fnb_director_logo_2024_ap_dung_nen_sang_mau_1500
horeca_business_school
Diễn đàn » Nghiên cứu thị trường » Làm marketing nước ngoài có gì đặc biệt?
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Brandsvietnam
Gửi lúc:

Trong bối cảnh phát triển của thị trường toàn cầu hiện nay, yêu cầu về nghề nghiệp về marketing cũng ngày càng trở nên cao hơn và phức tạp hơn. Tuy nhiên, các yêu cầu công việc, quyền lợi, mức lương của người làm trong ngành marketing còn phụ thuộc vào quốc gia, nền văn hoá, đối tượng khách hàng mà họ đang làm việc. Việc hiểu và thích nghi với những khác biệt này sẽ giúp các bạn có thể làm việc hiệu quả và đạt được thành công trong môi trường quốc tế.

Sau đây, AIMS xin trình bày những điểm khác biệt đáng chú ý về công tác marketing ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada so với Việt Nam.

 

1.Yêu Cầu Công Việc

Yêu cầu công việc cơ bản của nghề marketing ở Mỹ, Úc và Canada thường cao hơn so với Việt Nam. Các nhà tuyển dụng ở các quốc gia này thường yêu cầu ứng viên có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ liên quan đến marketing, kinh doanh hoặc quản lý. Ngoài ra, ứng viên cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing và sử dụng thành thạo các công cụ marketing. Các ứng viên cũng cần có khả năng tư duy sáng tạo, phân tích dữ liệu và đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả, cũng như có kiến thức về các quy định pháp lý trong lĩnh vực quảng cáo và bảo vệ dữ liệu.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa các yêu cầu công việc marketing ở Việt Nam và các nước phát triển là về mức độ chuyên nghiệp và đòi hỏi về kiến thức chuyên môn. Trong khi ở Việt Nam, nhiều công ty vẫn tập trung vào các chiến lược marketing truyền thống như bán hàng trực tiếp, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông truyền thống như TV, báo, tạp chí, thì ở các nước phát triển, các chiến lược marketing đã được thay đổi và tập trung vào các phương tiện truyền thông số, như các mạng xã hội và marketing trực tuyến.

 

2.Quyền Lợi

Song song với yêu cầu công việc, quyền lợi cho dành cho ngành nghề này ở nước ngoài cũng cao hơn khá nhiều so với Việt Nam. Ở các nước như Mỹ, Úc, và Canada, các chính sách về quyền lợi của người lao động trong ngành marketing rất được chú trọng. Các công ty thường cung cấp gói phúc lợi tốt bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản nghỉ phép hậu hạn đầy đủ. Ngoài ra, các chính sách phúc lợi khác như tiền thưởng, chương trình tặng cổ phần và hỗ trợ học tập được cung cấp để khuyến khích và giữ chân nhân viên tài năng.

So với Việt Nam, các chính sách phúc lợi trong ngành marketing vẫn chưa được phát triển tương đương. Nhiều công ty Việt Nam vẫn chưa có chính sách phúc lợi rõ ràng và toàn diện, và thường chỉ cung cấp các khoản lương cơ bản, bảo hiểm y tế và các ngày nghỉ phép theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các công ty mới nổi và quốc tế tại Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến chính sách phúc lợi để thu hút và giữ chân nhân viên tài năng.

 

3.Mức Lương Trung Bình

Tùy theo sự phát triển và quy mô của ngành nghề mà mức lương trung bình cho nghề marketing sẽ khác nhau. Đối với các nước phát triển vượt trội về kỹ thuật số như Mỹ, Úc, Canada, mức lương của người làm marketing ở các quốc gia này chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều so với ở Việt Nam, tuy nhiên đòi hỏi họ phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao hơn, đặc biệt là ở lĩnh vực kỹ thuật số.

Theo báo cáo của Payscale, mức lương trung bình của một nhân viên marketing ở Mỹ là khoảng 60.000 - 70.000 USD/năm, tương đương với hơn 1,4 tỷ - 1,6 tỷ VNĐ/năm, cao hơn nhiều so với mức lương trung bình của người làm marketing ở Việt Nam. Tại Úc, mức lương trung bình của một chuyên viên marketing khoảng 70.000 - 80.000 AUD/năm, tương đương với khoảng 1,2 tỷ - 1,4 tỷ VNĐ/năm. Trong khi đó, ở Canada, mức lương trung bình của một nhân viên marketing là khoảng 50.000 - 60.000 CAD/năm, tương đương với khoảng 1,2 tỷ - 1,4 tỷ VNĐ/năm. Trong khi đó ở Việt Nam, mức lương trung bình của nhân viên marketing chỉ từ 500 -1.000 USD/tháng, khoảng 20 triệu/tháng.

 

4.Cơ Hội Phát Triển

Về cơ hội phát triển sự nghiệp, ở các quốc gia phát triển, các công ty thường đầu tư nhiều vào đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên, và cung cấp nhiều cơ hội thăng tiến, thậm chí đến các vị trí lãnh đạo.

Ở Mỹ, Úc các doanh nghiệp thường xuyên đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên của mình bằng cách cung cấp các khóa đào tạo, khóa học và các chương trình học tập trực tuyến. Ngoài ra, các công ty còn có chính sách tài trợ cho nhân viên đi học tiếp, hoặc thậm chí là hoàn toàn chi trả cho học phí đào tạo cao hơn.

Tại Canada, chính phủ thậm chí đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Marketing. Trong khi đó, ở Việt Nam, cơ hội phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực marketing còn khá hạn chế và thường phải dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng tự học.

Bên cạnh đó, hiện nay những quốc gia như Mỹ, Úc, Canada và các nước châu Âu cũng ban hành rất nhiều chính sách để thu hút người nhập cư nhằm nâng cao nguồn nhân lực. Các chương trình định cư diện tay nghề – lao động như H1-B (Mỹ), 189 - 190 (Úc), Express Entry (Canada) cho phép người nhập cư cơ hội sinh sống và làm việc thậm chí là cơ hội nhập tịch nếu đủ điều kiện. Chính vì sự hấp dẫn này, ngày càng nhiều ứng viên đã tìm kiếm cơ hội làm việc và phát triển bản thân bằng cách định cư nước ngoài. Tuy nhiên, hầu hết những chương trình này đều yêu cầu đương đơn phải trên 18 tuổi, trình độ ngoại ngữ ở mức giao tiếp tốt, có trình độ và kinh nghiệm làm việc tùy theo yêu cầu công việc.

 

Tổng kết lại, nghề marketing ở Mỹ, Úc, Canada đòi hỏi các yêu cầu công việc và đặc thù văn hóa khác biệt so với Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có nhiều quyền lợi, mức lương và cơ hội phát triển sự nghiệp hấp dẫn đối với người làm trong ngành này ở các nước này.

Nguồn: brandsvietnam

Trích dẫn

Hot topics mạng xã hội tuần 16/10-22/10 Brandsvietnam gửi lúc 28-10-2023 13:43:51

Cập nhật top 6 TikToker nổi tiếng nhất Việt Nam và top viral video của họ Brandsvietnam gửi lúc 28-10-2023 13:43:16

METRIC công bố Báo cáo Thị trường sàn TMĐT quý III/2023 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:10:13

Bảng xếp hạng chủ đề đang “hot” trên mạng xã hội tuần 17/10-23/10/2023 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:09:46

Bản tin ngành thương mại điện tử tháng 10/2023 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:09:16

Hot topics mạng xã hội tuần 09/10-15/10 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:08:50

Similarweb: Xu hướng tiêu dùng trong ngành Làm đẹp và Mỹ phẩm năm 2023 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:08:16

Similarweb: Meta đối mặt với việc Facebook thu hẹp, TikTok phát triển Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:07:50

Bức tranh Toàn cảnh Thị trường CDP Việt Nam 2024 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:07:06

“2 Ngày 1 Đêm” mùa 2 đạt sức hút thảo luận tăng gấp 3 lần so với mùa 1 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:06:33

Top 10 Influencers ghi nhận tương tác nhiều nhất trong tháng 9 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:06:06

Revu: Chỉ số social của influencer nữ các lĩnh vực Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:05:41

Báo cáo SYNC Southeast Asia: Niềm tin của người tiêu dùng Đông Nam Á đang trên đà khôi phục Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:05:01

[SocialTrend Ranking] Bảng xếp hạng chủ đề đang “hot” trên mạng xã hội tuần 10/10-16/10/2023 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:04:33

Bản tin ngành bất động sản tháng 10/2023 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:04:05

Customer research và audience research: Làm như thế nào cho đúng? Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:03:39

YouNet ECI Ranking: Xếp hạng thương hiệu bán chạy nhất trên E-commerce tháng 9/2023 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:03:06

Bản tin ngành bán lẻ tháng 10/2023 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:02:30

Hot topics mạng xã hội tuần 02/10-08/10 Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:02:02

Similarweb: Audience analysis là gì, tại sao và làm thế nào Brandsvietnam gửi lúc 26-10-2023 17:01:36

setup_menu_mon_ansetp_menu_do_uong
CONTACT US

FNB DIRECTOR

83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.

Hotline: +84 903 132 508

Email: hello@fnbdirector.com

 
FOLLOW US ON FACEBOOK

Copyright @2014 FNB DIRECTOR - HoReCa Business School