Chỉ số cân nhắc thương hiệu là một chỉ số quan trọng trong bộ chỉ số Brand Beat Score của Mibrand Việt Nam. Nó cho biết tỷ lệ khách hàng cân nhắc sử dụng thương hiệu trong tương lai, qua đó phản ánh tiềm năng tăng trưởng người dùng và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Hãy cùng Mibrand Việt Nam tiêu điểm bảng xếp hạng mức độ cân nhắc sử dụng thương hiệu ngân hàng tại Việt Nam năm 2022, được trích từ Báo cáo sức khỏe thương hiệu ngành ngân hàng tại Việt Nam 2022 (Banking Brand Beat Score 2022)
1. Sự vươn lên của BIG4 trong bảng xếp hạng mức độ cân nhắc thương hiệu 2022
Năm 2022 chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ trong bảng xếp hạng cân nhắc thương hiệu của nhóm ngân hàng BIG4. Cụ thể, Vietcombank xếp ở vị trí số 1 với tỷ lệ cân nhắc lên đên 56%, tăng 3 bậc so với năm 2021. Vietinbank xếp thứ 4 với tỷ lệ cân nhắc thương hiệu là 49%, tăng 5 bậc so với 2021. BIDV xếp thứ 3 với tỷ lệ cân nhắc 51%, tăng 3 bậc so với 2021. Agribank có sự tăng trưởng mạnh khi xếp thứ 6, tăng đến 11 bậc so với 2021
Một trong các ngân hàng có sự tăng trưởng ấn tượng về mức độ cân nhắc thương hiệu năm nay là Vietcombank. Năm 2022, Vietcombank vươn lên vị trí thứ nhất với tỷ lệ cân nhắc là 56%. Được coi là ngân hàng quốc doanh lâu đời và uy tín hàng đầu Việt Nam, trong năm 2022, Vietcombank tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm – dịch vụ, đặc biệt trên ứng dụng Mobile Banking VCB Digibank. Ngoài ra, ngân hàng này cũng có nhiều chính sách ưu đãi về phí cũng như đẩy mạnh hoạt động truyền thông . Cụ thể, Vietcombank và Vnpost hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tại hơn 6.000 điểm giao dịch Vnpost cho phép khách hàng nộp và chuyển tiền tại các chi nhánh của VNPost. Điều này giúp cho khách hàng tiện lợi hơn trong việc giao dịch ngân hàng, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, miền núi,…
Vietcombank cũng tích cực cải tiến ứng dụng VCB Digital khi bổ sung và hoàn thiện nhóm dịch vụ: Tra soát trực tuyến, Kích hoạt Smart OTP, Cài đặt hạn mức chuyển tiền, Đặt lịch hẹn với VCB, Ưu đãi, Quản lý email, Tính năng quà tặng – lì xì, Đặt nickname tài khoản, VCB Rewards,…
Về mặt truyền thông. Vietcombank ra mắt tính năng “Giới thiệu bạn” trên VCB Digibank để kích thích khách hàng giới thiệu thương hiệu. Ngoài ra, Vietcombank cũng tổ chức sự kiện Chào Tân Sinh Viên năm 2022 ở nhiều trường đại học trên cả nước. Chương trình thường niên từ năm 2014 và luôn thu hút được một lượng lớn khách hàng mở tài khoản cũng như cân nhắc sử dụng Vietcombank.
Một ngân hàng quốc doanh khác là Vietinbank thì áp dụng các chính sách hoàn tiền & quà tặng hấp dẫn để gia tăng khả năng cân nhắc sử dụng dịch vụ của khách hàng. Một số chương trình nổi bật mà Vietinbank áp dụng trong năm 2022 bao gồm:
Hoàn đến 50% khi chi tiêu bẳng thẻ Tín dụng VietinBank Sendo
Hoàn đến 2 triệu đồng & cơ hội hái lộc 1 lượng vàng khi chi tiêu thẻ Tín dụng Quốc tế
Hoàn tới 50% khi chi tiêu bằng thẻ JCB
Tặng 15% cho chủ thẻ Tín dụng Quốc tế khi chi tiêu tại Vincom Đồng Khởi, Vincom Đà Nẵng
Hoàn tới 2 triệu đồng khi mở mới và chi tiêu thẻ Khách hàng Ưu tiên
Hoàn tới 1,5 triệu đồng và nhận quà tặng xe đạp trị giá tới 25 triệu đồng khi mở mới và chi tiêu bằng thẻ Vietinbank Visa
2. MBBank là ngân hàng tư nhân được cân nhắc sử dụng cao nhất với tỷ lệ cân nhắc 56%
MBBank đồng hạng nhất với Vietcombank ở bảng xếp hạng cân nhắc thương hiệu năm 2022 với tỷ lệ cân nhắc 56%, tăng 1 bậc so với vị trí thứ 2 vào năm 2022. MB Bank cho thấy những bước đi đầy chắc chắn trong việc chuyển đổi thành ngân hàng số hiện đại, toàn diện và lấy khách hàng làm trung tâm trong những năm gần đây. MBBank liên tục đưa ra những chương trình hoàn tiền & quà tặng hấp dẫn như: hoàn tiền khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử, hoàn tiền khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. MBBank cũng gây sốt với những bộ thẻ ngân hàng bắt mắt, độc đáo, gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng như: bộ thẻ Hi, bộ thẻ Mèo Trendy có thiết kế độc đáo, ấn tượng và tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa đối với giới trẻ. Từ đó tác động đến khả năng cân nhắc sử dụng ngân hàng MBBank của khách hàng
3. Techcombank sụt giảm mức độ cân nhắc thương hiệu
Techcombank có sự giảm sút rõ rệt về chỉ số cân nhắc thương hiệu khi rớt 4 hạng, từ vị trí số 1 (tỷ lệ cân nhắc 77%) năm 2021 xuống vị trí thứ 5 (tỷ lệ cân nhắc 46%) trong năm 2022. Năm 2022, Techcombank vướng vào những thông tin lùm xùm không đáng có như việc khách hàng Techcombank phàn nàn mất tiền trong tài khoản hay việc nhà đầu tư than lỗ khi rót tiền đầu tư Quỹ trái phiếu Techcombank. Hơn nữa, năm 2022 là một năm “bão táp” đối với ngành ngân hàng khi nhiều ngân hàng Việt Nam vướng vào những thông tin không tích cực. Từ khóa “An toàn” là được khách hàng quan tâm hàng đầu khi cân nhắc lựa chọn ngân hàng. Vì thế, những lùm xùm về truyền thông của Techcombank nhạy cảm và ảnh hưởng đến sự cân nhắc sử dụng ngân hàng Techcombank của khách hàng.
4. VPBank duy trì sự ổn định về tỷ lệ cân nhắc thương hiệu
VPBank xếp thứ 10 với tỷ lệ cân nhắc thương hiệu 38%, tăng từ 3 bậc so với 2021. Năm 2022 diễn ra hoạt động tái định vị của VPBank với tuyên ngôn mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng” với chiến dịch Light Up Việt Nam - Thắp sáng định nghĩa thịnh vượng mới trong 2022. Chiến dịch bao gồm sự kiện được tổ chức Offline và truyền thông Online. Tổng kết chiến dịch, đã có tới 60 triệu người tiếp cận, 5 triệu người tương tác, VPBank cũng chính là ngân hàng nổi bật số 1 trên các trang Social Media vào tháng 4/2022. Qua chiến dịch này, VPBank khơi dậy tinh thần và ý chí vững vàng của người Việt sau đại dịch, lan tỏa ý nghĩa của những giá trị thịnh vượng, từ đó khơi dậy khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người Việt trẻ. Từ đó, thương hiệu VPBank chinh phục trái tim khách hàng và ngày càng được khách hàng cân nhắc sử dụng hơn.
5. Những ngôi sao mới trong bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng mức độ cân nhắc thương hiệu 2022 cũng chứng kiến những cái tên mới gia nhập TOP20, có thể kể đến: NamABank (Xếp thứ 14), VietABank (Xếp thứ 15) và KienlongBank (Xếp thứ 16), PVcomBank (Xếp thứ 18), MSB (Xếp thứ 19) và BacABank (Xếp thứ 20). Đây là sự ghi nhận cho những những nỗ lực cải thiện mức độ cân nhắc thương hiệu của những ngân hàng trên. Song song với đó là sự biến mất đáng tiếc của một số ngân hàng đã từng nằm trong TOP20 năm 2021, đó là các ngân hàng: HDBank, Citibank, Shinhan Bank, SCB, HSBC
6. Bảng xếp hạng các sản phẩm ngân hàng có mức độ cân nhắc sử dụng cao nhất
Ngoài việc công bố bảng xếp hạng các ngân hàng có mức độ cân nhắc thương hiệu cao nhất, Báo cáo của Mibrand Việt Nam cũng chỉ ra những sản phẩm ngân hàng được cân nhắc sử dụng nhiều nhất trong tương lai.
“Tài khoản ngân hàng cá nhân” là dịch vụ ngân hàng được khách hàng cần nhắc sử dụng nhiều nhất với 74% khách hàng cân nhắc sử dụng.
Khách hàng đang xu hướng cân nhắc sử dụng dịch vụ “Gửi tiết kiệm” và “Thẻ tín dụng”. Nếu như năm 2021, tỷ lệ khách hàng cân nhắc sử dụng dịch vụ “Gửi tiết kiệm” và “Thẻ tín dụng” lần lượt là 19% và 22%, thì đến năm 2022, tỷ lệ này lần lượt là 30% và 20%. Trong khi đó, Dịch vụ “Thẻ ATM / thẻ ghi nợ” và “Mobile Banking” có mức độ cân nhắc giảm so với năm 2021. Năm 2021, tỷ lệ cân nhắc 2 dịch vụ này lần lượt là 73% và 59%. Năm 2022, tỷ lệ cân nhắc 2 dịch vụ này giảm mạnh so với 2021, lần lượt là 51% và 44%.
7. Về báo cáo Sức khỏe thương hiệu của Mibrand
Báo cáo nghiên cứu sức khỏe thương hiệu ngành ngân hàng Việt Nam 2022 được xây dựng dựa trên 7 chỉ số sức khỏe thương hiệu (Brand Beat Score) độc quyền của Mibrand. Báo cáo đã được sự tin dùng của gần 20 ngân hàng trong và ngoài quốc doanh tại Việt Nam. Ưu điểm của báo cáo đo lường sức khỏe thương hiệu ngành ngân hàng của Mibrand – SurveyTrue so với các đơn vị khác là:
Phân bổ mẫu
Số lượng mẫu nghiên cứu là 1500 mẫu, được phân bố đều tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mẫu nghiên cứu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội & Tp Hồ Chí Minh
Chất lượng
Khu vực: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh
Nhân khẩu học: Độ tuổi, Giới tính, Thu nhập
Giá trị cao
Dễ dàng
Kết hợp nghiên cứu định tính và nhiều nguồn cơ sở dữ liệu lớn của Mibrand & Survey true
Nguồn: brandsvietnam