Bạn đang muốn "tân trang" lại thương hiệu của mình? Cùng Rubyk khám phá ngay 5 xu hướng xây dựng thương hiệu không thể bỏ qua trong năm 2023 và có thể kéo dài qua những năm tới trong bài viết dưới đây nhé.
Thương hiệu cần được xây dựng theo sự phát triển của môi trường, thích nghi với những thay đổi về văn hóa, công nghệ và xã hội. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, một cái tên hấp dẫn và một logo đẹp không còn đủ để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng hiện đại.
Từ các thiết kế tối giản đến nội dung thân thiện với Metaverse, các xu hướng xây dựng thương hiệu chính của năm 2023 phản ánh nhu cầu ngày càng tăng trong việc điều chỉnh giao diện, giọng điệu và câu chuyện của thương hiệu để phù hợp với đối tượng khách hàng trực tuyến ngày một lớn.
Cùng Rubyk điểm qua 5 xu hướng xây dựng thương hiệu chính trong bài viết dưới đây
Tối giản trong thiết kế logo thương hiệu
Ngày càng nhiều thương hiệu đang loại bỏ các thiết kế phức tạp và rườm rà trong logo để chuyển sang thiết kế tối giản, tinh tế và dễ hiểu hơn.
Trong một vài năm trở lại đây, nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Facebook, Burger King, Nokia... đã bắt đầu "thay áo mới" cho logo và bộ nhận diện của mình bằng cách "làm phẳng" logo và loại bỏ các yếu tố đồ họa phức tạp.
Rất nhiều thương hiệu Việt đã và đang bắt kịp xu hướng này khi công bố thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu mới: Viettel, TPBank, MBBank, Be Group...
Nhận diện thương hiệu mới của Viettel với sứ mệnh kiến tạo xã hội số
Tối ưu hóa bảng màu thương hiệu cho môi trường trực tuyến
Không chỉ thay đổi trong thiết kế logo, bảng màu thương hiệu được cũng được làm mới để phù hợp hơn với không gian kỹ thuật số.
Những thương hiệu rebrand gần đây đều lựa chọn màu sắc rực rỡ hơn, cách kết hợp tinh tế hơn để thu hút sự chú ý và giúp tài sản thương hiệu dễ tiếp cận hơn với khách hàng.
Sau đại dịch, người tiêu dùng ngày càng dành nhiều thời gian cho hoạt động trực tuyến, vì vậy sự thay đổi này giúp thương hiệu kết nối và giao tiếp tốt hơn với người dùng.
Các thương hiệu đầu tư nhiều hơn cho metaverse
Việc Facebook đổi thương hiệu thành Meta vào tháng 10 năm 2021 đã tạo nên một cú nổ lớn trong cộng đồng xây dựng thương hiệu trên toàn cầu, khi công ty này đặc biệt nhấn mạnh đến hoạt động tập trung vào metaverse.
Metaverse được xây dựng dựa trên nền tảng VR kết hợp với AR, đồ họa đa chiều, AI, các phần cứng, phần mềm để tạo nên một vũ trụ ảo đặc biệt. Tại đây, mọi người có thể tương tác, học hỏi, giao lưu, mua sắm và cộng tác theo thời gian thực trong môi trường kỹ thuật số.
Rất nhiều thương hiệu đã bắt đầu cuộc chơi:
Nike tạo ra những đôi giày thể thao và bộ sưu tập ảo được cung cấp độc quyền được lưu trữ trên metaverse của mình.
Louis Vuitton ra mắt Louis the Game, nơi người dùng có thể mua sản phẩm có thương hiệu dưới dạng NFT
Gucci hợp tác với Roblox để trò chơi hóa việc phát hành túi Gucci Dionysus phiên bản kỹ thuật số giới hạn với giá 4.115 USD (đắt hơn nhiều so với các phiên bản vật lý của sản phẩm)
Bạn đã sẵn sàng chưa?
Quay trở lại sự hoài cổ
Xây dựng thương hiệu dựa trên cảm hứng từ một thời điểm nào đó trong lịch sử đang trở thành xu hướng nổi bật trong một vài năm trở lại đây.
Chẳng hạn, logo vừa thay đổi gần đây của Pepsi nhân dịp kỷ niệm 125 năm, được lấy cảm hứng từ phiên bản logo trong những năm 60-90 nhưng hiện đại hơn để thể hiện rõ năng lượng mà thương hiệu đại diện.
Logo mới của Pepsi dự kiến sẽ được triển khai trên toàn cầu vào năm 2024
Xu hướng này giúp xây dựng mối liên hệ ngay lập tức với người tiêu dùng bằng cách dựa trên những sự quen thuộc từ quá khứ, giúp họ hồi tưởng lại một thời huy hoàng của các thời đại đã qua.
Xây dựng thương hiệu hoạt động vì trách nhiệm xã hội
Hoạt động vì trách nhiệm xã hội (CSR) không phải là xu hướng mới nhưng là tương lai mới cho các thương hiệu mong muốn chinh phục thế hệ người tiêu dùng thông minh và "đa nghi" ngày nay.
Hầu hết thương hiệu hiện nay đều hiểu, chỉ nói rằng họ quan tâm đến các hoạt động xã hội là chưa đủ. Họ cần chứng minh điều đó bằng cách tạo ra ảnh hưởng. Những thương hiệu đi theo hướng này, đã bắt đầu loại bỏ từ "eco" ra khỏi thương hiệu, không còn sử dụng quá nhiều màu xanh lá cây hay màu nâu để thể hiện sự thân thiện với môi trường. Thay vào đó, họ định vị theo những cách khác nhau nhưng vẫn tuân thủ các giá trị chung.
Trong báo cáo Meaningful Brands năm 2021 của Havas Media Group, 73% người tiêu dùng được khảo sát mong muốn các thương hiệu hành động ngay vì lợi ích của xã hội và hành tinh.
Đã có nhiều thương hiệu thành công trong việc truyền thông điệp tích cực đến khách hàng, chẳng hạn như campaign #FacetheSTEM của Olay.
STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). Thông qua campaign này, Olay muốn gửi gắm thông điệp ủng hộ nữ giới tham gia học tập. làm việc trong các ngành liên quan đến STEM thông qua phương trình hóa học, ngôn ngữ lập trình…
Bên cạnh đó, Olay cũng công bố 3 mục tiêu từ nay đến năm 2030, đó là hành động để đạt được sự cân bằng giới, tăng gấp đôi lượng phụ nữ nói chung và đẩy mạnh sự đa dạng, toàn diện bằng cách tăng gấp ba lượng phụ nữ đến từ các nền văn hóa khác nhau trong các ngành nghề liên quan đến STEM.
Tuy nhiên, không dễ để thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng vào lời hứa CSR của thương hiệu. Cũng theo nghiên cứu của Havas, 71% người tiêu dùng không tin rằng các thương hiệu sẽ thực hiện lời hứa về CSR của họ.
Có thể thấy, xây dựng thương hiệu có ý thức về trách nhiệm xã hội là một cuộc đua dài hơi và cần nhiều nỗ lực. Nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu đi theo hướng này thì cần thực sự kiên định và đầu tư nhiều hơn.
Kết
Mặc dù mỗi thương hiệu là duy nhất, nhưng những xu hướng mới sẽ là "kim chỉ nam" để giữ cho thương hiệu luôn nổi bật, trở thành top-of-mind trong tâm trí khách hàng và thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
Nguồn: Rubyk Agency