Trong bối cảnh nền kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh, lĩnh vực Digital finance (Tài chính số) trở thành một trong nhóm dẫn đầu trong nền kinh tế khu vực. Dựa vào báo cáo e-Conomy SEA 2022 cho thấy, Financial services (dịch vụ tài chính bao gồm thanh toán, cho vay, bảo hiểm, đầu tư) đang đứng đầu thị trường.
Tuy nhiên, dịch vụ tài chính vẫn phải đối mặt với những thách thức về mặt vĩ mô (như ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lạm phát…). Do đó, các nhà cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cần tìm giải pháp để hỗ trợ tăng trưởng dù phải đối mặt với bất kỳ nhu cầu nào của người tiêu dùng hay thị trường bị suy yếu.
Một trong những cách thức quan trọng để các doanh nghiệp tài chính tăng trưởng bền vững là đáp ứng nhu cầu dài hạn của người tiêu dùng. Bởi vì, những nhu cầu ấy sẽ vẫn phù hợp và tồn tại ngay cả trong thời điểm nền kinh tế bị suy yếu, hay bị tác động bởi các yếu tố khác. Nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng đang có 3 kỳ vọng quan trọng về dịch vụ tài chính, cụ thể:
- Mối quan hệ đối tác và hỗ trợ.
- Trải nghiệm ứng dụng mượt mà.
- Mang lại giá trị cho người dùng.
Bức tranh về ngành tài chính
Các nước Đông Nam Á đang dần trở lại trạng thái “bình thường mới” sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời điểm nền kinh tế đối mặt với các thách thức với mức lãi suất cao, dẫn tới áp lực gia tăng lạm phát ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm cả nền kinh tế số (digital economy).
Những thách thức này đang đe dọa tới những bước phục hồi của kinh tế toàn diện, cụ thể: Sự đứt gãy của nền cung ứng; Hạn chế di chuyển, xuất – nhập khẩu tại Trung Quốc; Nỗi sợ địa lý – chính trị bởi các xung đột trên thế giới. Chính bởi những yếu tố này khiến cho sự gia tăng giá cả, giảm thu nhập và giảm sản phẩm và mức tiêu dùng toàn khu vực.
Chính những thách thức từ nền kinh tế đã khiến các doanh nghiệp tài chính, nhà đầu tư cần có những bước chuyển mình mạnh mẽ để chuẩn bị cho năm 2023. Những phương án chuẩn bị để đảm bảo cho dòng tiền, cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận để đạt được những bước phát triển mạnh mẽ nhất cho doanh nghiệp của chính mình.
Hướng thúc đẩy tăng trưởng ngành tài chính năm 2023
Người dùng mong muốn được hỗ trợ như đối tác, không phải như khách hàng
Một điều đáng mừng là người dùng có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ tài chính số hầu như độc lập tài chính và có thể quản lý sự giàu có (tài sản) của bản thân. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, người dùng có thể kiểm soát tốt hơn các khoản đầu tư của mình.
Tuy nhiên, họ cũng đang đối mặt với các thử thách khi cố gắng để hiểu và phân biệt các thông tin tài chính đáng tin cậy trên thị trường. Trung bình ⅓ nhà đầu tư ở thị trường Đông Nam Á thấy thiếu những hiểu biết thực tế cho vấn đề đa dạng hóa tài sản và lãi kép.
Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính có thể hỗ trợ trực tiếp nhà đầu tư bằng cách cung cấp những thông tin về loại đầu tư rõ ràng và đáng tin cậy. Từ đó, doanh nghiệp có thể hợp tác dài hạn với các khách hàng bằng cách phát triển kế hoạch tài chính (Financial planning) dài hạn.
Một ví dụ về app lên kế hoạch của ngân hàng DBS. DBS Nav Planner có thể giúp người dùng theo dõi, bảo vệ và phát triển các khoản tiết kiệm của mình cùng với những đề xuất được tạo ra dựa vào mục tiêu cá nhân (tăng trưởng hoặc kế hoạch nghỉ hưu).
Các công ty cung cấp dịch vụ tài chính có kết kết nối với những người dùng đang tìm kiếm thông tin có giá trị thông qua video trực tuyến.
Người dùng mong muốn trải nghiệm, không phải là sản phẩm
Để có thể khiến app của bạn nổi bật giữa hàng ngàn sự lựa chọn về digital finance trên thị trường, điều quan trọng là doanh nghiệp cần tạo ra những trải nghiệm trên mobile app tốt nhất. Người dùng Đông Nam Á cho thấy sự ưu tiên trải nghiệm trên app với hơn 670 triệu lượt tải app, tăng vượt trội 105% từ năm 2019. Ngoài ra, nghiên cứu cho biết một trải nghiệm app tốt, phù hợp với nhu cầu sẽ khiến người dùng qua trở lại sử dụng app. 95% người dùng sử dụng các app tài chính có mức độ hài lòng cao cho biết họ có khả năng cao ở lại cùng với doanh nghiệp/brand.
Một trải nghiệm sử dụng app tốt là khi app của bạn dễ sử dụng và cung cấp các dịch vụ hữu ích giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc của người sử dụng. Ví dụ như trải nghiệm liền mạch từ offline tới online cho việc mua và trả tiền sau của thương hiệu Atome. App này cho phép người mua hàng dễ dàng scan mã QR ở cửa hàng và chia khoản tiền cần trả ra 3 đợt trả, tạo nên những khoản nợ ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào chỉ với vài thao tác trên điện thoại.
Người dùng mong muốn giá trị, không phải giá rẻ
Đối mặt với sự không chắc chắn về kinh tế, chúng ta đã phải cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm. Trong khi 43% người Singapore sẵn sàng chăm sóc tốt hơn bản thân và có những chuyến du lịch lớn hơn, 74% đang tìm kiếm các phương án có thể chi trả.
Để có thể mua được những thứ khiến cuộc sống của bạn vui hơn trong ngân sách, mọi người tìm kiếm những khuyến mãi, thẻ tín dụng và trả sau. Cũng vì thế, lượt tìm kiếm “mua trước trả sau” tăng hơn 105% qua mỗi năm ở khu vực Đông Nam Á.
Các thương hiệu về tài chính có thể đáp ứng các nhu cầu về giá trị của người tiêu dùng bằng cách thực hiện các chiến lược marketing về phần thưởng, khuyến mãi, cashback (hoàn tiền). Các chiến dịch marketing cho các dịch vụ tài chính nên được truyền tải tới đúng đối tượng và đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả tối đa.
Các doanh nghiệp bán bảo hiểm đã xác định những khách hàng có nhu cầu, nhạy cảm về các mức giá và cho họ thấy những khuyến mãi bị giới hạn thời gian trên website để khuyến khích mua hàng. Chiến dịch này đã góp phần gia tăng 12% doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Tổng kết
Mặc dù xuất hiện những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính vẫn có thể tăng trưởng bằng cách hiểu được những kỳ vọng dài hạn của người dùng và hướng mục tiêu để đạt được những kỳ vọng ấy. Cư xử với khách hàng như những đối tác, đem đến những trải nghiệm trên app liền mạch, cung cấp giá trị và ưu đãi sẽ là những cách quan trọng để giúp các doanh nghiệp tài chính đạt mức tăng trưởng.
Nguồn: brandsvietnam