Với ngành chăm sóc sức khỏe thì chiến lược Marketing là cách để kết nối với bệnh nhân vô cùng ý nghĩa. Hãy sẵn sàng đi sâu vào tìm hiểu các chiến lược marketing cho ngành chăm sóc sức khỏe để tăng độ nhận diện thương hiệu của công ty bạn, tiếp cận khách hàng mục tiêu và quảng bá dịch vụ của mình một cách hiệu quả.
1. Email Marketing
Tiếp thị qua Email là một yếu tố thiết yếu đối với các chiến dịch marketing chăm sóc sức khỏe. Việc thường xuyên gửi Email sẽ giúp bạn có thêm những khách hàng tiềm năng, bởi nó tăng độ nhận diện cho thương hiệu và tăng lượng truy cập vào các trang mạng chăm sóc sức khỏe của mình. Điều này sẽ tác động đến quyết định của bệnh nhân trong việc nên lựa chọn cơ sở y tế nào.
Để xây dựng một email chăm sóc sức khỏe hiệu quả, bạn hãy tận dụng các nền tảng email miễn phí như Mailchimp và Sendgrid, thiết kế email với nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực này như lời khuyên về sức khỏe, hoạt động gần đây nhất của phòng khám, thông báo chương trình giảm giá,... Lưu ý là tiêu đề phải hấp dẫn và thông tin cần mang lại giá trị thiết thực cho người nhận.
2. Tiếp thị truyền miệng
Nhiều người cho rằng lời khuyên từ bạn bè, người thân là đáng tin cậy để họ lựa chọn bác sĩ hơn là nghe theo tờ rơi, quảng cáo truyền hình. Vì vậy, bạn có thể tiếp cận những khách hàng đã sử dụng và hài lòng về dịch vụ trước đó, quảng cáo về cơ sở của mình, nhờ họ truyền đạt lại những đánh giá tích cực về cơ sở của bạn đến người khác. Đây là cách tiếp thị dựa vào sức mạnh của lời truyền miệng, đặc biệt hiệu quả trong việc thu hút bệnh nhân mới.
Tuy nhiên, tiếp thị truyền miệng trong ngành chăm sóc sức khỏe khó có thể kiểm soát về mặt thời gian và cách thức xảy ra. Khách hàng là người quyết định khi nào và có nên chia sẻ với bạn bè và gia đình về trải nghiệm của mình hay không. Ngoài ra, nếu người dùng có trải nghiệm xấu, họ sẽ lan truyền những đánh giá tiêu cực. Vì vậy, bạn cần có một giải pháp quản lý danh tiếng mạnh mẽ, cho phép kiểm soát tốt hơn ấn tượng của khách hàng về mình, mới phát huy được tính tích cực của chiến lược tiếp thị truyền miệng.
3. SEO Marketing
Thực tế, khi gặp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe, đa số mọi người đều cảm thấy lo lắng và dành rất nhiều thời gian để tìm kiếm triệu chứng trên Internet trước khi quyết định đến gặp bác sĩ. Việc trang web của bạn xuất hiện trên Top đầu của công cụ tìm kiếm sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập trang và tăng cơ hội có thêm bệnh nhân mới. Điều này là lý do vì sao SEO Marketing cần được chú trọng trong chiến lược marketing cho ngành chăm sóc sức khỏe.
Để website của mình được xuất hiện trên trang đầu tiên, bạn cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm website. Chiến lược SEO Marketing cho ngành chăm sóc sức khỏe là công việc phức tạp hơn nhiều so với những gì bạn nghĩ.
Trước hết, bạn cần xác định những vấn đề mà bệnh nhân có khả năng tìm kiếm trực tuyến nhiều nhất, cụ thể hóa dưới dạng các cụm từ và từ khóa tối ưu phù hợp để Google có thể hiểu. Sau đó triển khai các phương pháp SEO ngành chăm sóc sức khỏe, cụ thể như sau:
- Phát triển nội dung chứa những thông tin chất lượng cao và được tối ưu hóa với các từ khóa được chèn một cách tự nhiên.
- Tạo liên kết nội bộ với những trang có liên quan trên trang web.
- Xây dựng các liên kết với các trang web y tế uy tín bên ngoài trang.
- Quản lý chỉ mục trang web hoặc sơ đồ trang web một cách khoa học.
- Xác nhận quyền sở hữu trang web trên hồ sơ doanh nghiệp của Google, hoàn thành các thông tin về doanh nghiệp đầy đủ và chính xác.
- Tối ưu hóa trang web bằng các chiến thuật SEO.
- Đăng gửi trang web tới Google.
4. Đánh giá trải nghiệm trực tuyến
Bệnh nhân thường xem xếp hạng trực tuyến như là bằng chứng đáng tin cậy để hiểu rõ hơn về cơ sở, bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Vì vậy, chiến lược tiếp thị y tế của bạn phải tính đến mọi điểm tiếp xúc của người tiêu dùng. Trong đó, trải nghiệm người dùng là một phần thiết yếu trong tối ưu SEO trang web nếu bạn muốn thu hút và giữ chân khách hàng. Hãy xây dựng trang web tối ưu để đem đến cho khách hàng những trải nghiệm trực tuyến tốt nhất. Đừng để lần đầu tiên bệnh nhân truy cập trang web cũng là lần cuối cùng họ tìm hiểu về hoạt động chăm sóc sức khỏe của bạn.
Điều quan trọng là cần đảm bảo trang web có đầy đủ và chính xác thông tin liên hệ (địa điểm, số điện thoại, biểu mẫu liên hệ và dịch vụ chính), hình ảnh, thông điệp đại diện cho cơ sở. Khuyến khích sự tham gia của bệnh nhân vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng các trải nghiệm hài lòng khác như dễ dàng truy cập thông tin, đặt lịch hẹn kịp thời và trao đổi trực tiếp với chuyên gia sức khỏe.
Bạn đừng quên theo dõi hành trình khách hàng sau lần đầu tiên họ tương tác với cơ sở của mình, chẳng hạn như xem họ có gọi điện hoặc gửi biểu mẫu đăng ký dịch vụ hay không. Từ đó, lập bản đồ hành trình khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và điều gì có thể kích hoạt chuyển đổi hành vi lựa chọn khi vào trang web. Nắm được những điều này sẽ là chìa khóa để bạn có thể tối ưu về hoạt động chuyển đổi khi truy cập. Đó là cách đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất thay vì chỉ tập trung vào xây dựng giao diện trang web đẹp mắt.
5. Social Media
Ngoài các cách truyền miệng đơn giản, phương tiện truyền thông xã hội cũng mang đến những cơ hội tốt nhất cho ngành chăm sóc sức khỏe, giúp xây dựng lòng tin với khách hàng tương lai.
Trước hết phải nhắc đến Facebook bởi nó là phương tiện truyền thông xã hội hàng đầu giúp thu hút bệnh nhân. Có khoảng 1,94 tỷ người dùng Facebook hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới, nên hãy tận dụng nó nhằm tăng giao tiếp và gắn bó với các khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể đăng các mẹo, tin tức, hướng dẫn y tế,… để người dùng theo dõi ghi nhớ bạn khi họ cần dịch vụ y tế. Các liên kết hữu ích và thú vị đăng trên Facebook có thể được chia sẻ và lan truyền đi khắp nơi, tạo những lời truyền miệng trực tuyến tích cực về bạn.
Bên cạnh Facebook, còn các tài nguyên truyền thông xã hội khác có thể lựa chọn như Instagram, Youtube, Tik Tok,... Chúng cung cấp thêm cơ hội để bạn kết nối và chia sẻ với khách hàng của mình nhằm định vị thương hiệu mạnh mẽ hơn.
6. Quảng cáo trả phí
Để có một chiến lược marketing cho ngành chăm sóc sức khỏe hiệu quả thì Quảng cáo trả phí (PPC - Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột) là một công cụ không thể thiếu để tiếp cận khách hàng. Đây là quá trình quảng cáo các dịch vụ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên công cụ tìm kiếm hay các nền tảng truyền thông xã hội. Mỗi khi có người nhấp vào liên kết quảng cáo, bạn sẽ mất một khoản phí, còn nếu không thì bạn cũng không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
Quảng cáo văn bản sẽ được hiển thị ở đầu trang kết quả tìm kiếm của Google. Quảng cáo hiển thị hình ảnh, video kết hợp văn bản không chỉ xuất hiện trên trang đầu tìm kiếm của Google, mà còn xuất hiện trên mạng lưới hiển thị của Google như các trang web, trong Gmail hay Youtube. Chính vì vậy, quảng cáo PPC tạo ra một cơ hội tuyệt vời để thu hút truy cập và mở rộng phạm vi khách hàng tiềm năng, tăng khả năng chuyển đổi.
Ví dụ, khi tìm kiếm từ khóa “đau dạ dày”, sẽ xuất hiện một loạt kết quả liên quan trên trang tìm kiếm của Google. Bên cạnh những thông tin về đau dạ dày, người truy cập còn được đề xuất về các sản phẩm, dịch vụ liên quan. Nếu như người truy cập nhấp vào các hiển thị quảng cáo thì bạn sẽ phải trả tiền cho lần nhấp đó, nếu không thì hoàn toàn không mất phí.
7. Xây dựng hồ sơ doanh nghiệp
Nhiều người tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp dịch vụ chất lượng bằng cách search trên Google khi họ có nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, hồ sơ doanh nghiệp trên Google cho phép các cơ sở chăm sóc sức khỏe tiếp thị đến khách hàng những thông tin chi tiết như giờ làm việc, cách liên hệ và cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa.
Khi truy cập vào hồ sơ doanh nghiệp trên Google, bệnh nhân có thể đặt lịch hẹn trực tuyến hoặc xác định được địa chỉ liên hệ để dễ dàng tìm đến cơ sở của bạn. Đây là kênh thúc đẩy chuyển đổi hành vi bệnh nhân, từ mong muốn tìm hiểu sang lựa chọn sử dụng dịch vụ trong hành trình chăm sóc sức khỏe của họ.
8. Trở thành người có thẩm quyền trong lĩnh vực
Người tiêu dùng tiềm năng thường nhớ đến thương hiệu chăm sóc sức khỏe tự khẳng định mình là người có thẩm quyền trong chuyên môn y tế của họ. Bất kể bạn sử dụng chiến lược tiếp thị nào cũng bắt buộc phải định vị tổ chức mình là nơi chăm sóc sức khỏe uy tín trong lòng người bệnh. Đó chính là cách để bạn trở thành người có thẩm quyền trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân mới đủ tự tin để giao phó cho bạn sức khỏe và sự an toàn của họ.
Về mặt quan hệ công chúng, bạn nên chọn phương tiện truyền thông thích hợp để tiếp cận khách hàng khi có điều gì đó đáng chú ý muốn chia sẻ. Đây là cách quảng cáo gần như miễn phí cho thương hiệu chăm sóc sức khỏe. Đừng quên cập nhật thông tin về chăm sóc sức khỏe mà mình đang xây dựng thông qua các nhóm LinkedIn và các diễn đàn trực tuyến khác, tìm kiếm và tận dụng cơ hội phỏng vấn, hoặc gửi thông cáo báo chí để tăng khả năng hiển thị của bạn trong cộng đồng chăm sóc sức khỏe.
9. Lấy khách hàng làm trung tâm
Nhiều hãng chăm sóc sức khỏe thường mắc phải sai lầm là phần lớn nội dung marketing chỉ tập trung cho việc quảng bá thương hiệu. Việc quá chú trọng quảng cáo về doanh nghiệp mà bỏ qua cung cấp các giá trị khác cho người bệnh sẽ không thể níu chân được khách hàng ở lại lâu với bạn.
Bạn cần đầu tư cho cả phần nội dung, ưu tiên đề cập đến những vấn đề mà đối tượng tiềm năng đang tìm kiếm. Bằng cách này sẽ góp phần quan trọng vào định vị tổ chức mình là một nguồn đáng tin cậy. Ngoài ra, việc tạo ra những nội dung chất lượng hướng đến khách hàng còn có thể giúp chuyển đổi tâm lý của người xem từ “Tôi chỉ đang tìm hiểu về bạn” thành “Tôi cần một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe như bạn”.
10. Xây dựng thương hiệu nhất quán
Xây dựng thương hiệu nhất quán rất quan trọng trong việc xây dựng lòng tin với người tiêu dùng ngành chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, chiến lược marketing cho ngành chăm sóc sức khỏe không thể thiếu điều này.
Thực tế, bản thân nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe luôn cho rằng kiến thức chuyên môn của mình là khác biệt với các nhà cung cấp dịch vụ cùng ngành khác. Nhưng thực tế, khách hàng lại thường cho rằng, sản phẩm mà các nhà cung cấp là na ná giống nhau và họ thường không chọn sản phẩm hoặc dịch vụ từ địa chỉ mình không biết cũng như không tin tưởng.
Cho nên, chúng ta cần xây dựng một thương hiệu mạnh, dễ nhận biết và nâng cao nhận thức về thương hiệu đó. Trước tiên, cần xác định thương hiệu của mình là gì. Nói cách khác, doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe của bạn có gì độc đáo? Cách đối xử với người tiêu dùng của mình là gì? Môi trường cơ sở đạt chuẩn ra sao? Đạt giải thưởng gì?,... đảm bảo có ít nhất một điều gì đó khiến cơ sở y tế trở nên độc đáo mà chỉ cần nghĩ đến tổ chức của bạn là khách hàng sẽ nhớ ngay về điều ấy.
11. Xây dựng trang Web chăm sóc sức khỏe
Khi một người muốn tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trước tiên là họ thường truy cập website. Vì vậy, xây dựng trang web chăm sóc sức khỏe là điều rất quan trọng trong số những chiến lược marketing cho ngành này.
Trang web cần phù hợp với mọi định dạng hiển thị, tự động điều chỉnh theo kích thước của màn hình dù là máy tính bảng, điện thoại hay máy tính xách tay,... giúp khách hàng dễ dàng sử dụng và tương tác. Việc tối ưu SEO để nội dung trang web xếp hạng đầu trong hiển thị của Google khi người dùng truy cập tìm kiếm cũng là điều cực kỳ quan trọng để xây dựng trang web chăm sóc sức khỏe.
Ngoài ra, muốn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và không bỏ lỡ khách hàng tiềm năng, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra tốc độ đường truyền của trang web. Bởi các nghiên cứu hành vi trực tuyến của người dùng chăm sóc sức khỏe tiềm năng cho thấy, họ ít khi chấp nhận thời gian tải chậm khi truy cập vào web. Hơn nữa tốc độ kém có thể khiến trang web của bạn không có trong kết quả của công cụ tìm kiếm.
Nguồn: Ori Marketing Agency