Trong Báo cáo sức khỏe thương hiệu ngành ngân hàng Việt Nam 2022 do Mibrand Việt Nam thực hiện, bảng xếp hạng mức độ thấu hiểu hình ảnh thương hiệu ngành ngân hàng chứng kiến sự cải thiện về chỉ số cũng như thứ hạng của hầu hết các ngân hàng. Trong đó, nhiều ngân hàng có sự tăng trưởng đột phá (trên 20%), nhiều ngân hàng lần đầu lọt vào TOP20 thương hiệu mức độ thấu hiểu tốt nhất. Vậy đó là những ngân hàng nào? Hãy cùng Mibrand Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Chỉ số thấu hiểu thương hiệu được tính như thế nào
Chỉ số thấu hiểu thương hiệu là tỷ lệ khách hàng tự nêu ra được ít nhất một đặc điểm đối với thương hiệu. Đặc điểm đó có thể đến từ việc trải nghiệm với sản phẩm dịch vụ hoặc thông qua tiếp xúc với truyền thông của thương hiệu. Đặc điểm đó có thể cảm tính (uy tín, lâu đời,…) hoặc lý tính (tốc độ nhanh chóng, nhân viên chuyên nghiệp,…). Chỉ số này thể hiện định vị & hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
Hãy cùng tiêu điểm bảng xếp hạng Mức độ thấu hiểu hình ảnh thương hiệu ngành ngân hàng 2022
Nhóm ngân hàng quốc doanh BIG4 ổn định
Nhóm ngân hàng quốc doanh BIG4 lần lượt xếp từ vị trí thứ 3 đến thứ 6. Vietcombank xếp ở vị trí thứ 3 với tỷ lệ thấu hiểu hình ảnh thương hiệu là 52%, 3 ngân hàng còn lại ở các vị trí 4,5,6 lần lượt là Agribank, Vietinbank và BIDV với tỷ lệ hình ảnh thấu hiểu khoảng 43% - 44%.
So với năm 2021. Vietcombank có sự giảm về thứ hạng nhưng tăng về mức độ thấu hiểu thương hiệu khi rớt 1 hạng từ vị trí thứ 2 (2021) xuống vị trí thứ 3 (2022). Agribank có tăng trưởng tốt nhất khi xếp ở vị trí thứ 4 (Tăng 4 bậc so với năm 2021). Trong khi đó, BIDV và Vietinbank ổn định về thứ hạng nhưng có sự tăng trưởng tốt về chỉ số thấu hiểu thương hiệu so với 2021.
Sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm ngân hàng tư nhân
Techcombank và MBBank là 2 ngân hàng tư nhân có mức độ thấu hiểu hình ảnh thương hiệu cao nhất và dẫn đầu trên bảng xếp hạng. Techcombank đứng đầu bảng xếp hạng với tỷ lệ thấu hiểu thương hiệu là 66%, MBBank đứng thứ 2 với 52%. 4 cái tên ngân hàng tư nhân còn lại trong TOP 10 bao gồm: ACB (Hạng 7), MSB (Hạng 8), ABBank (Hạng 9), Sacombank (Hạng 10)
Có tới 3 ngân hàng tư nhân có sự tăng trưởng đột phá về chỉ số thấu hiểu hình ảnh thương hiệu (tăng trên 20%), đó là
Ngân hàng MSB: Dù không lọt vào TOP 20 năm 2021, Ngân hàng này đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng với tỷ lệ thấu hiểu thương hiệu lên đên 41%
Ngân hàng ABBank: Tăng từ vị trí thứ 17 lên vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng
Ngân hàng ACB: Tăng từ vị trí thứ 13 lên vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng
Có nhiều cái tên mới xuất hiện trong bảng xếp hạng này so với năm 2021. Đây là những ghi nhận cho những nỗ lực của ngân hàng trong việc truyền tải và củng cố định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Xin được chúc mừng các ngân hàng: MSB (Hạng 8), KienlongBank (Hạng 13), HDBank (15), ANZ (Hạng 17), SeABank (19)
Ngân hàng có sự tăng trưởng ấn tượng nhất về mức độ thấu hiểu thương hiệu gọi tên MSB
Ngân hàng MSB
Liên tưởng & hình ảnh cảm tính của MSB thiên về các từ khóa: Năng động sáng tạo, đáng tin cậy, hiện đại tiện lợi.
Liên tưởng & hình ảnh lý tính của MSB thiên về các từ khóa: Nhân viên tận tâm, mang đến sự tiện lợi cho khách hàng và chăm sóc khách hàng tốt
Năm 2022, MSB chứng tỏ mình là một ngân hàng mạnh về dịch vụ cho vay với nhiều gói giải pháp cho vay đối với khách hàng cá nhân lẫn khách hàng doanh nghiệp. Các sản phẩm vay nói riêng và tất cả các sản phẩm của MSB nói chung đều được đánh giá là uy tín, nhanh chóng, tiện lợi. Dịch vụ khách hàng cũng được khách hàng đánh giá rất cao khi nói về MSB. Cùng với đó, MSB cũng là một ngân hàng đi đầu với xu hướng cá nhân hóa nhu cầu khách hàng theo từng loại thẻ để đem đến trải nghệm tốt nhất cho khách hàng, có thể kể đến một số loại thẻ:
Thẻ mDigi: Phù hợp với người trẻ, với thiết kế trendy, hoàn tiền 1.500.000 VNĐ trong 3 tháng đầu tiên ở nhiều lĩnh vực
Thẻ MSB Super Free: Thẻ mua sắm với ưu đãi về phí và giảm giá với nhiều thương hiệu
Thẻ MSB Visa Travel: Thẻ tín dụng chuyên dùng khi đi du lịch với ưu đãi hoàn tiền các dịch vụ du lịch
Thẻ MSB Visa Signature Dining: Thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi khi thưởng thức ẩm thực ở nhiều nhà hàng nổi tiếng tại Việt Nam & thế giới
Thẻ MSB Visa Online: Thẻ tín dụng chuyên dùng mua sắm Online
TPBank sụt giảm cả về thứ hạng lẫn chỉ số thấu hiểu thương hiệu
TPBank giảm từ hạng 5 xuống hạng thứ 11 với chỉ số thấu hiểu thương hiệu là 32%, giảm nhẹ 3% so với 2021. Nhìn chung, TPBank có sự chững lại trong năm 2023. TPBank được khách hàng nhớ đến như một ngân hàng số hiện đại, tiện lợi, tiên phong áp dụng những công nghệ giao dịch mới nhất trong suốt những năng vừa qua. Tuy nhiên, Các hoạt động truyền thông của ngân hàng chưa đủ mạnh mẽ và ấn tượng để ghim sâu vào tâm trí khách hàng hình ảnh thương hiệu TPBank. TPBank cần có những chiến lược phù hợp để cải thiện mức độ thấu hiểu thương hiệu của khách hàng trong những năm tiếp theo
Làm thế nào để gia tăng mức độ thấu hiểu thương hiệu
Một số cách phổ biến để các thương hiệu có thể xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng bao gồm:
Hoạt động CSR (Corporate Social Responsibility): Các hoạt động trách nhiệm cộng đồng, thiện nguyện, vì môi trường khiến hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng trở nên gần gũi, nhân văn và thiện cảm hơn.
Cải thiện sản phẩm: Ra mắt những sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu mới của khách hàng mục tiêu, cải tiến những sản phẩm sẵn có để gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng, từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu chất lượng, tốc độ, tiện lợi trong mắt khách hàng.
Cải thiện chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng: Xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện, tận tình, gần gũi, chuyên nghiệp
Gia tăng về quy mô (ATM & chi nhánh): Quy mô lớn hơn dẫn đến hình ảnh thương hiệu uy tín hơn và phổ biến hơn trong mắt khách hàng
Thực hiện các chiến dịch truyền thông: Các chiến dịch truyền thông với thông điệp & cách truyền tải phù hợp là phương pháp tuyệt vời để xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Mức độ thấu hiểu hình ảnh thương hiệu tại Tp Hà Nội & Tp Hồ Chí Minh
Ngoài việc công bố bảng xếp hạng mức độ thấu hiểu thương hiệu ngành ngân hàng trên cả nước, Báo cáo sức khỏe thương hiệu của Mibrand cũng cho phép phân tích sâu về mức độ thấu hiểu thương hiệu tại 2 thành phố Hà Nội & Hồ Chí Minh
Nhìn chung, Nhóm ngân hàng quốc doanh hầu hết đều nằm trong TOP 6 bảng xếp hạng của 2 thành phố lớn. Chỉ có Agribank là có sự chênh lệch đáng kể khi xếp ở vị trí thứ 3 tại Hà Nội nhưng chỉ xếp vị trí thứ 10 tại Tp Hồ Chí Minh
Trong nhóm ngân hàng tư nhân, MBBank, KienlongBank, BacABank, HSBC nổi bật ở Tp Hà Nội. Trong khi đó, Techcombank, Sacombank, TpBank & DongABank nổi bật tại Tp Hồ Chí Minh
Để hiểu rõ hơn về việc khách hàng đánh giá như thế nào về hình ảnh thương hiệu của những ngân hàng hàng đầu trong bảng xếp hạng, hãy cùng chờ đón bài viết tiếp theo của Mibrand trong chuỗi bài phân tích Báo cáo sức khỏe thương hiệu ngành ngân hàng 2022
Nguồn: brandsvietnam