Bạn có mơ ước sẽ mở một quán cafe của riêng mình. Tuy nhiên, khởi nghiệp F&B có thể gặp nhiều khó khăn đặc biệt nếu bạn có ít kinh nghiệm quản lý vận hành trong ngành. Vì lý do này, nhiều bạn quyết định chọn mở quán cà phê nhượng quyền để được nhận hỗ trợ từ chủ nhượng quyền, tiết kiệm ngân sách đầu tư. Bài viết dưới đây, sẽ phân tích chi tiết những ưu – nhược điểm của mô hình cà phê nhượng quyền và gợi ý 7 bước kinh doanh cafe nhượng quyền thành công.
I. Vài nét về thị trường kinh doanh mở quán cafe nhượng quyền
Có nhiều cách để mở 1 quán cafe, một trong đó là kinh doanh nhượng quyền cà phê. Đây là hình thức bạn đăng ký và ký kết thỏa thuận với thương hiệu/công ty cafe đã có tiếng trên thị trường để kinh doanh thương hiệu, sản phẩm của họ.
Mô hình nhượng quyền cafe đã rất phát triển và thịnh hành trên thị trường F&B quốc tế như Dunkin ‘Donuts, The Coffe Bean and Tea, Scooter’s Coffee, Dunn Brothers Coffee, Gloria Jean’s Coffees… Đây đều là những thương hiệu nhượng quyền cà phê thành công.
Tại Việt Nam, có thể kể đến những thương hiệu cafe nhượng quyền thành công như Trung Nguyên Legend, Viva Star Coffee, Milano Coffee, Cộng Cafe, E-Coffee, Gemini Coffee, Aha Cafe…
Nói về sức hấp dẫn của thị trường cafe Việt – được định giá lên đến tỷ USD. Mỗi năm, người Việt tiêu thụ mức cà phê thấp hơn so với trung bình của thế giới khoảng 3 lần.
Nhu cầu thị trường cao dẫn đến sự bùng nổ của nhiều hình thức nhượng quyền kinh doanh quán cà phê khác nhau. Trong phần tiếp theo, MISA CukCuk sẽ phân tích những ưu – nhược điểm của hình thức kinh doanh cafe nhượng quyền.
II. Phân tích ưu & nhược điểm khi mở quán cafe nhượng quyền
2.1. Ưu điểm mở quán cà phê nhượng quyền
Nhận thức về thương hiệu
Một thương hiệu cafe có tiếng trên thị trường không chỉ có lượng khách hàng quen ổn định mà còn dễ dàng thu hút được khách hàng mới hơn. Khi đăng ký mở nhượng quyền kinh doanh cafe một thương hiệu như vậy, bạn sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí để marketing quảng bá thương hiệu.
Thông thường, các chủ thương hiệu nhượng quyền sẽ đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng thương hiệu. Có được sức mạnh thương hiệu vững chắc sẽ giúp bạn cạnh tranh với những quán cafe khác.
Tâm lý khách hàng thường cảm thấy “an toàn hơn” với những tên tuổi lớn. Vì vậy, khi bạn mở quán cafe nhượng quyền cũng dễ thu hút khách hàng hơn.
Được hỗ trợ tiếp thị quảng cáo
Các chủ quán cafe mới kinh doanh thường gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới. Chi phí quảng cáo có thể “ngốn” nhiều tiền và rất khó để 1 quán cafe nhỏ tồn tại.
Khi bạn trở thành một thành viên trong chuỗi cafe nhượng quyền sẽ được bên nhượng quyền cung cấp những kế hoạch tiếp thị bao gồm các hoạt động offline như in áp phích, tờ rơi, voucher… đến các chương trình quảng cáo, khuyến mãi/giảm giá menu đồ uống.
Tìm hiểu thêm về Chiến lược marketing cho quán cafe từ thương hiệu đình đám
Được đào tạo
Nhượng quyền cafe bao gồm cả việc nhượng lại quy trình làm việc, cách đào tạo nhân viên, bí quyết pha cafe. Như vậy bạn cũng không cần bỏ chi phí để đi học những khóa pha chế hoặc tự mày mò công thức đồ uống.
Trong trường hợp bạn có đội ngũ nhân viên bartender chuyên nghiệp, cũng sẽ được đào tạo để đồng nhất phong cách trong chuỗi nhượng quyền cafe.
Được hỗ trợ kinh doanh
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm quản lý vận hành và kinh doanh cafe cũng đừng lo lắng, bên nhượng quyền sẽ đưa ra những góp ý, lời khuyên để hoạt động kinh doanh của quán bạn hiệu quả hơn.
Ví dụ, có thể tư vấn cho bạn chọn loại thiết bị pha cafe, gợi ý địa điểm kinh doanh phù hợp, các chiến lược kinh doanh…
Được giảm chi phí thiết bị và hỗ trợ phần mềm quản lý quán cafe
Thường trong ngành kinh doanh cafe, bên nhượng quyền sẽ cung cấp các thiết bị pha chế, nguyên liệu cafe và phần mềm quản lý bán hàng. Việc quản lý chuỗi cafe nhượng quyền trên 1 phần mềm sẽ giúp chủ đại lý nhượng quyền theo dõi chính xác tình hình kinh doanh của từng chi nhánh, quản lý kho tổng nguyên vật liệu, quản lý công nợ.
Ít rủi ro hơn
Là một bên nhận quyền, về cơ bản bạn sẽ trả tiền cho hoạt động kinh doanh như: nguồn nguyên liệu, dữ liệu khách hàng, các khóa đào tạo… Với một kế hoạch kinh doanh quán cafe nhượng quyền sẵn có, bạn sẽ giảm nguy cơ thất bại, không có lợi nhuận hoặc phá sản.
Đọc thêm:
>> Hướng dẫn quản lý thu chi quán cafe hiệu quả
>> Tổng hợp những bí quyết HIỆU QUẢ NHẤT để thu hút khách đến quán cafe
2.2. Nhược điểm mở quán cà phê nhượng quyền
Dễ bị ảnh hưởng trong trường hợp thương hiệu nhượng quyền hoặc 1 quán nằm trong chuỗi nhượng quyền xảy ra sự cố sẽ gây tổn hại đến niềm tin và lòng trung thành của khách hàng trên toàn chuỗi
Bạn sẽ không được sở hữu thương hiệu nhượng quyền cafe đó vĩnh viễn, mà chỉ góp phần vào sự phát triển thương hiệu và kiếm doanh thu từ việc kinh doanh thương hiệu nhượng quyền đó
Quán cafe nhượng quyền sẽ không có bản sắc, phong cách riêng mà bạn mong muốn. Ví dự thương hiệu nhượng quyền toàn phần sẽ quyết định toàn bộ quy định chuẩn về sản phẩm, decor, phong cách của quán. Thương hiệu nhượng quyền bán phần thì quan tâm đến những sản phẩm cối lõi.
Phải tuần thủ các quy định của thương hiệu nhượng quyền đặt ra: từ quy chuẩn pha chế, dịch vụ chăm sóc khách hàng, đào tạo nhân viên… tạo ra khuôn khổ, dù bạn không muốn nhưng vẫn phải làm theo.
Từ những phân tích trên, vậy có nên kinh doanh cafe nhượng quyền hay không? Tùy thuộc vào ngân sách và mục đích kinh doanh, mở quán cafe nhượng quyền là một ý tưởng kinh doanh lý tưởng.
Khi kinh doanh quán cafe nhượng quyền, bạn vẫn cần trải qua quá trình mở quán cafe bao gồm các bước như tìm vị trí mở quán, ký hợp đồng thuê mặt bằng, decor/trang trí theo bên nhượng, đào tạo nhân viên pha chế…
III. 7 bước mở quán cà phê nhượng quyền
3.1. Lựa chọn thương hiệu cafe nhượng quyền
Chọn thương hiệu cafe uy tín để kinh doanh nhượng quyền sẽ hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải trong thời gian đầu xây dựng quán. Mở quán cafe nhượng quyền thương hiệu nào là phù hợp nhất với nhu cầu, tài chính và đặc điểm khách hàng bạn đang hướng tới?
Kinh nghiệm: bạn nên tìm hiểu những thông tin, câu chuyện thương hiệu mà bạn muốn hợp tác thông qua website của thương hiệu đó. Sau đó, bạn cần liên hệ trực tiếp với bên nhượng quyền cafe để tìm hiểu kỹ hơn về các quyền lợi, chính sách hợp tác và ký kết hợp đồng.
Những thương hiệu cafe nhượng quyền siêu lợi nhuận
3.2. Tính toán và chuẩn bị chi phí nhượng quyền
Mỗi thương hiệu sẽ có mức giá nhượng quyền khác nhau. Do đó, cần xem xét mình có đủ tài chính để nhượng quyền cafe với thương hiệu đó không, xác định mất bao lâu bạn mới có thể hoàn lại vốn.
Tham khảo thông tin về giá trị nhượng quyền của một số thương hiệu cafe lớn trên thị trường:
- Highlands Coffee: Hơn 300 cửa hàng trên 24 tỉnh, thành, phí nhượng quyền 3,5 đến 5 tỷ đồng, phí quản lý 7% doanh thu.
- Milano Coffee: Hơn 1600 cửa hàng trên 50 tỉnh, thành, phí nhượng quyền 185 – 300 triệu đồng và không thu phí quản lý.
- Vina Coffee: Hơn 27 cửa hàng trên 13 tỉnh với phí nhượng quyền 286 triệu đồng/5 năm, phí quản lý 4 triệu đồng/tháng.
- Aha Cafe: Hơn 60 cửa hàng tại 4 tỉnh, chi phí nhượng quyền 225 – 300 triệu đồng/5 năm.
3.3. Tìm vị trí thích hợp để mở quán cafe nhượng quyền
Mặt bằng đẹp quyết định tới 50% khả năng thu hồi vốn sớm. Vậy thế nào là một vị trí đẹp và thích hợp:
- Mặt tiền rộng, có chỗ để xe
- Diện tích lớn, không gian thoáng
- Nằm ở vị trí đắc địa, gần các tụ điểm lui tới cà phê của nhiều người
Tất nhiên, mặt bằng đẹp đi kèm với chi phí nặng. Do đóm nếu không muốn chịu rủi ro lớn, bạn nên chọn các thương hiệu nhượng quyền có yêu cầu thấp hơn về vị trí.
3.4. Đăng ký kinh doanh và các giấy phép khác (VSATT, PCCC…)
Địa phương – nơi bạn định mở quán cafe sẽ có những quy định về giấy tờ đăng ký kinh doanh, giấy đảm bảo vệ sinh ATTP… và thực hiện nghĩa vụ thuế. Về các thủ tục đăng ký kinh doanh, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi mở quán cafe, bạn có thể theo dõi chi tiết TẠI ĐÂY.
3.5. Tối ưu kế hoạch kinh doanh cafe nhượng quyền
Việc tối ưu các kế hoạch kinh doanh marekting cho quán cafe nhượng quyền dựa trên chi phí sẽ giúp quán cafe của bạn tăng độ phủ sóng, thu hút sự chú ý của mọi người. Các hình thức marketing phổ biến hiện nay như: quảng cáo trên Facebook (fanpage, hội nhóm, seeding, thuê KOLs…), Zalo, Instagram, thẻ thành viên, poster, bảng hiệu, bằng rôn quảng cáo, khuyến mãi menu đồ uống….
3.6. Học hỏi kinh nghiệm và tìm cách tối ưu chi phí hoạt động của quán
Chi phí mở quán cà phê nhượng quyền ít hơn khoảng 1/3 so với việc tự mở một quán cafe từ A – Z. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhanh có lợi nhuận. Với kinh nghiệm phát triển hàng chục cửa hàng nhượng quyền ở nhiều tỉnh, ông Vũ Việt Anh – sáng lập chuỗi cà phê Gemini gợi ý một “công thức” có thể áp dụng cho mọi mô hình quán cà phê.
“Các chi phí bỏ ra không được phép chiếm quá 80% doanh thu, tức tỷ suất lợi nhuận tối thiểu 20%. Ví dụ, chi phí mặt bằng không nên chiếm trên 30% doanh thu, mức chi lương tối đa khoảng 15%, giá vốn chiếm dưới 30%”.
3.7. Đảm bảo chất lượng đồ uống và nâng cao chất lượng dịch vụ
Đi cafe không chỉ là đi thưởng thức tách cafe ngon mà còn là tới một địa điểm thú vị để giải quyết công việc, gặp gỡ bạn bè, thư giãn cuối tuần… Do đó, chất lượng đồ uống và dịch vụ phụ vụ là những yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh thành công của quán cafe nhượng quyền.
Menu đồ uống và công thức pha chế là chung của toàn chuỗi, do đó nên đảm bảo sự đồng nhất, không nên tự thay đổi công thức. Đồng thời đào tạo nhân viên để có một quy trình phục vụ, chăm sóc khách hàng chuẩn chỉ.
IV. Tạm kết
Bài viết trên, đã phân tích những ưu – nhược điểm khi kinh doanh mô hình cà phê nhượng quyền. Nếu bạn là một người mới, chưa có kinh nghiệm trong ngành F&B có thể tham khảo 7 bước mở quán cà phê nhượng quyền để khởi đầu kinh doanh thuận lợi hơn.
Nguồn: cukcuk