Các chỉ số đo lường hiệu quả email marketing là một trong những số liệu quan trọng giúp nhà quản lý và marketers đánh giá chiến dịch email marketing triển khai có hiệu quả như mục tiêu đề ra không. Hãy cùng tìm hiểu 9 chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá một chiến dịch email marketing trong bài viết này.
Tại sao cần thực hiện đánh giá, đo lường hiệu quả chiến dịch email marketing?
Triển khai chiến dịch email marketing không chỉ dừng lại ở bước nhấn nút gửi email cho một danh sách liên hệ là xong. Mà khi thực hiện bất kì chiến dịch email marketing nào marketers cũng cần phải theo dõi, đo lường và tính toán để xem chiến dịch đó có đang hoạt động tốt và có đạt được mục tiêu đề ra như ban đầu hay không.
Việc đánh giá thông qua các chỉ số đo lường hiệu quả email marketing còn giúp marketers phát hiện ra những sai sót, vấn đề yếu kém trong quá trình lên ý tưởng, thiết kế và triển khai email marketing từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các chiến dịch sau.
Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch email marketing còn giúp marketers thấu hiểu khách hàng hơn. Ví dụ thông qua đo lường tỷ lệ mở và tỷ lệ click của các email với nội dung khác nhau, marketers sẽ biết được khách hàng đang quan tâm tới những vấn đề gì, nội dung gì từ đó có dữ liệu để xây dựng nội dung đánh trúng nhu cầu của khách hàng trong chiến dịch sau. Đây được coi là quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc bằng cách gửi nội dung đối tượng quan tâm để cuối cùng doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận từ việc bán hàng.
9 chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả chiến dịch email marketing
1. Tỷ lệ mở (Open rate)
Tỷ lệ mở là gì?
Tỷ lệ mở email được hiểu là phần trăm người nhận email thực hiện hành động mở email trên tổng số email đã được gửi thành công. Đây là một trong những chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ số khác như tỷ lệ nhấp, tỷ lệ chuyển đổi.
Báo cáo tỷ lệ mở email trên phần mềm AMIS aiMarketing
Tỷ lệ mở được chia thành 2 chỉ số nhỏ khác là Unique Open và Open times
- Unique open: là tỷ lệ giữa số địa chỉ mở email và số email đã được gửi thành công.
- Open times: Là tỷ lệ giữa số lần người nhận mở email và với số lượng email được gửi thành công.
Công thức tính tỷ lệ mở email
Tỷ lệ mở được xác định bằng công thức:
Trong đó:
- Emails opened là số lượng email được mở
- Emails sent là số lượng email đã gửi
- Bounced emails là số email gửi bị hỏng
Ví dụ: Chiến dịch email gửi đi 100.000 địa chỉ email, toàn bộ 100.000 email đó đều được gửi thành công, trong đó có 60.000 email được mở.
=> Tỷ lệ mở email (Open Rate) = 60.000 / 100.000 = 0.6 tức 60%
Trong một số trường hợp bạn sẽ gặp phải trường hợp tỷ lệ Open times lớn hơn tỉ lệ Unique Open, nguyên nhân có thể do một địa chỉ email có thể mở một email nhiều lần.
Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ mở email?
Để có thể cải thiện tỷ lệ mở email, bạn có thể tham khảo một số cách làm như:
- Sử dụng Tên bên gửi “From” hoặc “Reply to” theo thương hiệu/doanh nghiệp
Tên người gửi hoặc nơi gửi dễ nhận biết là lý do chủ yếu để người nhận có click vào mở email của bạn hay không (Theo khảo sát của Litmus & Fluent).
Không sử dụng tên bên gửi rõ ràng sẽ khiến người nhận không chú ý, và email của bạn sẽ dễ lẫn trong số vô vàn email quảng cáo/spam đối tượng phải nhận hàng ngày.
Bởi vậy hãy lấy tên thương hiệu hoặc tên bạn kèm tên thương hiệu để người nhận biết bạn tới từ tổ chức nào.
Ví dụ: Marketing MISA JSC hoặc Lan Nguyễn từ MISA JSC
- Viết chủ đề email rõ ràng, tạo điểm nhấn
+ Chủ đề rõ ràng, chi tiết, ngắn gọn: Theo báo cáo thống kê từ Mailchimps cho thấy chủ đề rõ ràng, chi tiết sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với các chủ đề có tính sáng tạo hoặc theo xu hướng.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên: Bạn có thể viết hoa chữ cái đầu tiên trong tiêu đề ngoại trừ giới từ, mạo từ và liên từ, điều này không chỉ tăng tỉ lệ mở email mà còn tăng tỉ lệ tương tác với email đó.
Viết hoa các chữ cái đầu trong chủ đề email sẽ khiến người nhận chú ý hơn
- Nhấn mạnh thời điểm: Nhấn mạnh sự kịp thời của nội dung email, đặc biệt là các email đề nghị hoặc lời mời. Ví dụ: Nhận ngay mã giảm giá 20% chỉ trong hôm nay
Sử dụng yếu tố thời gian sẽ thúc giục người nhận mở email
- Tối ưu nội dung mô tả ngắn email (nội dung xem trước)
Tối ưu nội dung mô tả ngắn email trên aiMarketing
- Cá nhân hóa email: Việc cá nhân hóa email sẽ cho người nhận cảm thấy được là email được gửi đến đúng cho họ và đúng vấn đề mà họ đang quan tâm. Marketers có thể cá nhân hóa email bằng cách thêm tên người nhận vào tiêu đề email hoặc gửi tới người nhận những nội dung mà đối tượng thực sự quan tâm.
2. Tỷ lệ click (Total Click Through Rate, CTR)
Tỷ lệ click là gì?
Tỷ lệ click là tỷ lệ phản ánh việc người nhận email đã thực hiện hành động click vào một hay nhiều liên kết trong email.
Báo cáo tỷ lệ click chiến dịch email marketing trên phần mềm AMIS aiMarketing
Công thức tính tỷ lệ nhấp email
Công thức để đo lường tỷ lệ click được tính như sau:
Tỷ lệ click = (Tổng số click vào đường dẫn link ÷ Tổng số lần đường dẫn được hiển thị) *100%
Ví dụ: Gửi đi 100.000 email, toàn bộ 100.000 email đó đều được gửi thành công, có 3.000 click vào link ở trong email
=> CTR = 3.000/100.000 = 0,03 tương đương 3%
Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ click khi gửi email?
Để cải thiện tỷ lệ click trong email, bạn có thể tham khảo một số cách như:
- Nội dung CTA rõ ràng, thiết kế thu hút
CTA (call to action) là lời kêu gọi hành động mà marketers mong muốn người nhận thực hiện. CTA vừa phản án tỉ lệ click vừa ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch email.
Để tăng tỷ lệ click, nội dung CTA cần ngắn gọn, rõ ràng, định hướng hành động tiếp theo người đọc cần thực hiện là gì. Thêm vào đó, CTA cũng phải được thiết kế sao cho thu hút, nổi bật để người nhận thư chú ý. Chúng tôi khuyến khích bạn nên sử dụng CTA dạng nút và màu sắc nổi bật như cam, đỏ để tăng tỷ lệ click.
- Độ dài email vừa phải, dung lượng dưới 400kB
Nội dung Email tốt, độ dài vừa phải sẽ dẫn dắt khách hàng đọc tin, tiếp tục tìm hiểu và click vào các link, tạo deal và mua hàng. Chính vì vậy bạn cần xây dựng nội dung phù hợp, không quá dài để truyền tải hết thông điệp đến với khách hàng.
- Cân bằng nội dung giữa từ ngữ và hình ảnh
Bạn hãy cố gắng cân bằng từ ngữ với hình ảnh để khách hàng nhớ đến thương hiệu và thích thú với nội dung bạn chia sẻ. Đừng chỉ viết một email toàn chữ, hãy lồng ghép thêm hình ảnh minh họa hấp dẫn.
Hạn chế sử dụng link rút gọn
Sử dụng các link rút bạn trong email sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín người gửi và nhà cung cấp dịch vụ gửi email nếu trong link đó có chứa mã độc hoặc truy cập thông tin không được phép của người dùng.
Đặc biệt, việc sử dụng link rút gọn thường giảm tỷ lệ click vì người nhận sợ đó là link chứa mã độc nên sẽ không nhấp vào. Bởi vậy, hãy hạn chế sử dụng link rút gọn để cải thiện tỷ lệ click.
3. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
Tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate – CR) là tỷ lệ phản ánh việc khách hàng truy cập vào liên kết trong email và thực hiện hành động mà bạn mong muốn (đặt hàng, mua sản phẩm, truy cập blog, tải ebook…). Tỷ lệ chuyển đổi cao kéo theo doanh thu từ email marketing cao.
Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi
Công thức tính: CR = (Tổng số người đã hoàn thành hành động bạn mong muốn ÷ Tổng số email được mở) * 100%
Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi?
Tỷ lệ CR là một trong những số liệu đặc biệt quan trọng, đo lường chiến dịch email marketing dựa trên việc đo lường mức độ thành công cuối cùng của chiến dịch. Do đó, marketers cần chú trọng thiết kế CTA hấp dẫn, thu hút; landing page được tối ưu để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi này.
4. Tỷ lệ email hỏng (Hard Bounce + Soft Bounce)
Tỷ lệ email hỏng là gì?
Tỷ lệ email hỏng là tỷ lệ phản ánh việc gửi không thành công email đến người nhận và bị hệ thống trả lại.
Ví dụ: Trong tổng số 100.000 email được gửi đi, có 2.000 email không đến được với người nhận
=> Bounce Rate = 3.500/ 100.000 = 0.035 tức 3,5%
Các nguyên nhân khiến email bị trả lại
- Nguyên nhân soft bounce: Xảy ra do các sự cố tạm thời do hộp thư đến của người nhận hết dung lượng hoặc do máy chủ bị gián đoạn. Những email này sẽ được giữ lại tại máy chủ và gửi đi khi đã khắc phục sự cố.
- Nguyên nhân hard bounce: Xảy ra do email của người nhận không tồn tại hoặc không còn hoạt động nữa. Do đó, bạn cần xóa email này khỏi danh sách của bạn bởi tỷ lệ email hỏng càng cao thì hệ thống mail sẽ dễ liệt bạn vào danh sách email rác.
5. Tỷ lệ chia sẻ email/chuyển tiếp email (Email Sharing/Forwarding Rate)
Tỷ lệ chia sẻ email/chuyển tiếp email là tỷ lệ người đã chia sẻ email nhận được lên các mạng xã hội hoặc chia sẻ nội dung đó đến với bạn bè.
CÔNG THỨC TÍNH:
Tỷ lệ chia sẻ email/chuyển tiếp email= Số lượt click vào mục chia sẻ và/hoặc chuyển tiếp nội dung ÷ Tổng số email đã được gửi * 100
Ví dụ: [(100 lượt nhấp vào nút share/forward)/( 10.000 email được gửi đi)] * 100 = 1% . Vậy, tỷ lệ chia sẻ của khách hàng là 1%
Tỷ lệ chia sẻ email/chuyển tiếp email cho thấy mức độ mở rộng của danh sách liên hệ thông qua việc chia sẻ và lan truyền nội dung, thông điệp mà bạn đã thực hiện gửi cho khách hàng. Điều này rất có lợi cho thành công của các chiến dịch email marketing sau này.
6. Báo cáo lạm dụng (Report Abuse)
Báo cáo lạm dụng là tỷ lệ phản ánh mức độ người nhận đánh dấu email của làm là spam email (email rác).
CÔNG THỨC TÍNH
Tỷ lệ báo cáo lạm dụng = (Số người đánh dấu email là spam ÷ Tổng số email đã gửi thành công) * 100%
Nếu tỉ lệ này tăng cao, bên cạnh việc ảnh hưởng đến doanh thu thì địa chỉ email của bạn cũng sẽ bị hệ thống đánh giá thấp, từ đó làm tăng khả năng email của bạn sẽ tự động được đẩy vào hòm thư rác của người nhận.
7. Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe Rate)
Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe Rate) là tỷ lệ người nhận thư ngừng đăng ký theo dõi email của bạn.
CÔNG THỨC TÍNH
Tỷ lệ hủy đăng ký = Tổng lượt hủy đăng ký/ Tổng số email gửi thành công.
Nếu tỉ lệ hủy đăng ký tăng cao (vượt quá 2%) cho thấy nội dung của bạn đang không phù hợp với đối tượng được gửi hoặc không có sức hút và giá trị với người nhận email.
2.8. Tỷ lệ liệt kê tốc độ tăng trưởng (List Growth Rate)
Tỷ lệ liệt kê tốc độ tăng trưởng (List Growth Rate) là tỷ lệ tăng trưởng của danh sách email.
CÔNG THỨC TÍNH
Tỷ lệ liệt kê tốc độ tăng trưởng = [(Số người đăng ký mới – (Số người hủy đăng ký + khiếu nại qua email/ spam)] ÷ Tổng số địa chỉ email trong danh sách của bạn] * 100
Ví dụ: Bạn có 1 danh sách tổng cộng 100.000 email, có 450 đăng ký mới, 150 người hủy đăng ký, 0 Spam Complaint
=> List Through Rate = (450 – 150) / 100.000 = 0.003 tức 0.3%
Tỷ lệ liệt kê tốc độ tăng trưởng của danh sách email như một công cụ đo lường sự phát triển và tiếp cận khách hàng, giúp bạn có nhiều cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng.
2.9. Tỷ suất sinh lời ROI
Tỷ suất sinh lời ROI là lợi tức đầu tư tổng thể cho các chiến dịch email của bạn
Tỷ suất sinh lời ROI được tính theo công thức dưới đây:
ROI = [(doanh số bán hàng – khoản đầu tư vào chiến dịch) ÷ Khoản đầu tư vào chiến dịch] * 100%
Ví dụ: Chiến dịch email marketing mang về 200 triệu đồng tiền doanh thu, trong khi chi phí bỏ ra là 30 triệu thì ROI được tính như sau: [(200-30)/10]*100% = 170%
ROI là số liệu email mà mọi marketer cần theo dõi để đánh giá được hiệu quả của email marketing, giúp bạn biết được lợi tức đầu tư cho các chiến dịch của bạn.
Nguồn: brandsvietnam