thường rất khó đo đếm.
Vậy chúng ta cần làm gì để có thể đánh giá đúng hiệu quả mà chương trình Marketing mang lại:
Trên đây là những sự khác biệt cơ bản nhất về Marketing F&B so với các ngành nghề kinh doanh khác. Để kết luận, Marketing F&B không hề đơn giản, cũng chính vì lý do đó mà nhiều mô hình F&B lớn cũng loay hoay khi đánh giá hiệu quả thu về từ hoạt động Marketing. Tuy vậy, hiện tại đã là thời điểm bắt buộc để các bạn tìm hiểu và thực thi các hoạt động Marketing của mình bởi vì mặt bằng trong giai đoạn Covid-19 đã không còn là giá trị sinh lời và phương pháp Marketing tối ưu cho nhà hàng nữa. 1.3. Các kênh truyền thông ngành F&BTrong ngành F&B, các kênh truyền thông là phương tiện giúp truyền tải thông tin hai chiều từ nhà hàng tới khách hàng và ngược lại nhằm giúp nhà hàng gửi đi những thông điệp của mình cũng như đón nhận những phản hồi từ phía khách hàng. Điều này giúp chiến lược marketing nhà hàng của chủ quan. Do đặc thù của mô hình kinh doanh, các phương tiện truyền thông trong ngành F&B chủ yếu bao gồm:
2. Chiến lược marketing cho từng mô hình F&BỞ mỗi quy mô F&B khác nhau, cần có mục đích Marketing khác nhau, từ đó xây dựng chiến lược Marketing phù hợp. Chúng ta có thể liệt kê ra 04 quy mô F&B như sau: cửa hàng vừa & nhỏ, nhà hàng lớn, chuỗi nhượng quyền và chuỗi chủ sở hữu. 2.1. Chiến lược marketing cho mô hình vừa, nhỏĐặc thù của nhà hàng vừa & nhỏ là cần phải cân đối bài toán chi phí – lợi nhuận thật sự tốt. Do vậy chi phí Marketing cho các mô hình này dù không nhiều nhưng luôn khiến chủ nhà hàng đặt lên bàn cân so sánh tính hiệu quả thu về và chi phí bỏ ra. Lời khuyên dành cho chủ nhà hàng vừa & nhỏ khi xây dựng chiến lược Marketing là:
2.2. Chiến lược marketing cho nhà hàng lớnĐối với các nhà hàng lớn, dù có chi phí Marketing ổn định thì các chi phí cho việc trả lương các vị trí cơ bản nhất trong cơ cấu nhân sự bao gồm nhân viên content, nhân viên thiết kế và nhân viên chạy quảng cáo cũng vẫn là một con số rất lớn.
Trung bình một đội ngũ Marketing với đầy đủ các vị trí trên sẽ tiêu tốn khoảng 15 – 30 triệu tiền lương hàng tháng tuỳ năng lực. Vì thế các chủ nhà hàng lớn nên nắm vững được các chỉ số Marketing cơ bản để đảm bảo hoạt động Marketing thuê ngoài hay đội nhóm tự tổ chức có thể vận hành ổn định. Để triển khai Marketing cho mô hình nhà hàng lớn được hiệu quả cần:
2.3. Chiến lược marketing cho mô hình chuỗi nhượng quyềnĐặc điểm của các chuỗi nhượng quyền chính là “Thương hiệu là nguồn sống”. Các mô hình nhượng quyền gần như đều phát triển theo xu hướng nghiên cứu sản phẩm dễ triển khai, có thể đưa vào quy trình và việc đào tạo không kéo dài. Các cơ sở ban đầu (vốn chủ sở hữu) thường được đầu tư dưới dạng flagship (cửa hàng mẫu) với chi phí đầu tư ban đầu lớn nhằm đảm bảo lưu lượng khách hàng luôn luôn đông đúc. Sau đó chủ sở hữu thương hiệu sẽ tiến hành nhượng quyền hàng loạt để thu về lợi nhuận ngay tức thì. Các mô hình F&B nổi tiếng theo dạng chuỗi nhượng quyền này có thể kể đến thương hiệu: Cộng, Sữa chua trân châu Hạ Long, Pizza Hut, King BBQ, Kichi Kichi v.v… Với chính sách kinh doanh tận dụng sức mạnh của thương hiệu làm lợi thế gây dựng lòng tin cho đối tác nhượng quyền, các hoạt động chiến lược Marketing của chuỗi nhượng quyền cần đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ tính toàn vẹn của thương hiệu:
2.4. Chiến lược marketing cho mô hình chuỗi chủ sở hữuMô hình chuỗi chủ sở hữu không có nhiều đặc điểm khác biệt so với mô hình chuỗi nhượng quyền khi câu chuyện thương hiệu luôn là một yếu tố cần được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên mô hình này là một mô hình kinh doanh đơn thuần vì thế tỷ lệ chi phí Marketing và doanh thu luôn cần được kiểm soát chặt chẽ. Khi triển khai Marketing, mô hình chuỗi chủ sử hữu cần đặc biệt quan tâm đến:
Trên đây là những đặc điểm cần lưu ý khi triển khai các hoạt động theo chiến lược Marketing cho nhà hàng. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những xu hướng mới tác động vào ngành F&B Việt Nam trong tương lai như thế nào. Từ đó xây dựng những hướng đi cho riêng mình để tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu. 3. Những xu hướng mới ảnh hưởng đến chiến lược marketing nhà hàng3.1. Xu hướng marketing tại các nước phát triểna. Xu hướng take away:Theo sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng, những mô hình bán hàng take away dần trở thành xu hướng tất yếu. Chúng ta không khó để bắt gặp những hình ảnh người dân Mỹ đi bộ trên những con phố đông đúc, trên tay đang cầm một cốc cà phê take away. Đồ ăn nhanh vốn đã là nổi tiếng là một văn hoá ẩm thực của Mỹ, xây dựng một đường đi vòng quanh nhà hàng để phục vụ riêng cho phương thức mua drive-thru (lái xe qua lấy đồ rồi đi). Ở Việt Nam đã có mô hình đầu tiên triển khai hình thức này chính là McDonald’s tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. b. Xu hướng đồ ăn tốt cho sức khoẻ & bảo vệ môi trường:Xu hướng này không hẳn là mới đối với thị trường Việt Nam . Chúng ta có thể thấy hàng loạt các thương hiệu quảng cáo các sản phẩm đồ ăn, thức uống có lợi cho sức khỏe. Ví dụ: các quán cà phê bán nước đóng chai detox với các công dụng: đẹp da, thải độc… Các loại nguyên liệu lên men cũng là một hướng đi mới hứa hẹn sẽ tạo ra cơn sốt trên thị trường. Một điều thú vị là xu hướng đồ ăn tốt cho sức khỏe thường đi kèm với các loại vật liệu mới bảo vệ môi trường làm từ giấy (ở Việt Nam có loại ống hút làm từ tre). Tuy nhiên xu hướng này vẫn còn áp dụng mang tính hình thức và quảng cáo Marketing phần nhiều mà chưa hướng đến yếu tố thực chất bởi lẽ chất lượng nguyên liệu để chế biến tại Việt Nam chưa thật sự đủ tốt so với các tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu. Trong tương lai, sẽ có những mô hình F&B from farm to table (từ nông trại đến bàn ăn) đúng nghĩa, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho những người có chất lượng sống cao. c. Xu hướng tự làm (DIY – Do It Yourself)Là một xu hướng mới được biết tới tại Việt Nam nhưng đã xuất hiện từ rất lâu tại các nước đang phát triển. Khách hàng tự động trang bị các trang thiết bị nấu nướng pha chế tại nhà và mua nguyên liệu theo các pack đóng sẵn kèm hướng dẫn sử dụng để tự làm đồ ăn, đồ uống cho mình. Ở thị trường đồ uống, cà phê đặc sản (cà phê được trồng tại những vùng đất có thổ nhưỡng riêng biệt, tạo nên các hương vị riêng biệt) đang được biết tới rộng rãi hơn. Khách hàng sẵn sàng trang bị những dụng cụ pha chế để có thể tự làm và thưởng thức cà phê tại nhà. d. Xu hướng fast casual (đồ ăn nhanh và đầy đủ chất dinh dưỡng):xu hướng đồ ăn nhanh và đầy đủ chất dinh dưỡng đã được biết đến rộng rãi ở các nước phát triển từ những năm 2015. Tại Việt Nam dù đã hình thành từ lâu nhưng chưa có một tên gọi chính thức cho mô hình này. Đó là những sản phẩm đồ ăn & uống được chế biến nhanh nhưng đảm bảo chất dinh dưỡng. Những mô hình F&B như bán xôi, cơm niêu, cơm gà Singapore là những mô hình vốn đi theo xu hướng này. Trước sự phát triển thần tốc của Grab Food, các nhà hàng này dần đã chiếm được thị phần trong thị trường đồ ăn take away. Với giá cả cạnh tranh, đa dạng nhiều phân khúc, mô hình fast casual xứng đáng là một thị trường tiềm năng tại Việt Nam. Tuy vậy, các nhà hàng theo xu hướng fast casual vẫn phải cải thiện hơn nữa về chất lượng thương hiệu và vệ sinh an toàn thực phẩm để vươn lên và được biết đến rộng rãi hơn. 3.2. Xu hướng marketing tại Việt Nam trước năm 2020a. Chiến lược marketing của nhà hàng lớn: tận dụng mặt bằngGiai đoạn 05 năm 2015 đến 2020 chứng kiến sự phát triển thần tốc của nhiều thương hiệu F&B. Có thể kể đến trong đó những cái tên như: Hệ thống Golden Gates, The Coffee House, Trà chanh Bụi Phố, Trà chanh Laika… Các thương hiệu gọi vốn thành công và biến thị trường F&B Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết bằng những cuộc chiến tranh giành mặt bằng trên khắp cả nước. Thậm chí The Coffee House với mục tiêu “Highlands mở ở đâu thì The Coffee House mở ở đó” đã thể hiện triết lý kinh doanh: lấy mặt bằng tạo giá trị cạnh tranh với các thương hiệu vừa và nhỏ địa phương và lấy chất lượng dịch vụ để cạnh tranh với chính Highlands. Cuộc chơi của các ông lớn đã đẩy giá cho thuê mặt bằng F&B lên cao vút. Có những thời điểm một căn nhà chia lô 40 – 50m2 cho thuê mặt bằng tầng trệt tại các quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có giá lên tới 70 triệu đồng/tháng. The Coffee House Signature nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 có giá thuê lên tới gần 500 triệu đồng/tháng. Hay như tiệm McDonald nằm ở số 02 Hàng Bài, Hà Nội, thương hiệu đến từ Mỹ đã phải chấp nhận trả phí đặt chỗ lên tới cả năm để được sở hữu vị trí đắc địa này. b. Vũ khí quan trọng trong chiến lược marketing nhà hàngChính sự phát triển vũ bão về số lượng cơ sở và những thành công từ các thương hiệu lớn đã khẳng định với thị trường F&B trước năm 2020, mặt bằng là thứ vũ khí quan trọng nhất. Chỉ cần có một căn nhà lô góc với diện tích trên 100m2 tại các khu phố lớn, gần các tòa văn phòng đã là một sự bảo chứng cho thành công của một mô hình kinh doanh trong ngành F&B. Thực tế thì triết lý kinh doanh dựa vào mặt bằng có những ưu điểm riêng không thể phủ nhận. Mặt bằng to đẹp, vị trí đắc địa có thể thay thế hoàn toàn chi phí Marketing đắt đỏ. Đảm bảo nhà hàng luôn là sự lựa chọn đầu tiên của những người đặt chân tới khu vực đó. Tuy vậy triết lý này, nhìn từ sự phát triển của thế giới đã có phần tụt hậu và Covid-19 là chất xúc tác khiến triết lý kinh doanh này nhanh chóng sụp đổ trong giai đoạn 2021. 3.3. Ảnh hưởng của Covid-19Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra, một thị trường F&B khác là bán take-away lại phát triển vô cùng mạnh mẽ. Nhu cầu người tiêu dùng không được đáp ứng vì hàng quán đóng cửa, khách hàng chấp nhận mua đồ ăn take-away nhiều hơn để thưởng thức tại nhà hoặc tại công sở. a. Chiến lược marketing nhà hàng trạng thái bình thường mớiMột bộ phận khách hàng khác hạn chế tiếp xúc nên cũng chấp nhận đặt ship đồ ăn online để đảm bảo sức khỏe an toàn trong mùa đại dịch. Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ việc tập trung vào lợi thế mặt bằng trở thành sáng tạo sản phẩm, nghiên cứu Marketing để cạnh tranh. Thu hẹp khoảng cách giữa các ông lớn và các thương hiệu nhỏ. Từ năm 2021, thị trường F&B đã chuyển mình, những người kinh doanh đồ ăn, đồ uống đã tập trung tìm tòi, nghiên cứu để quản lý tốt hơn, Marketing tốt hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn để tạo lợi thế cho sự trở lại. b. Phép thử sức bền của thương hiệuTừ việc cập nhật để làm mới bản thân và vận hành tốt hơn, nay chiến lược marketing nhà hàng đã tập trung hơn vào trải nghiệm của khách hàng, đặc biệt là khâu giao hàng: Thiết kế sản phẩm take-away, tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ, liên kết đối tác và khai thác thị trường ứng dụng giao nhận đồ ăn. Tất cả những hướng đi có thể nhằm duy trì doanh số trong ngành F&B đều liên quan mật thiết đến Marketing. Nghĩ một cách tích cực, thay vì khoảng cách về năng lực triển khai bị ngày một nới rộng, các ông lớn chiếm lĩnh thị trường thì nay thị trường đang dần trở về điểm khởi đầu để chuẩn bị cho một cuộc đua mới. Ở đó, những nhà hàng kịp thời thích nghi sẽ chiếm lĩnh thị phần rộng lớn hơn. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ sự phát triển. Thị trường đào tạo được nhiều người có năng lực. Ở một đất nước có ngành dịch vụ trải dài từ bắc vào nam, sự thay đổi này là rất đáng mong chờ. 4. Chiến lược marketing của nhà hàng tận dụng kênh 0 đồngTrong bối cảnh chi phí cho Marketing vẫn còn nằm ngoài tầm với của số đông những người làm trong ngành F&B, chủ nhà hàng cần đặc biệt quan tâm tới các phương pháp áp dụng chiến lược Marketing nhà hàng hiệu quả nhưng hạn chế tối đa chi phí tốn kèm, trong phần cuối cùng của cuốn cẩm nang này, các công cụ hỗ trợ sau đây sẽ giúp chủ nhà hàng triển khai Marketing hiệu quả hơn, tối ưu chi phí. a. Canva.comCanva là trang Web hàng đầu về việc thao tác chỉnh sửa ảnh thiết kế, với thao tác đơn giản, Canva đặc biệt dễ sử dụng cho những người không có kinh nghiệm thiết kế cơ bản nhất. Đặc biệt là Canva hoàn toàn miễn phí cho những mục đích thiết kế cơ bản nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ những mong muốn của những người làm trong ngành F&B. Chỉ cần vài giờ làm quen, những người chưa từng tiếp xúc với các phần mềm như Photoshop hay Illustrator cũng có thể triển khai Canva thành thục. Canva có thể được sử dụng để thiết kế logo, CV, poster và những ấn phẩm phục vụ cho công tác Marketing như: Cover, thiết kế chạy quảng cáo. Thao tác Canva dễ sử dụng đến từ triết lý phát triển của nhà phát hành, về cơ bản Canva đã thiết kế sẵn những mẫu thiết kế đẹp mắt, người dùng chỉ cần đưa thêm hoặc thay thế các thành phần cấu thành thiết kế đó để tạo ra một thiết kế riêng cho mình. b. Website bán hàngĐối với một số phần mềm quản lý F&B như CukCuk, tính năng Web Order được tích hợp miễn phí. Từ dữ liệu trên phần mềm, các nhà hàng có thể hoàn thiện Web Order của riêng mình chỉ bằng vài click chuột. Để đảm bảo tính thẩm mĩ và hiệu quả Marketing, nhà hàng có thể sử dụng Canva.com để thiết kế banner phù hợp với từng chương trình quảng cáo hiện hành. c. Phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàngNhư đã nói ở trên, chăm sóc khách hàng cũng là một phương pháp nằm trong chiến lược Marketing nhà hàng về lâu dài nhưng mang lại hiệu quả. Khi bạn đã có một lượng lớn khách hàng quen, hãy nghĩ đến việc thu thập thông tin của họ và đề xuất họ trở thành khách hàng hội viên của nhà hàng. Thông qua phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng, chủ nhà hàng hoàn toàn có thể cung cấp những dịch vụ tích điểm, nạp tiền trả trước, đặt chỗ cho khách hàng. Tận dụng những Review tốt để giới thiệu về dịch vụ nhà hàng trên các kênh thông tin Facebook hay Website, đồng thời có biện pháp phản hồi khách hàng trước những Review góp ý và thực hiện đào tạo nhân viên kịp thời để tránh xảy ra các tình trạng tương tự. Bạn có biết rằng 80% doanh thu chỉ đến từ 20% tổng số khách hàng của bạn. Hãy tận dụng thật tốt nhóm khách hàng quen này để phát huy hiệu quả Marketing và gia tăng doanh số. 5. Tạm kếtHi vọng rằng, thông qua những chia sẻ trên đây, những người làm F&B sẽ có thêm kiến thức, thêm kỹ năng để triển khai Marketing cho nhà hàng thật tốt. Chúc tất cả các bạn mạnh mẽ, an toàn kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. Nguồn: cukcuk |
Tuyệt chiêu viết quảng cáo món ăn: Làm thế nào để thu hút khách hàng? Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:33:27
Tuyệt chiêu thu hút khách hàng đến quán ăn sáng: Ăn hết tô phở khổng lồ tặng 1 triệu đồng Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:25:34
Rước tài, đón lộc nhờ những yếu tố phong thủy nhà hàng sau Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:24:15
5 sự thật về excel trong quản lý quán ăn có thể bạn chưa biết! Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:23:32
Điều gì làm cho quán ăn của bạn trở nên nổi bật Cukcuk gửi lúc 25-10-2023 21:16:33
Bỏ túi 3 TIP trang trí quán cafe trong mơ Cukcuk gửi lúc 05-06-2023 10:06:10
“Bàn ăn may mắn” thay đổi số phận ông chủ và vị khách cuối cùng Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:55:32
9 kiểu chân dung khách hàng mục tiêu thường gặp tại mọi nhà hàng Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:44:18
9 cách tìm kiếm khách hàng cho Nhà hàng dễ làm nhất thời Covid Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:39:38
9+ cách tăng doanh thu nhà hàng bằng việc kích cầu khách mua Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:36:50
9 bí quyết vàng thể hiện món ăn trong Menu để tăng doanh thu Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:36:04
Các mẫu Menu đẹp nhất cho nhà hàng, quán cafe năm 2020 (có ảnh) Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:31:58
25+ cách Marketing nhà hàng tăng doanh thu hiệu quả - Phần 2 Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:30:55
25+ cách Marketing cho nhà hàng tăng doanh thu hiệu quả - Phần 1 Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:29:47
Tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu nhà hàng bao nhiêu là đủ? Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:27:54
Các ý tưởng hay giúp khai trương nhà hàng hồng phát Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 13:19:40
Thị trường ngách trong kinh doanh F&B là gì? Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 12:25:01
Menu điện tử là gì? Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe? Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 12:20:41
TikTok - kênh truyền thông marketing nhà hàng & cafe không thể bỏ qua Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 12:15:10
Chinh phục Gen Z – Đối tượng mục tiêu hàng đầu ngành F&B hiện nay Hải Anh gửi lúc 27-06-2021 12:10:29
Email: hello@fnbdirector.com
Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School