Zara và H&M là hai cái tên “quen mặt” đối với tất cả mọi người dù họ có phải là một tín đồ thời trang hay không. Cũng tương tự như vậy, Puma và Nike là “item” nằm trong tủ quần áo của rất nhiều bạn trẻ dù họ có đam mê thể thao hay không.
Vậy làm thế nào mà họ có thể đạt được đỉnh cao này? Hãy cùng Style-Republik tìm hiểu rõ hơn con đường thành công của các “siêu sao” trong ngành thời trang này.
Zara
Vị vua trong thế giới thời trang nhanh, chiến lược của Zara khi “mổ xẻ” nghe cực kì thú vị. Mỗi cửa hàng đều có một chiếc máy tính liên kết với bộ phận logistic tại “cơ quan đầu não”. Bằng phương pháp ấy, họ có thể ngay lập tức biết được sản phẩm nào đang bán chạy, ngay lập tức có thể thay đổi thứ tự đơn hàng cho lần tiếp hoặc sản phẩm thiết kế. Ngoài ra, những công xưởng của họ đều đặt ở vị trí “đắc địa” của thành phố vì thế Zara có thể ngay lập tức với tần suất hai tuần một lần để đuổi kịp xu hướng.
Thành công hôm nay khiến Zara luôn là cái tên được nhắc đến trong làng thời trang nhanh
Diesel
“Trải nghiệm thương hiệu” là cốt lõi hàng đầu của Diesel khi mà họ thể hiện rõ giá trị của mình tại tổng bộ nơi nước Ý, từ sản phẩm, quảng cáo và cả thiết kế bên trong cửa hàng. Renzo Rosso – người thành lập nhãn hiệu – đã chia sẻ rằng ông đã xem những quảng cáo của mình như một sản phẩm thật thụ. Vì lí do đó mà ông tin quảng cáo nên được sáng tạo như cái cách mà trang phục của hãng được thể hiện để khách hàng không cảm thấy “tuột hứng” khi trải nghiệm sản phẩm.
Pop-up store của Diesel được thiết kế bởi Glenn Martens
Chiêm ngưỡng cửa hàng của họ được đặt tại Tokyo, Nhật Bản
Burberry
Năm 1997, một trang lịch sử mới của Burberry chính thức bắt đầu từ việc Rose Marie Bravo chuyển công tác từ Saks Fifth Avneue. Bà đã đem đến một làn gió mới cho Burberry: đẩy mạnh phân phối, thương lượng lại những giấy phép và đóng hết tất cả các cửa hàng quy mô nhỏ. Cũng trong khoảng thời gian đó, Bravo lập nên một tổ thiết kế mới được đẫn dắt bởi Roberto Menichetti. Trong khoảng thời gian đó, họ chủ yếu thường sử dụng những tấm quảng cáo in. Những gương mặt mới và Kate Moss được lựa chọn xuất hiện đã thể hiện hình ảnh ương ngạnh và dân dã của thương hiệu. Quan trọng hơn, họ đã cam kết rằng những gì xuất hiện trong quảng cáo đều đúng với những gì cửa hàng và thiết kế sẽ đem lại.
Nữ doanh nhân với nhiều chiến dịch phát triển Burberry
Dưới đây là những thiết kế của Roberto Menichetti những năm 2000.
Puma
Bỏ xa đối thủ với doanh thu 1,3 tỷ euro, Puma đã áp dụng “chiến lược” nắm bắt thời trang – thứ mà những thương hiệu thể thao khác không nghĩ đến. CEO Jochen Zeits đã từng phát biểu “Ngày nay, giày thể thao là một phụ kiện cần thiết không thể thiếu”.
Bằng cách nâng giá cả, sản xuất với số lượng ít, và tạo ra chuỗi cửa hàng mang khái niệm toàn cầu, đã giúp Puma “xưng vương” trong đế chế giày thể thao. Trong mảng thời trang và giày dép, Jil Sander đã hợp tác với các nhà thiết kế như Neil Barrett – một thời làm việc tại Gucci – hay Philippe Starck – “cựu Prada”. Màn hợp tác với siêu mẫu Christy Turlington đã cho ra mắt một danh mục sản phẩm dành riêng cho giới yoga – mang tên Nuala.
Puma – thương hiệu giày thể thao ưa chuộng thời trang
Một trong số ít những cái tên thể thao bước lên sàn diễn New York
Kết luận
Chìa khóa vàng ẩn trong sự sáng tạo
Tạm gác các thương hiệu đồ thể thao, ta có thể nhận thấy một số điểm chung giữa các thương hiệu thời trang cổ điển. Họ cần phải đổi mới thiết kế sau mỗi mùa để tạo ấn tượng liên tục. Mục tiêu khách hàng của các hãng này là những người tiêu dùng mong muốn “đổi mới” bản thân sau một thời gian.
Do đó, giá cả phải đáp ứng được mong đợi của khách hàng. Lí do vì sao Chanel và Prada luôn giữ giá cao là vì kì vọng của khách hàng mục tiêu họ hướng tới. Bên cạnh nhu cầu xa xỉ phẩm cũng tồn tại những sản phẩm có giá bình dân.
Chất lượng của Chanel là điều không cần phải bàn cãi
Cố gắng cân bằng những gì họ mong đợi đối với số tiền họ trả và những sản phẩm mà mình cung cấp sẽ giữ chân những vị khách trung thành. Chỉ cần một bên “cán cân” không cân xứng, hậu quả có thể dẫn đến thiệt hại của thương hiệu.
Trong lĩnh vực thiết kế, người tiêu dùng luôn yêu cầu cao đối với những sản phẩm họ mong muốn. Vì vậy, sáng tạo và sự khác biệt là “nam châm” thu hút khách hàng. Điều này lí giải tại sao các nhà thiết kế luôn tìm hiểu các xu hướng trong tương lai từ các nhà dự báo.
Một thương hiệu sản xuất hàng may sẵn
Mong muốn trở thành một thương hiệu thành công trên toàn cầu, bạn đã nghĩ đến chi phí cần phải trả chưa? Khi mà một bài quảng cáo trên tạp chí Vogue của Hoa Kỳ có mức giá lên đến 100 nghìn USD.
Ngôi sao Florence Pugh được ưu ái góp mặt trên trang bìa kì mùa Đông 2023 của Vogue
Nhà thiết kế người Anh Matthew Williamson đã nghĩ ra một cách khác để quảng bá thương hiệu của mình: anh thu hút giới báo trí thời trang, tặng quần áo miễn phí cho những người mẫu và nữ diễn viên có ảnh hưởng. Nhưng điều vẫn khiến anh ấy lo lắng chính là việc thật khó để tiếp thị hiệu quả nếu như không có ngân sách đủ lớn.
Nhãn hiệu Zara đã nhận thấy rằng trong rất nhiều người theo dõi các tạp chí thời trang thì rất ít người bỏ tiền ra mua những sản phẩm ấy. Họ đã dự đoán chính xác một điều nữa: khi họ cung cấp các phiên bản quần áo giá rẻ do các nhà thiết kế nổi tiếng sản xuất, một lượng lớn khách hàng đã tìm đến Zara – không những thế, H&M cũng đi theo chiến lược tương tự.
Nhờ mức giá “hấp dẫn” và phong cách “thời thượng” đã giúp Zara đứng vững trên thị trường luôn biến đổi này.
Bên cạnh đó, dường như thời trang đang được dân chủ hóa. Hành vi của người tiêu dùng hiện nay giao thoa giữa sự kết hợp độc đáo. Họ mặc áo khoác Prada và áo phông H&M cùng nhau. Với số tiền tiết kiệm được, họ mua những thứ thiết yếu đắt tiền hơn từ H&M để có thể mặc được lâu hơn.
Nguồn: Style-Republik