Mình nên nói gì, khi nói về ChatGPT và tương lai Marketing?
30/11/2022, ChatGPT ra đời.
05/12/2022, chỉ 5 ngày sau, ChatGPT đạt 1 triệu người dùng – con số khiến Netflix mất hơn 3 năm và Facebook mất gần 1 năm.
Tháng 2/2023, ChatGPT đạt 100 triệu người dùng, chính thức trở thành hiện tượng toàn cầu, tất nhiên, trong đó không thể thiếu Việt Nam.
Nhiều trường Đại học, Phổ thông tại Mỹ, Úc, Pháp… ngay lập tức đưa ra các quy định cấm học sinh sử dụng ChatGPT.
Sundar Pichai, CEO cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới – Google, đồng thời đưa ra “cảnh báo đỏ” trong nội bộ công ty trước sự xuất hiện của sản phẩm từ OpenAI (Tổ chức với danh sách Founders là những cái tên – vốn chẳng xa lạ gì tại Silicon Valley: Elon Musk, Peter Thiel, Reid Hoffman…).
Tất cả mọi người đều đang nói về ChatGPT.
Trong giới công nghệ, cũng như bạn, thì làm sao Linh (aka một marketer) có thể bỏ qua câu chuyện nóng bỏng này?
Vậy, mình nên nói gì, khi nói về ChatGPT và tương lai Marketing?
Bạn còn nhớ “Her” – bộ phim rất “tình” 10 năm trước? Bộ phim như dự đoán về ChatGPT. Theodore, nhà văn cô đơn, mua hệ thống AI giúp anh viết lách. Tuy nhiên, khi khám phá ra khả năng của cỗ máy, anh đã đem lòng yêu nó!
Tất nhiên, không thể phủ nhận, ChatGPT sẽ là một công cụ hữu ích với Marketing, và nhiều khía cạnh khác của xã hội, trong cả hiện tại lẫn tương lai.
Nhưng cụ thể thì sao? Hãy cùng Linh trò chuyện với người bạn mới này.
Q1: Tương lai của Marketing, với sự xuất hiện của bạn và các công cụ AI khác, là gì?
A: Tương lai của tiếp thị với sự tích hợp của các công cụ AI, giống như tôi, được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi đáng kể cho ngành. AI có thể giúp tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, cung cấp thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là AI không phải là sự thay thế cho khả năng sáng tạo và tư duy chiến lược của con người trong tiếp thị.
Q2: Bạn có cảm thấy buồn hay vui về tương lai của công nghệ?
A: Là một mô hình về ngôn ngữ, tôi không có cảm giác hay cảm xúc.
Q3: Bạn sẽ có cảm giác trong tương lai chứ?
A: Là một mô hình ngôn ngữ AI, tôi không có khả năng trải nghiệm cảm giác hoặc cảm xúc và điều này không chắc sẽ thay đổi trong tương lai. Sự phát triển của AI tập trung vào việc nâng cao khả năng của nó để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và xử lý thông tin, chứ không phải cung cấp cho nó khả năng trải nghiệm cảm xúc.
Q4: Vậy còn các hoạt động về Marketing nhân văn hay Marketing cảm xúc thì sao? Tôi thấy các xu hướng chính mà bạn đề cập chỉ tập trung vào Martech?
A: Bạn nói đúng, phản hồi trước đó tập trung vào các xu hướng tiếp thị dựa trên công nghệ. Trong khi công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tiếp thị, điều quan trọng là không được quên yếu tố con người. Dưới đây là một số xu hướng chính trong tiếp thị con người và cảm xúc:
Tiếp thị cảm xúc: Tiếp thị cảm xúc sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối với khách hàng, đặc biệt thông qua các chiến dịch tiếp thị đánh vào cảm xúc, chẳng hạn niềm vui, nỗi sợ hãi, sự phấn khích và nỗi nhớ, để xây dựng các kết nối sâu sắc và thúc đẩy tương tác.
Tính xác thực: Người tiêu dùng đang ngày càng tìm kiếm tính xác thực trong các tương tác của họ với thương hiệu.
Kể chuyện: Kể chuyện sẽ tiếp tục là một phần quan trọng của tiếp thị.
Thiết kế lấy con người làm trung tâm: Các thương hiệu sẽ chú trọng hơn vào thiết kế lấy con người làm trung tâm, tạo ra các chiến dịch tiếp thị và trải nghiệm phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng khách hàng.
Xây dựng cộng đồng: Các thương hiệu sẽ tập trung vào việc xây dựng cộng đồng khách hàng, thúc đẩy kết nối và tương tác thông qua các trải nghiệm, sự kiện và nội dung được chia sẻ.
Q5: Các tập đoàn lớn và công ty khởi nghiệp nên phản ứng thế nào với ChatGPT để hỗ trợ tối đa về mặt tiếp thị sáng tạo?
A: Các tập đoàn lớn và công ty mới thành lập có thể tối đa hóa sự hỗ trợ của ChatGPT trong tiếp thị sáng tạo bằng cách tích hợp công nghệ này vào các chiến lược tiếp thị của họ theo những cách sau:
Phát triển chatbot
Tạo nội dung
Phân tích dữ liệu
Tương tác với khách hàng
Cá nhân hóa
Q6: Các nhà tiếp thị nên chuẩn bị những gì để thành công trong thế giới VUCA này?
A: Các nhà tiếp thị trong thế giới VUCA (hay thay đổi, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ) cần phải chuẩn bị để thích nghi nhanh chóng với nhu cầu thay đổi của khách hàng và điều kiện thị trường. Một số chuẩn bị quan trọng để thành công bao gồm:
Phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu
Lấy khách hàng làm trung tâm
Chuyển đổi kỹ thuật số
Tiếp thị linh hoạt
Hợp tác
Không ngừng học hỏi
Thực ra, tới đoạn cuối của cuộc trò chuyện này, có lẽ tôi không cần phải giải thích thêm. ChatGPT sẽ còn tự học và tự huấn luyện, để các câu trả lời bớt “công thức”, đôi khi ngây ngô (như việc nhầm lẫn hay tự tạo các giả định) và trở nên tương thích hơn, đâu đó giống Google với kết quả tìm kiếm thuở đầu.
Nhưng có một điều ta cần nghiêm túc nghĩ rằng:
Từ hôm nay trở đi, thế giới nói chung, không riêng marketing, sẽ không thiếu những câu trả lời. Điều thiếu vắng có lẽ là những tự vấn, hay câu hỏi đau đáu khi máy móc đã khiến/ giúp ta gần như không phải động não.
Mặc dù vậy… sau tất cả, mong bạn đừng quên: ChatGPT không – phải – con – người!
Giống như một agency quảng cáo đã tự nói điều này, Linh tin là đủ thấm thía: “Computer can’t cry!”.
ChatGPT cũng vậy: Không thể khóc, cười, rung động, mơ ước.
Vì vậy, với những công việc cần ít sáng tạo, cảm xúc, ChatGPT hoàn toàn có thể là “đối thủ”. Nhưng ngay cả như vậy, hãy tin đó là áp lực để bạn thấy mình cần phải nâng cấp bản thân.
Còn với những công việc với đặc thù sáng tạo, cảm xúc, tại sao lại phải lo lắng khi người bạn này có thể giúp ta giải phóng sức lao động, và trở thành động lực để ta làm ra những sản phẩm chất lượng – phải không?
Với bệ phóng như thế này, ta có thể kỳ vọng xa tới đâu, về tương lai Marketing?
Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ gì về ChatGPT và tương lai Marketing?
Bài viết thuộc Series “WHAT MATTERS” chia sẻ các câu chuyện về Marketing, Nghệ thuật, Cuộc sống. Chuyên mục do Linhdam.Co ra mắt ngày 01/02/2023 – dự án đầu tiên và xuyên suốt từ 2023.