fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Quảng cáo & Truyền thông » Liệu "Khu mấn quê tôi" có chấm dứt sự nghiệp của chàng ca nhạc sỹ A Páo?
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Bài hát "Khu mấn quê tôi" do "hiện tượng mạng" A Páo thể hiện đang là tâm điểm gây tranh cãi vì ca từ dung tục, xúc phạm văn hóa vùng miền. Không những thế, lời thơ của bài hát này cũng đang vướng phải những đồn đoán nghi vấn về "đạo thơ". Câu hỏi đặt ra là: Liệu khu mấn quê tôi có chấm dứt sự nghiệp của chàng ca nhạc sỹ A Páo?

Bài hát "Khu mấn quê tôi" do "hiện tượng mạng" A Páo thể hiện đang là tâm điểm gây tranh cãi vì ca từ dung tục, xúc phạm văn hóa vùng miền. Theo đó, phần lời ca khúc với cụm từ "khu mấn" được nhắc lại nhiều lần: "Khu mấn quê mình ngon lắm em ơi", "Nghệ Tĩnh mình ơi khu mấn đâu rồi", "Xứ Nghệ ơi khu mấn ở mô rồi"... Theo tiếng địa phương xứ Nghệ, "khu" là vùng mông, "mấn" chỉ chiếc váy phụ nữ; hiểu nôm na là bộ phận chiếc váy che mông người phụ nữ.

Trước sự phẫn nộ của cộng đồng mạng, A Páo - người sáng tác và thể hiện bản ca khúc trên đã có bài đăng tải thanh minh về sự việc này. Theo đó, anh chàng này đã giải thích rằng bài hát trong quá trình biên tập chỉnh sửa chưa hoàn thiện nên mới có sai sót và hiểu lầm về cụm từ mấn.

Và tất nhiên, A Páo cũng công bố bản sửa đổi của bài hát và không còn cụm từ khu mấn gây phản cảm nữa.

Tưởng rằng mọi chuyện đã có thể dừng lại, tưởng rằng A Páo đã may mắn xử lý thành công được khủng hoảng thành công của mình. Nhưng không, kể cả khi đã sửa lại bài hát Khu mấn quê tôi sang thành Em làm du xứ nghệ thì anh chàng này tiếp tục vướng vào một lời tố nghi vấn đạo thơ.

Cụ thể, sau khi bài hát với ca từ đã sửa đổi được A Páo đăng tải, nhiều khán giả lại chỉ ra rằng bài hát này có nhiều nét tương đồng với bài thơ "Làm du xứ Nghệ" của tác giả Phan Quang Phóng được đăng tải từ năm 2016.

Trả lời về nghi vấn này, A Páo tiếp tục đăng tải một bài viết và tuyên bố rằng A Páo xin khẳng định lại là A Páo không làm gì sai và cũng không bao giờ có ý đạo thơ của bất kỳ ai trong sáng tác nào của mình.

Phản ứng về điều này, nhà thơ Phan Quang Phóng trả lời trên báo Công thương, nói rằng:

Khi xảy ra sự việc, buổi sáng có người liên hệ nói phía A Páo muốn gặp để trao đổi. Tôi bảo sẽ suy nghĩ dù trong lòng cũng đã muốn gặp và giải quyết một cách nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, đến buổi trưa, tôi lại đọc được một bài A Páo trả lời phỏng vấn rằng: "Vấn đề đạo thơ hay không thì tôi chưa nghe ý kiến nào của anh Phan Quang Phóng, một người anh mà tôi yêu quý phản ánh" và Páo nói, khi đọc hai bản thơ và nhạc sẽ thấy đây là hai phiên bản hoàn toàn khác nhau, "chỉ trùng một số từ"…

Khi ấy, tôi quyết định không cần gặp nữa và lên tiếng trên facebook cá nhân. Người ta có thể giống nhau về cảm xúc, nhưng giữa hai người làm sao giống nhau cách thể hiện cảm xúc ấy đến từng con chữ trong cả mấy câu thơ cho được.

Và nhà thơ Phan Quang Phóng cũng cho biết: Nếu cần thiết tôi sẽ viết đơn ngăn chặn việc đăng ký tác quyền của phía A Páo. Tôi hy vọng rằng người đã khoác "chiếc áo nhạc sĩ" lên người, hãy tôn trọng khán giả yêu mến mình, tôn trọng nghề nghiệp của mình.

Fanpage Nghệ An với 3 triệu người theo dõi đăng bài viết cho rằng nội dung ca khúc của A Páo có nét tương đồng với bài thơ đã đăng 8 năm trước. Ảnh chụp màn hình

Đó là một số diễn biến xung quanh câu chuyện lùm xùm của A Páo xung quanh câu chuyện về nghi vấn đạo thơ và ngôn ngữ phản cảm của bài "Khu mấn quê tôi" (Sau được đổi thành bài "Em làm du xứ Nghệ"

Trước câu chuyện này, và trong phạm trù của lĩnh vực truyền thông, một số bạn có đặt câu hỏi với tôi rằng: Liệu "Khu mấn quê tôi" có chấm dứt sự nghiệp của chàng ca nhạc sỹ A Páo?

Tôi xin trả lời như sau:

Nếu để nói là chấm dứt sự nghiệp thì tôi tin là sự việc này chưa quá căng thẳng đến nỗi có thể chấm dứt sự nghiệp sáng tác và ca hát của anh chàng A Páo này. Mặc dù câu chuyện liên quan đến hai vấn đề khá nhạy cảm và thuộc phạm trù đạo đức là: ngôn ngữ vùng miền và nghi vấn đạo nhái.

Thế nhưng, việc đụng chạm đến ngôn ngữ vùng miền và gây ra tranh cãi về việc không tôn trọng tiếng địa phương, ngôn từ dung tục phản cảm ngay sau đó đã được A Páo giải thích chỉ là hiểu nhầm và đã có sự thay đổi. Và về cơ bản, đây chỉ là một sáng tác chưa được chính thức công bố nên có lẽ nguồn giận dữ của dư luận cũng sẽ sớm được nguôi ngoai trước phản ứng cầu thị và có sự sửa đổi của A Páo.

Về vấn đề thứ 2 là nghi vấn đạo nhái. Thì tính đến thời điểm hiện tại, cả 2 bên đều đã lên tiếng về sự việc, A Páo cũng khẳng định là không đạo nhái thơ của ai; còn người được cho là tác giả bài thơ bị đạo nhái dường như cũng không có ý định làm căng thẳng sự việc. Từ các dấu hiệu đó có thể thấy, sự việc này sẽ sớm được chấm dứt, và các bên liên quan nếu có sẽ dễ dàng tìm ra tiếng nói chung, đưa ra hướng giải quyết phù hợp để tránh việc xung đột căng thẳng.

Vì thế, tôi khẳng định rằng lùm xùm lần này sẽ không gây ra các hậu quả tiêu cực quá nghiêm trọng đến sự nghiệp sáng tác và ca hát của A Páo. Tuy nhiên, sự việc này cũng nhất định làm giảm đi một phần không nhỏ lượng fan vốn từng yêu mến anh chàng ca nhạc sỹ này. Và rất có thể, trong thời gian tới A Páo sẽ khó khăn hơn, vất vả hơn để có được những tác phẩm nổi tiếng, như một bản Hit trong lòng khán giả trong thời gian vừa qua như các bài Tìm em câu ví sông Lam hoặc Hà Tĩnh quê ơi...

Nhà báo Xuân Thời

Nhà báo NGỰ MIÊU - Người chia sẻ các câu chuyện & kiến thức về khủng hoảng truyền thông

Nguồn: brandsvietnam

Trích dẫn

Dynamic ads là gì? - và những điều bạn có thể chưa biết Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:49:57

Chỉ số CTR là gì? Phân tích CTR lý tưởng trong quảng cáo facebook Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:49:29

Tổng hợp 18 phương pháp tối ưu quảng cáo facebook Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:48:44

FOOH: Xu hướng mới hay “con dao hai lưỡi” của thương hiệu? Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:48:20

“Cuộc đua” của các thương hiệu xa xỉ tại giải đua F1 Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:47:57

Học hỏi tiếp thị đa kênh từ 15 thương hiệu lớn: Starbucks, Sephora, Amazon,.. Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:47:20

Tổng Cục Du lịch Singapore trình chiếu biển quảng cáo 3D tại TP.HCM Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:46:49

Bookaholic #31: Beloved Brands – 4 frameworks giúp marketer “biết người, biết ta” Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:45:02

Chinh phục khoảnh khắc “Say Cheese!”, Nabati mang đến làn gió mới trên thị trường bánh kẹo Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:44:37

Học hỏi cách triển khai AR từ các thương hiệu nổi tiếng: Burberry, L‘Oréal, Amazon,... Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:44:04

Điểm bán và Biển quảng cáo ngoài trời OOH Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:43:30

Video Hành trình tìm kiếm âm thanh diệu kỳ - CBS Art Sound, nơi cảm xúc thăng hoa Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:42:48

Production House #5: Dấn thân vào ngành dưới góc nhìn của Founder và Production Assistant “trái ngành” Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:42:02

Chạm insight “thăng tiến” – Cách Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 truyền thông thương hiệu đến Gen Z dịp Tết Brandsvietnam gửi lúc 28-04-2024 00:41:17

Vice President Marketing tại Suntory PepsiCo Vietnam: Tính hiệu quả là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng tạo Brandsvietnam gửi lúc 03-04-2024 00:02:07

“Đi tới đâu, Sôi tới đó” cùng campaign của Lẩu tự sôi Omachi bắp bò riêu cua Brandsvietnam gửi lúc 03-04-2024 00:01:26

Học hỏi cách triển khai DOOH từ các thương hiệu nổi tiếng: McDonald’s, KFC, Subway... Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:59:28

Điểm lại 8 chiến dịch sử dụng insight xuất sắc Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:59

Production House #4: Làm phim quảng cáo có cần chú trọng yếu tố nghệ thuật? Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:36

Chạm insight “thăng tiến” – Cách Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 truyền thông thương hiệu đến Gen Z dịp Tết Brandsvietnam gửi lúc 02-04-2024 23:58:13

CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School