Đối với người làm SEO, thứ hạng của website luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Nếu không may trang web bị xếp hạng thấp, ngoài việc bạn tối ưu website chưa tốt thì có thể bạn đã mắc phải một lỗi kỹ thuật SEO nào đó. Việc phạm lỗi như thế vẫn luôn là vấn đề quen thuộc, đôi khi người có kinh nghiệm cũng không tránh khỏi tình trạng này. Để hỗ trợ công việc làm SEO của bạn, bài viết sau đây sẽ tổng hợp những lỗi về kỹ thuật SEO thường gặp nhất và cách khắc phục hiệu quả, nhanh chóng.
I. Tổng quát về lỗi kỹ thuật SEO
Lĩnh vực SEO rất rộng lớn, bao hàm nhiều kiến thức chuyên sâu. Do đó đòi hỏi bạn phải cập nhật thường xuyên và nếu không phải dân trong ngành thì rất khó nắm bắt. Không những thế, nếu muốn làm SEO tốt thì yêu cầu đầu tiên là không được mắc lỗi kỹ thuật nhiều. Những lỗi này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của website. Vậy lỗi kỹ thuật SEO là gì và nguyên nhân gì dẫn đến lỗi đó?
1. Lỗi kỹ thuật SEO là gì?
Lỗi kỹ thuật SEO là lỗi xuất hiện trong quá trình tối ưu hóa trang web. Hiểu đơn giản đây là lỗi xảy ra trong công việc làm SEO và lỗi kỹ thuật này bao gồm lỗi SEO Onpage và SEO Offpage.
2. Nguyên nhân dẫn đến lỗi kỹ thuật SEO
Nguyên nhân dẫn đến lỗi kỹ thuật SEO thường bắt nguồn từ việc không nắm vững kiến thức hoặc sơ ý trong quá trình tối ưu website. Nguyên nhân mắc lỗi rất đa dạng từ đơn giản như ảnh hưởng đến cách hiển thị trang web trên Google của tiêu đề đến phức tạp như URL không nằm trong sản phẩm. Nội dung tiếp theo đây sẽ chỉ rõ hơn về những nguyên nhân này đối với từng lỗi cụ thể.
II. Những lỗi kỹ thuật SEO Onpage phổ biến và cách khắc phục
Lỗi kỹ thuật SEO Onpage là lỗi xuất hiện trong quá trình tối ưu bên trong trang web. Đây là những lỗi liên quan đến cấu trúc, nội dung và bất kỳ yếu tố nào xuất hiện trên website. Dưới đây là 7 lỗi kỹ thuật phổ biến nhất trong SEO Onpage.
1. Lỗi kỹ thuật SEO trong việc tối ưu hóa tốc độ website
Tốc độ website cũng ảnh hưởng đến xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm. Nếu tốc độ tải trang quá lâu dù là chậm hơn 1 giây so với đối thủ cũng sẽ khó giữ chân của người xem. Điều này nếu tiếp diễn lâu dài thì website bị rớt hạng là điều hiển nhiên vì Google luôn ưu tiên trải nghiệm của khách hàng.
Nguyên nhân của lỗi này có thể do mã web chưa đạt chuẩn, dung lượng hình ảnh lớn, tạo ra quá nhiều plugins (tiện ích mở rộng) hoặc ngôn ngữ lập trình CSS quá nặng. Để khắc phục lỗi này, bạn nên tối ưu dung lượng hình ảnh, bỏ bớt các tính năng không cần thiết, xem lại CSS, nâng cấp hosting (dịch vụ lưu trữ dữ liệu và chia sẻ trực tuyến)…
2. Lỗi cấu trúc trang web
Đây cũng một lỗi rất thường gặp trong SEO. Cấu trúc trang web không rõ ràng, các thư mục chồng chéo lên nhau, URL không chỉn chu sẽ gây mất thiện cảm với người xem, ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin của Googlebot. Từ đó cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Để giải quyết lỗi này nhanh chóng, bạn nên:
Tạo thư mục mẹ, thư mục con
Thư mục con không được nhiều hơn ba cấp độ
Sắp xếp các nội dung trong thư mục phù hợp
Định dạng lại URL cho ngắn gọn, dễ đọc, không chứa ký tự đặc biệt hoặc chữ in hoa
3. Website chứa quá nhiều Thin Content
Nếu website chứa nhiều nội dung kém chất lượng, có lỗi về ngữ pháp, chính tả , nội dung trùng lặp, lan man hay còn gọi là Thin Content thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến trang web.
Lỗi này liên quan đến nội dung nên việc đầu tiên để khắc phục vấn đề này là kiểm tra thật kỹ nội dung website. Bạn nên gộp nhiều từ khóa cùng chủ đề vào một bài viết, tập trung vào các nội dung có khả năng tương tác cao với người dùng. Đồng thời không được sao chép và phải sử dụng ngôn từ có chiều sâu, chất lượng.
4. Chưa tối ưu Meta Description
Meta Description là thẻ mô tả ngắn gọn nội dung bài viết, và sẽ được hiển thị bên dưới trang web trong trang kết quả tìm kiếm. Cách hiển thị trang web trên Google là tiêu đề chính rồi đến Meta. Do đó, đây yếu tố thu hút người dùng đầu tiên để họ truy cập vào website.
Bạn có thể dùng công cụ Screaming Frog kiểm tra xem bài viết nào chưa được tối ưu Meta. Cách sửa lỗi này rất đơn giản, bạn nên thêm Meta đầy đủ cho các bài viết, kiểm tra ký tự Meta cho phù hợp với yêu cầu. Và bạn nên chỉnh sửa ngay nếu thấy Meta chưa đủ thuyết phục người dùng.
5. Lỗi kỹ thuật SEO do chưa tối ưu tiêu đề chính
Tiêu đề chính là nội dung quan trọng nhất của bài viết và là yếu tố quyết định người dùng có muốn truy cập vào website hay không. Cách hiển thị trang web trên Google là tiêu đề chính sẽ được xuất hiện đầu tiên. Nếu tiêu đề chính không đủ hấp dẫn sẽ ảnh hưởng đến lượng truy cập của web.
Lỗi xuất phát từ tiêu đề thường do sử dụng nhiều hơn số lượng ký tự được cho phép, tiêu đề bị trùng với website khác, bị thiếu từ khóa chính. Cách khắc phục lỗi này rất đơn giản, bạn nên kiểm tra số lượng ký tự tiêu đề, thường tối đa là 70 ký tự và phải luôn có từ khóa chính. Nếu phát hiện tiêu đề chính bị trùng bạn phải chỉnh sửa lại ngay.
6. Trang chứa nhiều nội dung không liên quan với nhau
Việc bổ sung và mở rộng nhiều thông tin sẽ giúp nội dung được đa dạng và thuyết phục người xem hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp này không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến website, cụ thể là tạo ra nhiều nội dung không liên quan với nhau trên trang web. Điều này sẽ làm nội dung bị loãng, kém mạch lạc, ảnh hưởng rất lớn quá trình SEO. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể xóa bỏ nội dung không phù hợp hoặc bạn có thể thêm chúng vào file robot.txt nếu nó vẫn còn giá trị.
7. Không tận dụng các liên kết nội bộ để tạo mạng lưới liên kết
Trong quá trình làm SEO, nhiều người thường không chú trọng đến liên kết nội bộ. Đối với website, liên kết nội bộ có nhiều tác động tích cực đến kết quả SEO và cần được tối ưu nhiều hơn. Để tạo mạng lưới liên kết hiệu quả, bạn nên tìm các trang có nội dung liên quan với nhau. Sau đó, bạn dùng Anchor Text để liên kết các bài với nhau. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra các liên kết để loại bỏ các liên kết xấu, kém chất lượng.
III. Một số lỗi kỹ thuật trên SEO Offpage thường gặp và các giải pháp khắc phục
Ngoài những lỗi kỹ thuật SEO Onpage như trên thì người làm SEO còn mắc nhiều lỗi trong quá trình SEO Offpage. SEO Offpage là quá trình tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài trang web, giúp cải thiện thứ hạng của website. Các lỗi phổ biến trong quá trình này bao gồm:
1. Lỗi 404 – không tìm thấy trang
Đây là lỗi về kỹ thuật SEO phổ biến nhất đối các trang thương mại điện tử. Khi một sản phẩm không còn được kinh doanh hay chương trình khuyến mãi không còn hiệu lực và người làm SEO không cập nhật lại thì sẽ xuất hiện lỗi này. Lúc này URL không nằm trong sản phẩm nữa và sẽ xuất hiện lỗi không tìm thấy trang.
Để khắc phục lỗi URL không nằm trong sản phẩm, trước tiên bạn nên kiểm tra các URL thông qua Site Bulb, Deep Crawl hoặc Screaming Frog để tìm ra các trang bị lỗi. Sau đó bạn có thể sử dụng Redirect 301 hoặc 302 để chuyển hướng link bị lỗi đến một liên kết khác còn tồn tại.
2. Lỗi khi di chuyển trang web hoặc bài viết
Di chuyển trang web hoặc bài viết là việc làm phổ biến trong SEO. Tuy nhiên việc này nếu không được làm tốt thì vẫn có thể mắc lỗi. Các lỗi thường gặp là sử dụng sai redirect 302 và redirect 301, thiết lập HTTPS không đúng, chuyển thiếu trang hoặc bài viết từ website cũ qua mới.
Để khắc phục những lỗi trên, bạn nên kiểm tra kỹ redirect 301 xem đã chuyển hướng đúng trang chưa, kiểm tra thẻ canonical để đảm bảo bạn đặt thẻ vào đúng vị trí. Bạn còn phải cập nhật file robots.txt và tệp .htaccess để sửa chữa lỗi khi di chuyển trang web, bài viết.
3. Gặp lỗi về Sitemap XML
Sitemap XML là tệp chứa thông tin của website bao gồm tất cả URL của trang, giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng định hướng và thu thập thông tin một cách nhanh chóng. Đối với các trang web đặc biệt là website lớn, có cấu trúc phức tạp phải tối ưu hóa đúng cách Sitemap XML để mang lại hiệu quả SEO tốt nhất. Những lỗi liên quan đến Sitemap XML phổ biến là:
Trong trang web có nhiều trang không được liên kết với nhau
Bị trình thu thập dữ liệu bỏ sót một số nội dung mới cập nhật
Sử dụng nội dung cao cấp mà công cụ tìm kiếm không xử lý được
Cách sửa các lỗi trên là kết nối Sitemap với Google Search Console để theo dõi và khắc phục sự cố. Bạn phải thường xuyên phân tích và kiểm tra trang web để phát hiện lỗi. Nếu bạn sử dụng chương trình Plugin để tạo Sitemap thì phải đảm bảo đây là chương trình mới và hoạt động tốt.
4. Sửa lỗi URL bị chặn bởi tệp robots.txt
Để sửa lỗi URL bị chặn bởi tệp robots.txt, trước hết nên hiểu rõ tệp robots.txt là gì. Đây là tệp tin chứa các tệp nguồn của trang web và nằm trong thư mục gốc của website. Tệp này có tác dụng theo dõi và điều chỉnh các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu. Tuy nhiên tệp này cũng là nguyên nhân dẫn đến URL bị chặn nếu sử dụng tệp không đúng cách.
Bạn có thể sửa lỗi URL bị chặn bằng cách kiểm tra tệp và đảm bảo bạn không chặn bất kỳ thư mục quan trọng nào. Sau khi kiểm tra tệp robots.txt, nếu phát hiện lỗi thì tiến hành sửa chữa. Nếu lỗi quá phức tạp, bạn có thể nhờ chuyên gia để giải quyết vấn đề này.
Trong quá trình làm SEO, việc mắc lỗi là chuyện không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu mắc lỗi kỹ thuật SEO quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển website. Để giúp quá trình làm SEO của bạn hiệu quả hơn, ORI đã tổng hợp những lỗi về kỹ thuật SEO phổ biến nhất và cách khắc phục chúng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tích lũy cho mình được nhiều phương pháp khắc phục lỗi, và qua đó giúp xây dựng website được phát triển tốt hơn.
Nguồn: Ori Marketing Agency