Định dạng quảng cáo TikTok
3. Brand Takeover Ads
Tương tự như quảng cáo Top-view, quảng cáo Brand Takeover sẽ xuất hiện khi ai đó lần đầu tiên mở ứng dụng TikTok. Sự khác biệt duy nhất là những quảng cáo này chiếm toàn màn hình trong 5 giây và người dùng không thể nhấn bỏ qua. Sau đó, sẽ biến thành quảng cáo in-feed.
Thông số kỹ thuật quảng cáo:
Tỷ lệ khung hình: 9:16
Loại tệp: .mp4, .mov, .mpeg, .3gp, avi, jpeg hoặc png
Thời lượng: 3-5 giây
Mục tiêu:
Thu hút sự chú ý và nâng nhận thức thương hiệu. Vì vài giây đầu tiên của những quảng cáo này không thể bỏ qua, bạn có nhiều cơ hội hơn để thu hút khán giả của mình hơn. Brand takeover ads có tác động mạnh mẽ và là lựa chọn rất tốt để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu.
Top Tip:
Hãy truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách nhanh chóng. Bạn chỉ có vài giây để đẩy CTA của mình bằng định dạng quảng cáo này. Do đó, hãy đưa nội dung chính xuất hiện đầu tiên.
Case study:
Thương hiệu trang điểm Toofaced đã tạo ra một chiến dịch brand takeover ads hấp dẫn nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng và nhận thức thương hiệu. Họ muốn xây dựng sự ưa chuộng và nâng cao brand awareness thông qua việc sử dụng CTA mạnh mẽ. Đó chính xác là những gì họ đã làm.
Quảng cáo này đã giới thiệu sản phẩm một cách trực tiếp và cho người xem biết chính xác họ cần phải làm gì. Chỉ trong 1 ngày, nội dung ấy đã thu hút được 7,6 triệu lượt hiển thị đáng kinh ngạc, trong đó có 2,54 triệu lượt hiển thị unique.
4. Spark Ads
Spark Ads được tạo ra nhằm thúc đẩy các bài đăng bạn đã thực hiện trên tài khoản của mình. Chúng cho phép bạn quảng bá nội dung mà vẫn gán mọi lượt tương tác và lượt xem mới cho video gốc. Đây là một phương pháp tuyệt vời nhằm đảm bảo nội dung phù hợp với khán giả tương tác.
Thông số kỹ thuật quảng cáo:
Không hạn chế. (Vì chúng được lấy từ nội dung bạn đã tạo trước đó)
Mục tiêu:
Xây dựng tương tác thật. Việc tăng cường nội dung hiện có giúp thương hiệu xây dựng quyền hạn trên nền tảng. Spark Ads mang lại cảm giác “uy tín” hơn vì các bài đăng đều là nội dung gốc từ feed của bạn.
Top Tip:
Cần đảm bảo sử dụng một video với nội dung thu hút, phù hợp và có các chỉ số tích cực. Giả sử bạn có thể chọn các bài đăng đã có mức độ tương tác cao. Trong trường hợp đó, Spark ads sẽ “làm việc” chăm chỉ hơn cho doanh nghiệp và mang lại ROI tốt hơn.
Case study:
JOAH Beauty đã tạo ra một chiến lược influencer marketing TikTok riêng biệt, khai thác Spark Ad một cách hiệu quả. Họ đã tối ưu hóa nội dung để mang lại kết quả tốt nhất từ hình thức trả phí. TikTok Spark Ads đã giúp tăng cường các bài đăng hoạt động tốt nhất, thu hút hơn 14 triệu lượt xem và tỷ lệ tương tác 14% đối với branded content trên TikTok.
5. Branded hashtag challenge
Branded hashtag challenge đích thị là “vua” khi nói đến UGC. Đây là nơi các thương hiệu có thể mời người dùng tham gia vào xu hướng mà họ tạo ra thông qua branded hashtag. TikTok cung cấp các gói 3-6 ngày với vị trí truyền thông (media) và hướng dẫn sáng tạo (creative guidance). “Đầu tư” chính là yếu tố tạo nên một branded challenge.
Thông số kỹ thuật quảng cáo:
Giống với mọi quảng cáo video trên Tiktok.
Mục tiêu:
Tăng tương tác và tạo ra nhiều lượt organic reach. Branded challenge có khả năng lan truyền, tạo viral vô cùng hiệu quả. Càng nhiều người sử dụng hashtag của bạn, thương hiệu sẽ càng có được sức hút tốt hơn.
Top Tip:
Đảm bảo tạo ra được những hashtag đáng nhớ và thú vị.
Case study:
Thương hiệu ASOS đã tạo ra một challenge được gọi là #AySauceChallenge. Họ yêu cầu người dùng "chuyển kênh rung cảm ASOS" và khoe 3 bộ trang phục hàng đầu trong 3 tuần. ASOS đã kết hợp với các influencer để truyền bá thông tin về thử thách, thu về hơn 1,2 tỷ lượt xem video chỉ trong 6 ngày.
6. Branded effect
Branded effect - Hiệu ứng thương hiệu (đôi khi được gọi là special effect, sticker, TikTok branded lense hoặc TikTok lense) là nơi các thương hiệu có thể tạo bộ lọc riêng tương tác để TikToker sử dụng. Hiệu ứng thương hiệu có thể kéo dài đến 10 ngày và có khả năng tùy biến cao. Bạn có thể sử dụng các hiệu ứng green-screen có filter trên đầu với những nội dung/ câu hỏi thú vị hoặc các hiệu ứng tương tác trò chơi, thử thách.
Mục tiêu:
Tăng UGC và tăng tỷ lệ tương tác.
Top Tip:
Hãy luôn tạo ra những nội dung quảng cáo thật vui vẻ và hấp dẫn. Về cơ bản, Branded effect liên quan đến cộng đồng TikTok và cung cấp cho họ những nội dung để tương tác. Vì vậy, hãy suy nghĩ sáng tạo về nội dung bạn muốn mọi người thực hiện.
Case study:
Công ty truyền thông MediaCom đã khởi động một chiến dịch nhằm kỷ niệm cho chương trình truyền hình Changing Rooms. Họ đã sử dụng branded effect để minh họa cho sản phẩm của Dulux trên tường của người dùng. MediaCom đã lựa chọn những Influencer phù hợp với challenge này, họ đều là những content creator về hài kịch, lifestyle, gia đình… nhằm đảm bảo nội dung có thể thu hút mức độ tương tác cao.
Và kết quả là? Chiến dịch này đã vượt chỉ tiêu hơn 827%!
7. Influencer marketing
Về mặt kỹ thuật, đây không phải là một định dạng quảng cáo, nhưng lại đóng vai trò quan trọng giống như định dạng quảng cáo. Influencer marketing có thể mang lại hiệu quả trong thực tế. Các thương hiệu muốn đầu tư ngày càng nhiều vào lĩnh vực marketing này vì khả năng mang lại ROI, recall và target. Điều gì sẽ xảy ra khi kết hợp quảng cáo với influencer marketing? - Bạn sẽ nhận được kết quả đáng-kinh-ngạc!
Mục tiêu:
Trên thực tế, bạn nên kết hợp quảng cáo TikTok và influencer. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc cộng tác với TikTok creator có thể tăng khả năng ghi nhớ quảng cáo đối với người dùng lên 27%. Đồng thời quảng cáo TikTok với sự hợp tác của influencer cũng đạt được tỷ lệ tương tác cao hơn 83%. Yếu tố nào tạo nên những con số ấn tượng này? Hầu hết các influencer đều hiểu rõ fan hâm mộ của họ quan tâm đến điều gì, do đó, họ có thể chọn đúng loại đối tượng và biết cách giới thiệu thương hiệu đến với người dùng một cách hiệu quả hơn.
Top Tip:
Một trong những điều quan trọng nhất mà các thương hiệu cần nhớ khi đầu tư vào influencer marketing là chọn đúng creator phù hợp. Gen Z là thế hệ người dùng có hiểu biết và họ có thể “đánh hơi” thấy một quảng cáo chiêu hàng quá mức từ cách xa một dặm internet. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bất kỳ influencer nào mà bạn làm việc cùng đều thực sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ, và muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Điều này sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp của mình một cách xác thực, hấp dẫn và thúc đẩy các chiến dịch quảng cáo thành công.
Case study:
Burger King đã triển khai một chiến dịch influencer marketing nhằm giúp thúc đẩy tính bền vững, nhấn mạnh tầm quan trọng của sản phẩm hữu cơ và thậm chí là ăn chay trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh. Họ đã tạo ra một thử thách mang tên “Conspiracy Challenge” và sử dụng công cụ Bytesights để xác định 8 creator thuộc lĩnh vực Lifestyle & Comedy hoạt động tốt nhất trên TikTok để xây dựng chiến dịch. Họ đã vượt mục tiêu ban đầu với 575 nghìn lượt xem và tỷ lệ tương tác rất cao là 17%.
Bài viết trên đã liệt kê và giải thích những định dạng quảng cáo TikTok nào sẽ phù hợp nhất với các nhu cầu brand marketing khác nhau, từ thúc đẩy lượt cài đặt ứng dụng, tăng lưu lượng truy cập đến trang đích, tăng khả năng hiển thị và nhận thức về thương hiệu, đến xây dựng mức độ tương tác đích thực và phạm vi tiếp cận không phải trả phí hoặc đơn giản là tạo ra một nội dung vui vẻ, tích cực.
Nhưng sự thật là, định dạng và loại quảng cáo TikTok chỉ là một phần của câu chuyện nếu muốn đạt được kết quả đáng kinh ngạc bằng cách sử dụng quảng cáo Tiktok. Các định dạng quảng cáo có thể giúp nội dung được truyền tải tốt, tạo nên một chiến dịch hiệu suất cao - nhưng trước tiên, bạn phải chắc chắn về chất lượng của nội dung.
Việc hiểu rõ về các định dạng quảng cáo TikTok khác nhau chính là bước đầu tiên triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Bước tiếp theo, hãy tìm hiểu về đối tượng của mình trên TikTok để có thể tạo ra những video truyền cảm hứng và kích thích họ.
Về cơ bản, người dùng sử dụng TikTok vì cảm thấy yêu thích. Vì vậy, hãy tìm hiểu nền tảng truyền thông xã hội này. Mọi chiến thuật tối ưu hóa trên thế giới đều sẽ không hữu ích nếu nội dung của bạn không phù hợp. Thay vào đó, hãy nghĩ về trang For You lý tưởng của đối tượng mục tiêu và tạo ra nội dung mà họ sẽ muốn xem.
Nguồn: Fanbytes