Phần 1: Tối ưu quản trị để gia tăng giá trị theo chuẩn Brand Finance.
Phần 2: Cảm nhận khách hàng tác động như thế nào tới Định giá thương hiệu
Nối tiếp chuỗi series “Gia tăng giá trị thương hiệu”, trong bài viết lần này Mibrand Vietnam sẽ mang tới một góc nhìn chuyên sâu hơn, dựa trên vai trò là đối tác và đại diện chính thức duy nhất của Brand Finance tại Việt Nam. Hy vọng sẽ mang tới nhiều giá trị để giúp cho các thương hiệu Việt có thể nâng cao vị thế của mình trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Đôi nét về Brand Finance
Brand Finance là công ty hàng đầu thế giới về cố vấn và định giá thương hiệu có trụ sở chính tại London. Các bảng xếp hạng do Brand Finance công bố luôn được giới chuyên môn đánh giá cao và giành được sự quan tâm lớn của dư luận. Nổi bật trong đó có Global 100 Brands (100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới), Brand Finance Banking 500 (500 ngân hàng uy tín nhất thế giới), Top 25 Football Club Brand (25 thương hiệu bóng đá đắt giá nhất thế giới),…
Nhu cầu về xác định giá trị (định giá) cho thương hiệu
Hiện nay, các doanh nghiệp có nhu cầu tiến hành định giá thương hiệu vì nhiều lý do.
- Thứ nhất, định giá thương hiệu cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua đo lường các tài sản vô hình (nhãn hiệu, khách hàng, sáng chế - bảo hộ cạnh tranh,...).
- Thứ hai, việc định giá còn giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu và những điểm cần cải thiện của thương hiệu.
- Thứ ba, định giá thương hiệu là một kết quả tham vấn quan trọng trong các quyết định chiến lược, chẳng hạn như mua bán - sáp nhập (M&A), niêm yết - lên sàn (IPO) hoặc mở rộng sang các thị trường mới.
- Cuối cùng, định giá thương hiệu có thể được sử dụng như một công cụ để thu hút các nhà đầu tư hoặc vay vốn. Thông qua việc chứng minh giá trị thương hiệu của mình, doanh nghiệp có thể đàm phán các điều khoản tài chính tốt hơn hoặc thu hút các nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Trong vòng 01 năm, thương hiệu (brand) có thể làm gì để gia tăng giá trị một cách hiệu quả nhất?
Trong những bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ về công thức định giá của Brand Finance. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn tập trung phân tích về thành tố đầu tiên - Chỉ số sức khỏe thương hiệu (BSI), đây cũng là yếu tố mà doanh nghiệp có thể “khai thác” nhằm gia tăng giá trị của thương hiệu của mình trong ngắn hạn.
Ba thước đo chính trong Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) giúp dự báo cho các nhà đầu tư về sự thành công trong tương lai của chính thương hiệu đó là:
Sự đầu tư cho thương hiệu (Brand Investment)Tài sản thương hiệu (Brand Equity)Hiệu quả thương hiệu (Brand Performence)
Tài sản (Brand Equity) & hiệu quả thương hiệu (Brand Performance) là những nội dung đòi hỏi thời gian để triển khai và ghi nhận kết quả trong thời gian dài, thường tính theo hàng quý, hàng năm. Tuy nhiên, đối với sự đầu tư cho thương hiệu (Brand Investment) có thể được chuẩn bị và hoàn thiện trong thời gian ngắn hơn.
Khi đánh giá sự đầu tư cho thương hiệu, các đơn vị định giá chuyên nghiệp sẽ xem xét dựa trên các yếu tố quan trọng sau:
Về chiến lược thương hiệu:
- Đánh giá mức độ thấu hiểu về ngành và các đối thủ cạnh tranh của thương hiệu
- Đánh giá về định vị và tính cách mà thương hiệu đang hướng tới
- Đánh giá các biện pháp bảo vệ thương hiệu & ngăn ngừa sao chép thương hiệu
- ...
Về nhận diện thương hiệu:
- Đánh giá tài liệu hướng dẫn sử dụng thương hiệu
- Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình kiến trúc thương hiệu (theo lĩnh vực và theo chủng loại sản phẩm)
- Đánh giá về tính nhất quán trong hệ thống hình ảnh của thương hiệu
- ...
Về truyền thông thương hiệu:
- Đánh giá kế hoạch truyền thông ngắn hạn và dài hạn của thương hiệu (bao gồm truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ)
- Đánh giá các hoạt động tài trợ, sự kiện mà thương hiệu đã tham gia
- Đánh giá hệ thống xử lý khủng hoảng truyền thông cho thương hiệu
- ....
Về ứng dụng & thực thi thương hiệu:
- Đánh giá các chương trình đào tạo & hội thảo truyền thông nội bộ
- Đánh giá về cơ cấu tổ chức nhân sự phụ trách phát triển thương hiệu
- Đánh giá ngân sách đầu tư cho hoạt động phát triển thương hiệu
- ...
Những nội dung vừa nêu trên là những những nội dung cơ bản trong vận hành thương hiệu. Nó mang tính thường nhật mà chúng ta - những người làm truyền thông/marketing vẫn đang thực hiện hàng ngày, có thể đâu đó doanh nghiệp đã có hoặc đang triển khai nhưng chưa được quy hoạch một cách chính thống và văn bản hóa để ứng dụng rộng rãi trong toàn bộ doanh nghiệp.
Chuẩn bị đầy đủ và hoàn thiện các nội dung trên chính là cách hiệu quả nhất giúp gia tăng giá trị thương hiệu trong ngắn hạn (dưới 01 năm). Mibrand Vietnam cũng đã xây dựng bộ khảo sát nhanh (thực hiện trong vòng 05 phút) nhằm xác định hiện trạng hệ thống quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Nguồn: brandsvietnam